NHU CẦU LAO ĐỘNG VÀ NGÀNH NGHỀ - VIỆC LÀM CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN GIAI ĐOẠN 2011 – 2015 TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH


  Dân số trung bình của thành phố năm 2010 là 7,4% triệu người; tổng số lao động có trên 4,9 triệu người chiếm tỷ lệ 66,21% dân số, trong đó Nữ chiếm tỷ lệ 51,90%.


  Dân số khu vực nông thôn tại 05 huyện ngoại thành của thành phố có 1,2 triệu người trong đó Nữ chiếm tỷ lệ 54,90%. Tổng số người trong độ tuổi lao động khu vực nông thôn có trên 810.000 người chiếm tỷ lệ 67,55% dân số khu vực nông thôn.


  Ước tính tỷ lệ thất nghiệp lao động khu vực nông thôn là 7,86% (70.000 người) trong đó lao động Nữ không có việc làm chiếm khoảng 60% (42.000 người). tỷ lệ sử dụng thời gian lao động khu vực nông thôn khoảng 82% cho thấy tình trạng không có việc làm, thiếu việc làm và việc làm chưa ổn định ở khu vực nông thôn còn khá lớn, chưa kể nhiều lao động trong độ tuổi thanh niên hiện nay không làm việc chỉ sinh sống bằng nguồn bán đất, chuyển đổi đất ở những khu vực đang phát triển công nghiệp, đô thị.

 

  Vấn đề việc làm khu vực nông thôn hiện nay và giai đoạn 2011-2015 không chỉ đơn thuần là tổ chức đào tạo nghề và bố trí việc làm “khép kín” trong khu vực 05 huyện ngoại thành với việc làm thuần túy là nông nghiệp hoặc dịch vụ nông nghiệp mà có đặc điểm diễn biến theo chiều hướng sau.


   - Một phần lớn lao động nông thôn nhất là người trong tuổi thanh niên sẽ tham gia nhiều hơn và có nhu cầu đào tạo nghề đa dạng từ trung cấp, cao đẳng, đại học đồng thời số người đến tuổi lao động hàng năm (khoảng 30.000 người) sẽ là nguồn lực để các khu công nghiệp – khu chế xuất, các doanh nghiệp thu hút làm việc, nhất là lao động Nữ vào các công việc thuộc lĩnh vực công nghiệp chế biến, dịch vụ.


   - Một phần lao động sẽ chuyển đổi công việc qua phi nông nghiệp được thu hút vào các hoạt động sản xuất kinh doanh trên địa bàn hoặc tự tạo việc làm bằng các hoạt động dịch vụ theo nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội khu vực ngoại thành – thành phố.


   - Tỷ lệ lao động đơn thuần làm nông nghiệp, sẽ giảm dần chuyển đổi qua các hoạt động chăn nuôi, cây cảnh, nuôi trồng thủy sản.


   Như vậy bối cảnh phát triển nguồn nhân lực và thu hút lao động khu vực nông thôn ngoại thành sẽ phát triển vừa theo xu hướng nhu cầu chung của thị trường lao động thành phố vừa theo xu hướng nhu cầu ngành nghề lao động – việc làm tại 05 huyện ngoại thành; với mức độ dịch chuyển cao hơn so những năm trước.


   Tổng quan về thị trường lao động trên địa bàn thành phố giai đoạn 2011-2015, nhu cầu nhân lực là 280.000 – 300.000 chỗ làm việc/năm có thể nhận định những nhóm ngành nghề có nhu cầu lao động nhiều,2

Trung Tâm Dự Báo Nhu Cầu Nhân Lực Và Thông Tin Thị Trường Lao Động TPHCM

chiếm trên 80% tổng nhu cầu sẽ thu hút nguồn lao động của thành phố (kể cả lao động khu vực ngoại thành) bao gồm: Quản lý kinh tế -Kinh doanh  - Quản lý chất lượng, Du lịch- Nhà hàng - Khách sạn, Bán hàng - Marketing -  Nhân viên Kinh doanh, Dịch vụ và phục vụ, Tài chính - Ngân hàng - Kế toán - Kiểm toán, Tư vấn - Bảo hiểm, Pháp lý - Luật, Nghiên cứu - Khoa học, Quản lý nhân sự - Tổ chức, Hành chánh văn phòng,

Giáo dục - Đào tạo - Thư viện, Ngoại ngữ - Biên phiên dịch, Xây dựng - Kiến trúc, Công nghệ thông tin -Viễn thông - Truyền thông, Cơ khí, sửa chữa ô tô, xe máy, Điện - Điện tử - Điện công nghiệp - Điện lạnh,  Giao thông-Vận tải-Thủy lợi-Cầu đường, Dầu khí - Địa chất, Môi trường- Xử lý chất thải, Thiết kế - Đồ họa - In ấn - Bao bì - Xuất bản, Kho bãi - Vật tư - Xuất nhập khẩu, Công nghệ cao trong Nông nghiệp - Lâm nghiệp - Thủy sản, Y tế - Chăm sóc sức khỏe - Mỹ Phẩm, Dược - Công nghệ sinh học, Hóa-Hóa thực phẩm- Hóa chất-Hóa dầu, Chế biến tinh thực phẩm, Dệt - May - Giày da.
 

 

  Về trình độ nghề:

 

 

  Tại khu vực nông thôn (05 huyện ngoại thành và 07 quận vùng ven) hiện có 71 cơ sở dạy nghề (trong đó có 05 trường Cao đẳng nghề, 06 trường Trung cấp nghề, 20 Trung tâm dạy nghề, 10 trường Cao đẳng, Trung cấp chuyên nghiệp có dạy nghề). Năng lực đào tạo hàng năm: 4000 sinh viên Cao đẳng nghề, 7000 học sinh trung cấp nghề, 30.000 học viên sơ cấp nghề.


  Với sự phát triển thị trường lao động đặc thù khu vực nông thôn, những nhóm nghề đang và sẽ thu hút lao động nông thôn học nghề và thuận lợi có việc làm là: tin học, sửa chữa lắp ráp vi tính, sửa chữa xe gắn máy, điện tử dân dụng, điện công nghiệp, điện lạnh, cơ khí (phay, tiện, hàn, nguội), sửa chữa xe ô tô, thiết kế, lắp đặt điện xí nghiệp, sửa chữa điện thoại di động, sửa máy may, thú y, may công nghiệp, may thời trang, may giày da, trang điểm thẩm mỹ, cắt uốn tóc nam nữ, lái xe B2, mộc, mỹ nghệ, thiết kế sân vườn, chăn nuôi, kỹ thuật trồng và chăm sóc cây cảnh, vườn cảnh, sinh vật cảnh, kỹ thuật trồng hoa: hoa lan-bon sai, chế biến thực phẩm, nghiệp vụ nhà hàng


  Vấn đề phát triển kinh tế-xã hội khu vực ngoại thành của thành phố gắn việc quy hoạch phù hợp từng địa bàn dân cư theo một số hướng phát triển các ngành nghề chăn nuôi đa dạng các gia súc gia cầm, phát triển trồng trọt rau quả và cây cảnh, phát triển các khu du lịch sinh thái, phát triển trồng trọt các khu du lịch sinh thái, phát triển trồng trọt, nuôi trồng thủy sản, thương mại, công nghiệp nhỏ và các ngành xây dựng, giao thong, vận tải, phúc lợi công cộng trong giai đoạn 2011-2015 là điều kiện mở rộng chỗ làm việc, thu hút lao động nông thôn.


  Một số biện pháp để hỗ trợ việc làm cho lao động nông thôn:


   -    Tăng cường đầu tư các cơ sở dạy nghề vửa học, vừa làm. Chính sách truyền nghề, dạy nghề kèm cặp, gắn dạy nghề với cơ sở sản xuất-kinh doanh-dịch vụ.


   -    Tăng cường hoạt động thông tin thị trường lao động, tư vấn nghề nghiệp, giới thiệu việc làm. Giúp cho người lao động ngoại thành có điều kiện học nghề hoặc chuyển đổi nghề, chú trọng những nghề nông nghiệp theo kỹ thuật mới đối với lao động làm nông nghiệp.


   -    Tổ chức điều tra nhu cầu học nghề và sử dụng lao động nông thông và xây dựng đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn-Thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2010” (Sở Lao động-Thương binh và Xã hội đang thực hiện).
 

TRẦN ANH TUẤN
Phó Giám đốc thường trực
Trung tâm Dự báo nhu cầu nhân lực và
Thông tin thị trường lao động TP.HCM
Địa chỉ: 250 Nguyễn Thái Sơn – P.4- Gò Vấp – TP.HCM
Điện thoại: 0835888753

Website: dubaonhanluchcmc.gov.vn
 

TỔNG LƯỢT TRUY CẬP: 000000024944190

TRUY CẬP HÔM NAY: 501

ĐANG ONLINE: 46