ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP VIỆC LÀM CHO PHỤ NỮ NGHÈO VÀ CÓ HOÀN CẢNH KHÓ KHĂN TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH.


   1.    Đặc điểm:


      Nguồn lao động của thành phố năm 2009 – 2010 có 4,7 triệu người trong đó tổng số lao động Nữ chiếm 54,1%. Tổng số lao động đang làm việc có trên 3,3 triệu người, trong đó lao động Nữ chiếm tỷ lệ 50,27%, tỷ lệ lao động Nữ làm việc trong các ngành công nghiệp Dệt, may, da giày, tiểu thủ công nghiệp chiếm 46%. Tỷ lệ lao động Nữ làm việc trong các ngành Nông – Lâm – Ngư nghiệp chiếm tỷ lệ 34,7%.
Theo khảo sát của Tổng Liên Đoàn Việt Nam tháng 10 năm 2009 về thực trạng việc làm của lao động Nữ:


          -    59% làm công việc giản đơn; có thu nhập thấp.


          -    80% lương của lao động Nữ dành cho chi tiêu cuộc sống rất tằn tiện.


          -    43% phải thuê nhà.


          -    76% làm thêm giờ 2 - 3 giờ/ngày.


      Theo chương trình của Ủy Ban Nhân Dân thành phố về mục tiêu giảm nghèo, tăng hộ khá của thành phố giai đoạn 2009 – 2015, kết quả khảo sát tổng số hộ nghèo (có thu nhập từ 12 triệu đồng/ người/ năm trở xuống) đến 30/10/2009 là 152.328 hộ chiếm tỷ lệ 8,4% tổng số hộ dân thành phố.
Như vậy; có khoảng trên 750.000 người thuộc hộ nghèo, trong đó có 400.000 nhụ nữ thuộc hộ nghèo; số lao động Nữ thuộc hộ nghèo có nhu cầu về việc làm sẽ có khoảng từ 35.000 – 40.000 người trong năm 2009 – 2010.


      Tuy nhiên trong vấn đề chăm lo việc làm cho phụ nữ, đặc biệt thành phố luôn cần phải quan tâm đối với lao động Nữ có hoàn cảnh khó khăn (vì họ rất dễ rơi vào hộ nghèo). Đó là:


          -    Lao động Nữ thuộc hộ nghèo, hộ dân tái định cư, hộ dân có thu nhập cận chuẩn nghèo.


          -    Lao động Nữ đang làm việc tự do, tự tạo việc làm với những công việc không ổn định, thu nhập thấp (buôn bán hàng rong, lòng lề đường, buôn bán lẻ, dịch vụ, phục vụ ăn uống đơn lẻ, giản đơn)
          -    Lao động Nữ đang làm việc tại các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất - kinh doanh quy mô nhỏ, thu nhập thấp, dễ mất việc làm như một số công việc gia công dệt, may; bán sản phẩm, dịch vụ, phục vụ, vệ sinh công nghiệp,…)


          -    Lao động Nữ từ các tỉnh thành phố khác đến nhập cư làm việc.


          -    Lao động Nữ mất việc làm, nghỉ việc trước tuổi còn sức lao động có nhu cầu tìm việc làm.


          -    Nữ sinh viên, học sinh thuộc gia đình công nhân, lao động đơn thuần kể cả Nữ sinh viên, học sinh tốt nghiệp không tìm được việc làm hoặc làm trái ngành, nghề và không ổn định việc làm.
Như vậy cho thấy có khoảng 300.000 - 350.000 lao động Nữ có hoàn cảnh khó khăn, có nhu cầu tham gia hoạt động kinh tế - xã hội và việc làm ổn định, có hiệu quả.


   2.    Những ưu điểm và hạn chế về việc làm của phụ nữ nghèo và có hoàn cảnh khó khăn.


      •    Ưu điểm:
          -    Rất linh hoạt tìm kiếm việc làm.
          -    Đa năng, đa ngành nghề phù hợp thị trường lao động với những công việc giản đơn, thời vụ, bán thời gian.
          -    Làm việc có tinh thần chấp nhận khó khăn.
          -    Chi tiêu tiết kiệm, sẵn sàng làm nhiều việc, làm thêm giờ.
          -    Tính toán chi li đồng vốn, quan tâm ở các mức đầu tư thấp, sinh lợi cao, lấy công lao động làm lợi nhuận.
      •    Nhược điểm:


          -    Thiếu thông tin thị trường lao động, ngành nghề, thu nhập, điều kiện.


          -    Thiếu am hiểu kỹ năng về công việc đang làm và các kỹ năng nghề theo yêu cầu.


          -    Dễ chấp nhận công việc thu nhập thấp, việc làm không ổn định.


          -    Dễ thay đổi việc làm.


          -    Không quan tâm nhiều đến pháp luật lao động.


          -    Khi mất việc làm, dễ sa sút, khó tìm ngay việc làm tốt hơn.


          -    Chi phí lương không đủ trang trải gia đình, cuộc sống và tái sản xuất sức lao động.


   3.    Một số giải pháp cần tăng cường để định hướng, hỗ trợ việc làm cho phụ nữ nghèo và có hoàn cảnh khó khăn:


     3.1. Xu hướng chung của thị trường lao động thành phố trong năm 2010 và các năm tới tiếp tục phát triển đa dạng ngành nghề về quy mô, số lượng và chất lượng.


          Các doanh nghiệp vừa và nhỏ sẽ phát triển năng động, quan tâm hơn đến chính sách phát triển nguồn nhân lực, đây là môi trường phù hợp với đa số lao động Nữ.


          Các nhóm ngành nghề phát triển tạo điều kiện thuận lợi cho lao động Nữ vào làm việc tại các doanh nghiệp hoặc tự tạo việc làm bằng nhiều hình thức linh hoạt kể cả việc làm bán thời gian như: Chế biến thực phẩm, giấy bao bì, điện tử, sản xuất nhựa gia dụng, sợi, dệt, may, thêu, đan. Chế biến thủy, hải sản, nông sản kết hợp với những ngành nghề mới thay đổi kỹ thuật hiện đại như: vật liệu xây dựng, chế biến lương thực, gốm sứ, sản xuất dụng cụ thể dục thể thao cao cấp, chế biến gỗ, mộc mỹ nghệ, dịch vụ gia đình, du lịch, ăn uống, giải trí, thẩm mỹ, … sẽ thu hút bình quân từ 55-60% lao động Nữ và chú trọng thu hút lao động Nữ có hoàn cảnh khó khăn thuận lợi tìm việc và có việc làm ổn định.


      3.2.    Một số giải pháp thúc đẩy việc làm cho lao động Nữ.


          -    Phát triển các hình thức dạy nghề và ngành nghề đào tạo ngắn hạn và dài hạn phù hợp lao động Nữ. Liên kết với các doanh nghiệp để dạy nghề và giới thiệu việc làm cho lao động Nữ.


          -    Kết hợp với nguồn lực, nguồn vốn tạo việc làm cho lao động Nữ.


          -    Thực hiện các chính sách bình đẳng việc làm và các chính sách kinh tế - xã hội để nâng cao hiệu quả việc làm cho lao động Nữ.


          -    Phát triển hệ thống dự báo nhu cầu nhân lực và thông tin thị trường lao động đối với lao động Nữ.


          -    Phát triển hoạt động Trung tâm giới thiệu việc làm Phụ nữ thành phố với các chương trình việc làm và tư vấn việc làm, đào tạo nghề theo nhu cầu xã hội cho lao động Nữ.


          -    Tổ chức khảo sát định kỳ về nhu cầu việc làm của phụ nữ nghèo, có hoàn cảnh khó khăn để có những định hướng thiết thực, cụ thể hỗ trợ nghề nghiệp việc làm (phối hợp hoạt động Trung tâm giới thiệu việc làm phụ nữ thành phố, văn phòng Ban chỉ đạo xóa đói giảm nghèo và việc làm thành phố, Trung tâm Dự báo nhu cầu nhân lực và Thông tin thị trường lao động thành phố trong năm 2010)


       3.3.    Nâng cao hiệu quả chăm lo việc làm cho phụ nữ nghèo và hoàn cảnh khó khăn là những vấn đề cụ thể.


          -    Tạo điều kiện nâng cao kiến thức, am hiểu thị trường lao động, tiếp cận thị trường lao động, am hiểu pháp luật lao động.


          -    Xác định mục tiêu làm việc.


          -    Có kỹ năng làm việc: tự tin, hoạch định kế hoạch, đối mặt với áp lực, chăm sóc bản thân và giao tiếp xã hội.


          -    Tích cực tham gia các hoạt động xã hội, tích lũy kiến thức nghề nghiệp, kỹ năng nghề.
Yếu tố quyết định vẫn là sự chủ động của cá nhân người phụ nữ, những nổ lực, tự ý thức về bản thân mình và có ý chí vươn lên. Để có việc làm tốt bản thân người phụ nữ phải tham gia học văn hóa và học nghề và tìm hiểu rõ về thị trường lao động thành phố.


                                                                                                                 TRẦN ANH TUẤN
                                                                                                                    Phó Giám Đốc
                                                                                         Trung Tâm Dự Báo Nhu Cầu Nhân Lực Và
                                                                                        Thông Tin Thị Trường Lao Động Thành Phố.

 

TỔNG LƯỢT TRUY CẬP: 000000024945097

TRUY CẬP HÔM NAY: 1408

ĐANG ONLINE: 35