THỊ TRƯỜNG LAO ĐỘNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH - DỰ BÁO NHU CẦU NHÂN LỰC NĂM 2017


I. THỰC TRẠNG THỊ TRƯỜNG LAO ĐỘNG THÀNH PHỐ

  1. Thực trạng đào tạo và việc làm tại thành phố


    1.1 Về nhu cầu chọn ngành nghề, theo số liệu khảo sát của Trung tâm Dự báo nhu cầu nhân lực và Thông tin thị trường lao động TP.HCM tại 120 Trường THPT trên địa bàn thành phố năm 2016 cho thấy:

 

    Học sinh chọn những ngành nghề theo định hướng phát triển kinh tế thành phố và khu vực. Đa số các học sinh luôn có sự quan tâm tìm hiểu các khối ngành Kỹ thuật Công nghệ và Kinh tế - Tài chính. Năm 2016, nhu cầu học nghề của học sinh THPT đối với nhóm ngành Kỹ thuật công nghệ có tỷ lệ lựa chọn cao nhất, chiếm 24,84% (giảm 1,20% so với năm 2015) tập trung vào các ngành: Cơ khí – Tự động hóa; Điện tử - Cơ điện tử; Công nghệ thông tin; Công nghệ thực phẩm; Kiến trúc – Kỹ thuật công trình xây dựng. Và nhóm ngành Kinh tế - tài chính có tỷ lệ học sinh lựa chọn là 14,90% (giảm 14,50% so các năm 2015) chủ yếu các ngành: Marketing - Quan hệ công chúng, Tài chính - Tín dụng - Ngân hàng, Kế toán - Kiểm toán.

 

    Xu hướng các khối ngành nghề khác cũng thể hiện sự thay đổi tích cực như sau: Dịch vụ du lịch - Nhà hàng - Khách sạn chiếm 17,56%; Công nghệ thông tin (8,84%); Marketing - Quan hệ công chúng (6,82%); Quản lý điều hành (6,27%); Cơ khí - Tự động hóa (5,88%), Biên phiên dịch (3,44%), Tài chính - Tín dụng - Ngân hàng (2,89%).

 

    Riêng một số các ngành nghề ít được các học sinh THPT quan tâm nhiều như là: Hóa chất - Hóa dược - Mỹ phẩm (0,8%); Dầu khí – Địa chất (0,17%); Dệt may – Giày da (0,75%),…

 

Biểu 1: Xu hướng chọn ngành nghề của học sinh THPT trên địa bàn TPHCM 2016

STT

Ngành nghề

2016

1

Kỹ thuật công nghệ

24,84

2 Kinh doanh – Dịch vụ 22,82

3

Khoa học xã hội - Nhân văn

17,44

4

Hành chính – Quản lý

7,05

5

Kinh tế - Tài chính

14,90

6

Ngành nghề khác

12,95

Nguồn: Kết quả khảo sát và phân tích của Trung tâm DBNCLĐ&TTTTLĐ TP.HCM

 

    Nhu cầu học bậc Đại học vẫn chiếm tỷ lệ cao nhất 87,00%, bậc Cao đẳng 7,00% và bậc Trung cấp chiếm 6,00%.

 

Biểu 2: Xu hướng chọn bậc học của học sinh THPT

trên địa bàn TPHCM năm 2016

Bậc học

2015

2016

Đại học

87,36

87,00

Cao đẳng

8,71

7,00

Trung cấp

3,93

6,00

Nguồn: Kết quả khảo sát và phân tích của Trung tâm DBNCLĐ&TTTTLĐ TP.HCM

 

Biểu đồ 3: Xu hướng chọn bậc học của học sinh THPT

phân theo giới tính trên địa bàn TPHCM năm 2016

 

    1.2 Năm 2016, tại thành phố Hồ Chí Minh có 56 trường Đại học, 26 trường Cao đẳng chuyên nghiệp, 19 trường Cao đẳng nghề, 41 trường Trung cấp và 27 trường Trung cấp nghề.

 

Biểu 4: So sánh hệ thống đào tạo trên địa bàn TP.HCM

Stt

Hệ đào tạo

Số trường đào tạo

Năm 2015

Năm 2016

1

Đại học

56

56

2

Cao đẳng chuyên nghiệp

26

26

3

Cao đẳng nghề

13

19

4

Trung cấp chuyên nghiệp

41

41

5

Trung cấp nghề

27

27

Tổng Cộng:

163

169

Nguồn: Kết quả khảo sát và phân tích của Trung tâm DBNCLĐ&TTTTLĐ TP.HCM tổng hợp từ thông tin các trường Đại học – Cao đẳng – Trung cấp

 

    So với năm 2015, số trường đào tạo hệ Cao đẳng nghề tăng 06 trường còn lại số trường đào tạo các hệ khác không tăng.

 

Biểu đồ 5: So sánh số lượng trường đào tạo tại TP.HCM

 

    Theo số liệu thống kê của phòng Dạy nghề - Sở Lao động Thương binh và Xã hội TP.HCM, trên địa bàn thành phố có 65 trung tâm dạy nghề và 324 cơ sở dạy nghề thường xuyên ngắn hạn.

 

Biểu 6: So sánh chỉ tiêu tuyển sinh trên địa bàn TP.HCM

Stt

Hệ đào tạo

Chỉ tiêu tuyển sinh

(đvt: Sinh viên)

Năm 2015

Năm 2016

1

Đại học

96.516

110.169

2

Cao đẳng chuyên nghiệp

52.630

52.606

3

Cao đẳng nghề

15.107

14.418

4

Trung cấp chuyên nghiệp

52.045

46.675

5

Trung cấp nghề

9.565

9.522

Tổng cộng:

225.863

233.390

Nguồn: Kết quả khảo sát và phân tích của Trung tâm DBNCLĐ&TTTTLĐ TP.HCM tổng hợp từ thông tin các trường Đại học – Cao đẳng – Trung cấp

 

    Quy mô đào tạo trên địa bàn thành phố tập trung ở hệ đào tạo Đại học, Cao đẳng chuyên nghiệp, Trung cấp chuyên nghiệp. Tổng chỉ tiêu tuyển sinh năm 2016 tăng 3,33% so với năm 2015, chủ yếu đào tạo đại học tăng 14,15%. Riêng chỉ tiêu tuyển sinh ở các hệ Cao đẳng chuyên nghiệp giảm 0,05%, Cao đẳng nghề giảm 4,56%, Trung cấp chuyên nghiệp giảm 10,32% và Trung cấp nghề giảm 0,45%.

 

Biểu đồ 7: So sánh chỉ tiêu tuyển sinh

 

  2. Thực trạng Cung – Cầu lao động của thành phố


    2.1    Phân tích cung lao động


      2.1.1 Cơ cấu nguồn nhân lực


      Theo niên giám Cục Thống Kê thành phố năm 2015; tính toán theo tốc độ phát triển Dân số - Lao động bình quân. Theo số liệu Cục thống kê năm 2016, dân số của thành phố là 8.417.734 người, trong đó nam chiếm tỉ trọng 47,86% và nữ chiếm tỉ trọng 52,14%. Cơ cấu dân số trong độ tuổi lao động có 5.965.753 người chiếm 70,87% so tổng dân số; lực lượng lao động có 4.519.400 người chiếm 53,69% so tổng dân số, trong đó lao động đang làm việc chiếm 97,77%. Trong tổng số lao động đang làm việc chuyên môn kỹ thuật bậc cao chiếm 15,57%; chuyên môn kỹ thuật bậc trung chiếm 5,61%; các nghề giản đơn và thợ chiếm 41,24% và các loại công việc khác chiếm 35,81%.

 

Biểu 8: Dân số và Lao động thành phố Hồ Chí Minh

Chỉ tiêu

2015

2016

Dân số

8.247.829

8.417.734

Nam

3.948.506

4.028.459

Nữ

4.299.323

4.389.275

Tổng số dân trong độ tuổi lao động

5.898.134

5.965.753

Lực lượng lao động

4.251.535

4.519.400

Tổng số lao động có việc làm

4.129.542

4.418.829

Lao động cần giải quyết việc làm

291.300

310.512

Nguồn: Tính toán của Trung tâm Dự báo nhu cầu nhân lực và Thông tin thị trường lao động TP.HCM

từ các nguồn số liệu Cục thống kê TP.HCM  năm 2015

 

      Tỷ lệ lực lượng lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật (có bằng cấp) tăng hằng năm, từ năm 2012 là 64,30% đến năm 2015 là 72,33% và năm 2016 ước tính 75%. Cho thấy, trình độ chuyên môn của lực lượng lao động tại thành phố Hồ Chí Minh ngày càng tăng. 

 

Biểu 9: Trình độ CMKT của LLLĐ TP. Hồ Chí Minh năm 2016 (%)

 

2015

2016

Tổng

100

100

Lao động chưa qua đào tạo

27,67

24,98

Sơ cấp nghề

25,59

26,09

Công nhân kỹ thuật lành nghề

17,74

18,42

Trung cấp (CN - TCN)

4,81

5,25

Cao đẳng (CN- CĐN)

4,38

4,80

Đại học trở lên

19,81

20,45

Nguồn: Tính toán của trung tâm Dự báo NCNL & TTTTLĐ TP. Hồ Chí Minh

từ nguồn số liệu Tổng cục thống kê.

 

      Theo thống kê khảo sát Cung nhân lực của Cục Việc làm và Sở Lao động – Thương binh thành phố thành phố năm 2016, tỷ lệ lao động qua đào tạo tại thành phố Hồ Chí Minh (bao gồm có bằng và không bằng hoặc chỉ có chứng chỉ nghề ngắn hạn) chiếm tỷ trọng 75,02% so tổng số lực lượng lao động thành phố.

      2.1.2 Nhu cầu tìm việc làm

      Nhu cầu học nghề và tìm việc làm của sinh viên, người lao động từ các tỉnh, thành phố khác đến thành phố Hồ Chí Minh tiếp tục chiếm tỷ lệ cao trong tổng số người tìm việc thường xuyên (khoảng trên 40%), đặc biệt lực lượng lao động trình độ Đại học – Cao đẳng – Trung cấp,… và kinh nghiệm làm việc.

      Một số ngành nghề có nhu cầu tìm việc cao như: Kế toán – Kiểm toán (17,75%), Kinh doanh – Bán hàng (10,04%), Hành chính văn phòng (8,72%), Vận tải – Kho bãi – Xuất nhập khẩu (5,67%), Kiến trúc – Kỹ thuật công trình xây dựng (5,96%), Công nghệ thông tin (4,21%), Marketing – Quan hệ công chúng (3,71%), Cơ khí – Tự động hóa (3,62%),...

 

Biểu đồ 10: Nhu cầu tìm việc năm 2016

 

      Nhu cầu tìm việc của lực lượng lao động có kinh nghiệm năm 2016 là 80,44% tổng số người tìm việc, giảm 6,74% so với năm 2015. Sự cạnh tranh ngày càng gay gắt trong thị trường lao động thành phố năm 2016 thể hiện giữa nhu cầu lao động chất lượng cao, lao động có trình độ chuyên môn cao và lực lượng lao động có trình độ Trên Đại học, Đại học, Cao đẳng còn thiếu kinh nghiệm – kỹ năng và ngoại ngữ.

 

Biểu 11: Nhu cầu tìm việc theo kinh nghiệm năm 2016

Tổng

2015

2016

Không có kinh nghiệm

12,81

19,56

1 Năm

23,08

18,80

2 - 5 Năm

40,50

38,55

Trên 5 năm

23,60

23,10

Nguồn: Tính toán của Trung tâm DBNCLĐ&TTTTLĐ TP.HCM

 

      Yêu cầu về mức lương của người tìm việc trong năm 2016 như sau: Đối với mức lương dao động từ 3 triệu đến 10 triệu chiếm 85,63% tổng lực lượng lao động có nhu cầu tìm việc thường xuyên trong khi đó năm 2015 chiếm tỷ lệ là 85,32%.

 

Biểu 12: Cơ cấu mức lương yêu cầu của người lao động

Mức lương

Tỷ lệ (%)

2015

2016

Dưới 3 triệu

3,25

2,20

3 - 5 triệu

35,89

20,29

5 - 8 triệu

37,34

47,17

8 - 10 triệu

12,09

18,17

10 - 15 triệu

6,18

8,35

Trên 15 triệu

5,25

3,82

Nguồn: Tính toán của Trung tâm DBNCLĐ&TTTTLĐ TP.HCM

 

      Về trình độ lao động tìm việc: Lao động tìm việc có trình độ Trên đại học (2,39%), Đại học (52,02%) giảm 28,21% so với năm 2015, Cao đẳng (CN-CĐN) chiếm (21,22%), Trung cấp chiếm (9,69%) tập trung một số nhóm ngành như: Kế toán – Kiểm toán, Công nghệ thông tin, Quản trị kinh doanh, Quản lý điều hành, Hành chính văn phòng, Tài chính – Tín dụng – Ngân hàng…

 

      Nhu cầu tìm việc tăng cao đối với Sơ cấp nghề - CNKT- Lao động phổ chiếm (14,68%), chủ yếu các nhóm ngành như: Dịch vụ phục vụ, Dệt may – Giày da, Nhân viên kinh doanh – Bán hàng, Cơ khí,…

 

    2.2 Phân tích cầu việc làm (Nhu cầu tuyển dụng nhân lực)

 

      2.2.1 Cơ cấu lao động đang làm việc

 

Biểu 13: Cơ cu của LLLĐ đang làm việc chia theo khu vực kinh tế

Khu vực kinh tế

2015

2016

Tổng

100

100

 + Nông lâm nghiệp

2,55

2,21

 + Công nghiệp - xây dựng

32,65

32,84

 + Dịch vụ

64,80

64,95

Nguồn: Số liệu điều tra lao động việc làm của Tổng cục thống kê

và tính toán của Trung tâm Dự báo nhu cầu nhân lực và Thông tin thị trường lao động TP.HCM.

 

      Cơ cấu lao động thành phố được dịch chuyển theo hướng công nghiệp hóa – hiện đại hóa, tăng dần khu vực Công nghiệp – xây dựng và Dịch vụ, cho thấy thị trường lao động theo hướng phù hợp với định hướng phát triển kinh tế của thành phố.

      Xu hướng phát triển khu vực kinh tế Dịch vụ có tốc độ tăng lao động cao nhất, chiếm tỷ trọng 64,80% năm 2015 tăng lên 64,95% năm 2016 và nhu cầu lao động trong khu vực này cũng tăng lên hằng năm. Hoạt động thương mại, dịch vụ cùng với sự phát triển của hệ thống phân phối bán buôn, bán lẻ rộng khắp theo hướng văn minh, hiện đại đã thúc đẩy lưu thông hàng hóa, góp phần kích thích sản xuất.

      Lực lượng lao động tham gia làm việc trong Khu vực Công nghiệp – Xây dựng năm 2016 chiếm tỷ lệ 32,84% tổng lực lượng lao động đang làm việc tăng 0,19% so với năm 2015.

      Lực lượng lao động tại khu vực kinh tế Nông – Lâm – Ngư nghiệp chiếm 2,21% tổng lực lượng lao động đang làm việc, nhu cầu nhân lực trong khu vực này tập trung vào chất lượng lao động có trình độ kỹ thuật, chất xám, phát triển theo xu hướng nông nghiệp hiện đại áp dụng kỹ thuật công nghệ cao, ứng dụng công nghệ sinh học.

 

Biểu 14: Cơ cu của lực lượng lao động đang làm việc trên địa bàn TP.HCM chia theo trình độ

STT

Trình độ chuyên môn kỹ thuật

2015

2016

1

Lao động chưa qua đào tạo

27,67

25,00

2

Sơ cấp nghề

25,59

26,09

3

Công nhân kỹ thuật lành nghề

17,74

18,41

4

Trung cấp (CN - TCN)

4,81

5,25

5

Cao đẳng (CN- CĐN)

4,38

4,80

6

Đại học trở lên

19,81

20,45

Nguồn: Tính toán của Trung tâm DBNCNL&TTTTLĐ TP.HCM

từ các nguồn số liệu Tổng Cục Thống kê và Tổng điều tra Cung lao động của Cục Việc làm.

 

      2.2.2. Nhu cầu tuyển dụng nhân lực

 

      Về cơ cấu trình độ chuyên môn: Nhu cầu tuyển dụng lao động năm 2016 tăng 1,03% so với năm 2015, trong đó nhu cầu tuyển dụng nhân lực qua đào tạo chiếm 72,77% tăng 1,60% so với cùng kỳ. Nhu cầu tuyển dụng lao động có trình độ năm 2016 chủ yếu ở các nhóm ngành nghề như: Nhân viên kinh doanh – Bán hàng, Cơ khí - Tự động hóa, Công nghệ thông tin, Kế toán – Kiểm toán, Kinh doanh tài sản – Bất động sản, Điện tử - Cơ điện tử, Hành chính văn phòng, Kiến trúc – Kỹ thuật công trình xây dựng, Y dược – Chăm sóc sức khỏe, Quản lý điều hành, …

 

Biểu đồ 15: Nhu cầu tuyển dụng nhân lực theo trình độ đào tạo năm 2016

 

        + Lao động chưa qua đào tạo chiếm (27,23%): Nhu cầu tuyển dụng tập trung ở các nhóm ngành nghề như: Dịch vụ phục vụ, Kinh doanh – Bán hàng, Dệt may – Giày da, Dịch vụ du lịch - Nhà hàng - Khách sạn, Vận tải – Kho bãi – Xuất nhập khẩu, …ở các vị trí lao động mang tính chất thời vụ - bán thời gian: nhân viên phục vụ nhà hàng – phụ bếp, giao hàng nhanh, nhân viên đóng gói sản phẩm, giữ kho, bán hàng…

 

        + Sơ cấp nghề - CNKT: chiếm 19,72% nhu cầu tuyển dụng tập trung ở các nhóm ngành như Cơ khí – Tự động hóa, Dệt may – Giày da, Dịch vụ phục vụ, Kinh doanh – Bán hàng, …

 

        + Trung cấp (CN-TCN): chiếm 25,29% nhu cầu tuyển dụng tập trung ở các nhóm ngành như Kinh doanh – Bán hàng, Kinh doanh tài sản - Bất động sản, Cơ khí tự động hóa,  Dịch vụ thông tin tư vấn – Chăm sóc khách hàng, Công nghệ thông tin, …

 

        + Cao đẳng – Đại học – Trên Đại học chiếm 27,76% tuyển dụng nhiều ở các nhóm ngành như: Kế toán – Kiểm toán, Kinh doanh - Bán hàng, Công nghệ Thông tin, Cơ khí – Tự động hóa, Quản lý điều hành, Kiến trúc - Kỹ thuật công trình xây dựng, Hành chính văn phòng, …

 

Biểu đồ 16: Nhu cầu tuyển dụng nhân lực năm 2016

 

      Nhu cầu tuyển dụng lao động chiếm tỷ lệ cao chủ yếu ở các nhóm ngành nghề như: Kinh doanh – Bán hàng (24,19%), Dịch vụ phục vụ (20,41%), Công nghệ thông tin (5,63%), Dịch vụ du lịch – Nhà hàng – Khách sạn (5,50%), Cơ khí – Tự động hóa (4,93%), Dệt may – Giày da (4,22%), Vận tải - Kho bãi - Xuất nhập khẩu (3,89%), Dịch vụ thông tin tư vấn – Chăm sóc khách hàng (3,40%), ...

 

Biểu đồ 17: 08 nhóm ngành nghề có nhu cầu tuyển dụng cao trong năm 2016

 

      Về kinh nghiệm làm việc: Nhu cầu tuyển dụng lao động không có kinh nghiệm chiếm 52,38%, tập trung chủ yếu trong các nhóm ngành nghề như: Dịch vụ phục vụ, Nhân viên kinh doanh - Bán hàng, Tài chính - Tín dụng - Ngân hàng, Dệt May – Giày da, Dịch vụ du lịch - Nhà hàng - Khách sạn, Vận tải - Kho bãi - Xuất nhập khẩu, Dịch vụ thông tin tư vấn - Chăm sóc khách hàng, Cơ khí – Tự động hóa, Kinh doanh tài sản - Bất động sản, … và có 47,62% nhu cầu tuyển dụng lao động là lao động có 01 năm kinh nghiệm trở lên chiếm 47,62% tập trung chủ yếu trong các nhóm ngành nghề như: 22,30,3,18,27,19 Nhân viên kinh doanh - Bán hàng, Dịch vụ - Phục vụ, Công nghệ thông tin, Kế toán – Kiểm toán, Cơ khí - Tự động hóa, Vận tải - Kho bãi - Xuất nhập khẩu, Kinh doanh tài sản – Bất động sản, Marketing – Quan hệ công chúng, Dịch vụ thông tin tư vấn - Chăm sóc khách hàng, Dệt may - Giày da, Kiến trúc - Kỹ thuật công trình xây dựng, Điện - Điện lạnh - Điện công nghiệp, Điện tử - Cơ điện tử, Quản lý điều hành – Nhân sự,…

 

Biểu đồ 18: Nhu cầu tuyển dụng lao động theo kinh nghiệm làm việc năm 2016

 

      Về mức lương tuyển dụng: Theo số liệu tính toán của Trung tâm Dự báo nhu cầu nhân lực và Thông tin thị trường lao động TP.HCM, mức lương tuyển dụng lao động trên địa bàn thành phố như sau:

 

        + Dưới 3 triệu chiếm tỷ lệ 0,92%: nhu cầu tuyển dụng tập trung ở nhóm lao động mang tính chất thời vụ - bán thời gian ở các vị trí như: nhân viên bán hàng, phục vụ bàn, phục vụ tiệc cưới, nhân viên tiếp thị sản phẩm (PG), nhân viên khảo sát thị trường sản phẩm mới, phát tờ rơi, nhập liệu, đóng gói sản phẩm, giao hàng nhanh (shipper), lễ tân…chủ yếu nhu cầu tuyển dụng mức lương này không yêu cầu người lao động có kinh nghiệm làm việc.

 

        + Từ 3 triệu – 5 triệu chiếm 21,43%: nhu cầu tuyển dụng không yêu cầu kinh nghiệm ở các vị trí như: nhân viên buồng phòng, kế toán tổng hợp, thợ hồ, nhân viên lắp ráp linh kiện điện tử (Điện tử - Cơ điện tử), nhân viên bán hàng trực tuyến, nhân viên kinh doanh bất động sản, kỹ thuật viên công nghệ thông tin, nhân viên sơ chế thực phẩm, nhân viên bếp, nhân viên pha chế, bảo vệ, nhân viên chăm sóc khách hàng; nhu cầu tuyển dụng lao động yêu cầu ít nhất 1 năm kinh nghiệm – thạo nghề (sơ cấp – CNKT) ở các vị trí như; công nhân may – thợ in lụa, thợ làm bánh, thợ cắm hoa, thợ sơn…

 

        + Từ 5 triệu đến 10 triệu chiếm 64,92%: nhu cầu tuyển dụng ở các vị trí yêu cầu có trình độ (Đại học – Cao Đẳng – Trung cấp) và ít nhất 1 năm kinh nghiệm như: nhân viên marketing, nhân viên chăm sóc khách hàng, nhân viên phát triển thị trường, kỹ sư điện lạnh – điện tử, lập trình viên, kế toán tổng hợp, Kiến trúc – kỹ thuật công trình xây dựng, nhân viên xuất nhập khẩu, thông dịch viên, kỹ sư M&E, Hành chính văn phòng, tài xế,…

 

        + Từ 10 triệu trở lên: yêu cầu chiếm 12,73% chủ yếu ở các vị trí đòi hỏi kinh nghiệm từ 2 năm kinh nghiệm trở lên như: cơ khí, kỹ sư xây dựng – kiến trúc sư, phiên dịch viên (Anh, Hoa, Nhật, Hàn…), lập trình viên, bếp trưởng, nhân viên kinh doanh, lập dự án đầu tư, các vị trí quản lý nhân sự - tuyển dụng, quản lý điều hành, …

 

Biểu 19: Cơ cấu mức lương của nhu cầu tuyển dụng lao động năm 2016

Mức lương

Tỷ lệ (%)

Dưới 3 triệu

0,92

3 - 5 triệu

21,43

5 - 8 triệu

52,97

8 - 10 triệu

11,95

10 - 15 triệu

8,14

Trên 15 triệu

4,59

 Nguồn: Tính toán của Trung tâm DBNCLĐ&TTTTLĐ TP.HCM

 

      Đồng thời, theo nguồn số liệu của Khu chế xuất – Khu công nghiệp, tổng số lao động 284.469 (tăng 8.584 người, tỷ lệ 3,1% so với cùng kỳ năm 2015), trong đó lao động nữ là 172.397 người (tỷ lệ 60%). Lao động làm việc tại các doanh nghiệp vốn Việt Nam là 81.338 người (tỷ lệ 28,6%). Lao động làm việc trong doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài là 203.131 người (tỷ lệ 71,4%).

 

Biểu 20: Nhu cầu tuyển dụng lao động của các doanh nghiệp

thuộc Khu chế xuất – Khu công nghiệp

STT

Ngành nghề

Tỷ lệ lao động
chia theo ngành nghề (%)

 
 

1

Dệt may

27,47

 

2

Da giày

15,84

 

3

Cơ khí

9,68

 

4

Chế biến thực phẩm

5,68

 

5

Bao bì

3,96

 

6

Nhựa

2,65

 

7

Điện - điện tử

14,70

 

8

Hóa chất

7,03

 

9

Thủ công mỹ nghệ

3,47

 

10

Dịch vụ

1,84

 

11

Khác

7,68

 

Nguồn: Tính toán của Khu chế xuất – Khu công nghiệp TP.HCM

 

Biểu đồ 21: Nhu cầu tuyển dụng lao động theo trình độ nghề

của Khu chế xuất – Khu công nghiệp

 

II. DỰ BÁO NHU CẦU NHÂN LỰC NĂM 2017


Năm 2017 là năm có ý nghĩa rất quan trọng, là năm thứ 2 triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội lần thứ XII của cả nước, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Thành phố lần thứ X. Tập trung thực hiện có hiệu quả 07 Chương trình đột phá, thúc đẩy kinh tế Thành phố phát triển bền vững, tạo đà cho việc thực hiện thắng lợi các mục tiêu của Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2016 - 2020 của cả nước nói chung và của Thành phố nói riêng.

 

Trong hình ảnh có thể có: 1 người, văn bản


Trong quá trình hội nhập kinh tế thế giới, xây dựng nền kinh tế thị trường theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Tiến trình hội nhập sẽ được triển khai mạnh mẽ, sâu rộng và toàn diện. Nâng cao chất lượng tăng trưởng và năng lực cạnh tranh của kinh tế Thành phố gắn với tái cấu trúc kinh tế theo hướng đi vào chiều sâu, chất lượng, hiệu quả; cải thiện môi trường đầu tư, đẩy mạnh phát triển và hỗ trợ doanh nghiệp. Mở rộng và nâng cao hiệu quả công tác đối ngoại và hội nhập quốc tế, giữ vững ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội và bảo đảm quốc phòng – an ninh.


Tiếp tục phát triển 04 ngành công nghiệp trọng yếu có hàm lượng khoa học - công nghệ và giá trị gia tăng cao (cơ khí chế tạo, điện tử - công nghệ thông tin, hóa dược - cao su, chế biến tinh lương thực, thực phẩm) và thúc đẩy các ngành công nghiệp hỗ trợ, tập trung xây dựng các khu, cụm công nghiệp hỗ trợ; tận dụng nguồn lực, công nghệ, vật tư, thiết bị máy móc sản xuất trong nước đạt tiêu chuẩn, giảm nhập siêu, đáp ứng nhu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Phấn đấu chỉ số phát triển công nghiệp (IIP) tăng 7,5% so với năm 2016, trong đó 04 ngành trọng yếu tăng 7,8% so năm trước.


Tập trung nâng cao chất lượng hoạt động để nâng tỷ trọng các ngành có hàm lượng tri thức, giá trị gia tăng cao trong ngành dịch vụ, tạo điều kiện chuyển dịch cơ cấu ngành theo hướng tích cực; phát huy lợi thế của Thành phố, phát triển nhanh, hiệu quả một số ngành dịch vụ có lợi thế, có giá trị gia tăng cao như du lịch, viễn thông, công nghệ thông tin, tài chính, ngân hàng, bảo hiểm và các dịch vụ khác hỗ trợ kinh doanh.


Thị trường lao động TP. Hồ Chí Minh đang phát triển với yêu cầu tăng cường nhanh nguồn nhân lực có trình độ cao, có kiến thức kỹ năng về khoa học, công nghệ, quản lý, sản xuất, kinh doanh. Tuy nhiên hạn chế về phát triển thị trường lao động thành phố vẫn chưa đồng bộ, còn thể hiện sự chênh lệch cung – cầu lao động về số lượng đặc biệt chất lượng chưa phù hợp yêu cầu phát triển kinh tế và hội nhập. Nghịch lý ở đây, TP. Hồ Chí Minh đang rất thừa lao động nhưng lại thiếu nhân lực có trình độ cao cho những ngành nghề nằm trong định hướng phát triển.


Quá trình hội nhập mang đến nhiều cơ hội và thách thức đối với tiến trình phát triển kinh tế xã hội ở Việt Nam và sự thay đổi thị trường lao động; thị trường lao động đang mở rộng, ngày càng tạo ra nhiều cơ hội việc làm; những yêu cầu cao hơn đối với người lao động, với tiêu chí tuyển dụng cao hơn, đòi hỏi nguồn nhân lực phải có kỹ năng cùng với kiến thức chuyên môn và sự tự do di chuyển lao động sẽ tạo nên môi trường cạnh tranh gay gắt, góp phần gia tăng sự mất cân đối cung – cầu lao động, đặc biệt là nguồn cung lao động có kỹ năng và trình độ cao.


  1. DỰ BÁO NHU CẦU NHÂN LỰC - THỊ TRƯỜNG LAO ĐỘNG NĂM 2017


  Căn cứ Chương trình việc làm thành phố giai đoạn 2017 - 2020, đặc biệt chủ trương thành phố tập trung phát triển 04 ngành công nghiệp chủ lực, 09 ngành kinh tế trọng yếu và phát triển 50.000 doanh nghiệp trong năm 2017. Căn cứ khảo sát nhu cầu tuyển dụng các doanh nghiệp tại thành phố năm 2017 và ứng dụng các phương pháp phân tích dự báo nhu cầu nhân lực; năm 2017 dự kiến thành phố Hồ Chí Minh có nhu cầu 280.000 chỗ làm việc tăng 3,7% so với năm 2016, trong đó có khoảng 140.000 chỗ làm việc mới tăng 7,69% so với năm 2016. Nhu cầu tuyển dụng lao động tập trung ở những ngành nghề như: Kinh doanh – Marketing – Bán hàng, Dịch vụ – Du lịch – Nhà hàng khách sạn, Công nghệ thông tin, Cơ khí – Tự động hóa, Chế biến thực phẩm, Vận tải, Xuất nhập khẩu, Dệt – May – Giày da, Tài chính – Ngân hàng, Y tế - chăm sóc sức khỏe, Kiến trúc – Xây dựng – Môi trường, Kinh doanh tài sản – Bất động sản, và ngành nghề công nghệ kỹ thuật Nông – lâm – thủy sản, …

 

    1.1 Nhu cầu nhân lực của các ngành năm 2017:


Biểu 27: Nhân lực phân theo khu vực kinh tế năm 2017

Tổng

Đơn vị

2017

Người

4.346.747

Nông, lâm, ngư nghiệp

Người

91.409

%

2,11

Công nghiệp & xây dựng

Người

1.421.506

%

32,70

Dịch vụ

Người

2.833.832

%

65,19

Nguồn: Tính toán của Trung tâm DBNCLĐ&TTTTLĐ TP.HCM

 

Biểu 28: Nhu cầu nhân lực 4 ngành công nghiệp trọng yếu

trên địa bàn TPHCM năm 2017

STT

Ngành nghề

Tỉ lệ  (%)

1

Cơ khí

3,03

2

Điện tử - Công nghệ thông tin

8,79

3

Chế biến lương thực thực phẩm

3,22

4

Hóa chất – Nhựa cao su

1,47

 

 

Biểu 29: Nhu cầu nhân lực 9 ngành kinh tế dịch vụ

trên địa bàn TPHCM năm 2017

STT

Ngành nghề

Tỉ lệ (%)

1

Tài chính – Tín dụng – Ngân hàng – Bảo hiểm

6,06

2

Giáo dục – Đào tạo

1,01

3

Du lịch

7,02

4

Y tế

1,97

5

Kinh doanh tài sản – Bất động sản

3,45

6

Dịch vụ tư vấn, khoa học – công nghệ, nghiên cứu và triển khai

3,52

7

Thương mại

22,34

8

Dịch vụ vận tải – Kho bãi – Dịch vụ cảng

3,46

9

Dịch vụ bưu chính, viễn thông và công nghệ thông tin

2,35

 

 

Biểu 30: Nhu cầu nhân lực các ngành nghề khác thu hút nhiều lao động

trên địa bàn TPHCM năm 2017

STT

Ngành nghề

Tỉ lệ
(%)

 
 

1

Truyền thông - Quảng cáo - Marketing

4,63

 

2

Dịch vụ phục vụ

20,08

 

3

Dệt may - Giày da - Thủ công mỹ nghệ

4,93

 

4

Quản lý - Hành chính - Nhân sự

5,82

 

5

Kiến trúc - Xây dựng - Môi trường

2,05

 

6

Công nghệ - Nông lâm

1,38

 

7

Khoa học - Xã hội - Nhân văn

1,86

 

8

Ngành nghề khác

1,66

 
 

Tổng nhu cầu tuyển dụng năm 2017: 280.000 chỗ làm việc trống.

 

    1.2 Nhu cầu nhân lực theo trình độ chuyên môn năm 2017

 

Biểu 31: Xu hướng nhu cầu nhân lực theo trình độ chuyên môn năm 2017

STT

Trình Độ

Cơ cấu nhu cầu (%)

1

Lao động chưa qua đào tạo

25,32

2

Sơ cấp nghề

8,64

3

Công nhân kỹ thuật lành nghề

11,85

4

Trung cấp (CN-TCN)

25,17

5

Cao đẳng (CN-CĐN)

14,66

6

Đại học

13,71

7

Trên đại học

0,65

 

  2. Dự báo nhu cầu nhân lực thành phố Hồ Chí Minh năm 2017:


  Khi tham gia các hiệp định thương mại tự do, cộng đồng kinh tế ASEAN, không gian thị trường lao động trở nên sôi động hơn, lao động được tự do di chuyển, tạo nhiều cơ hội việc làm cho lao động, đặc biệt lao động có kỹ năng, ngoại ngữ. Ngoài ra, người lao động cần trang bị các kỹ năng mềm khác như làm việc nhóm, khả năng thích nghi với cường độ làm việc cao, khả năng thích nghi với những khác biệt về văn hóa. Năm 2017, thị trường lao động thành phố tập trung thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao vào làm việc ở các ngành, lĩnh vực mũi nhọn; chú trọng phát triển theo xu hướng lao động đã qua đào tạo có nghề chuyên môn yêu cầu về chất lượng, trình độ lao động, có tay nghề, năng suất lao động đảm bảo cho việc mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh, đầu tư nước ngoài, xuất khẩu lao động…
 

  Nhu cầu nhân lực tại thành phố Hồ Chí Minh năm 2017 là 280.000 chỗ làm việc (Quý I: 69.000, Quý II: 72.000, Quý III: 71.000, Quý IV: 68.000) theo xu hướng như sau:

 

  Quý IV/2017: các doanh nghiệp tuyển dụng lao động chú trọng lao động có trình độ, tay nghề chiếm khoảng 68.000 chỗ làm việc trống, trong đó lao động phổ thông chiếm 27%. Nhu cầu tuyển dụng nhân lực tập trung ở các nhóm ngành nghề như: Dệt may - Giày da, Công nghệ thực phẩm, Công nghệ thông tin, Dịch vụ - Phục vụ, Bán hàng, Nhân viên kinh doanh, nhân viên giao hàng,…

  Quý I/2017: nhu cầu nhân lực trong các ngành nghề Marketing, bán hàng, tiếp thị - trưng bày sản phẩm, Dịch vụ du lịch - Nhà hàng - Khách sạn (ở các vị trí lễ tân, điều hành tour, hướng dẫn viên, nhân viên phục vụ khu vui chơi – giải trí,…); Tiếp thị sản phẩm, Quảng cáo, Đóng gói hàng thực phẩm và hàng dân dụng, nghiên cứu thị trường, Người dẫn chương trình, Xây dựng, Sửa chữa điện, Cơ khí, Dịch vụ giúp việc nhà, Dịch vụ chăm sóc cây cảnh, Giao hàng nhanh, nhân viên bảo vệ,… sẽ tăng cao trong tháng 01/2017 và tháng 02/2017. Tháng 03/2017, nhu cầu tuyển dụng lao động lành nghề có xu hướng tăng cho các lĩnh vực ngành sản xuất, chế biến như Dệt may – Giày da, Chế biến thực phẩm, Vận tải – Kho bãi – Xuất nhập khẩu, Nhựa – Bao bì, Mộc – Mỹ nghệ, Xây dựng,… Trong quý I/2017 nhu cầu khoảng 69.000 chỗ làm việc trống, trong đó 28% nhu cầu lao động phổ thông. Nhu cầu tuyển dụng lao động trong tháng 01/2017 (là thời điểm Tết Đinh Dậu) ở mức 20.000 chỗ làm việc, mức độ thiếu hụt lao động sau tết không cao dưới 3%, mức độ dịch chuyển lao động cũng ở mức 15%, thể hiện sự gắn kết Cung – Cầu thị trường lao động thành phố, đặc biệt sự phát triển ổn định và chăm lo chính sách lao động của các doanh nghiệp.
 

  Quý II/2017 và Quý III/2017: Kinh tế thành phố ổn định sản xuất kinh doanh, tạo động lực cho thành phố tiếp tục phát triển kinh tế theo những định hướng phát triển năm 2017, của thị trường lao động có sự gia tăng theo xu hướng nhân lực chất lượng cao, có tay nghề. Nhu cầu tuyển dụng của các doanh nghiệp tăng so quý I/2017, dự kiến nhu cầu tuyển dụng của Quý II/2017 khoảng 72.000 chỗ làm việc và quý III/2017 khoảng 71.000 chỗ làm việc trống. Tập trung thu hút lao động ở một số ngành nghề như: Marketing - Kinh doanh – Bán hàng, Cơ khí, Kiến trúc – kỹ thuật công trình xây dựng, Công nghệ thông tin, Dệt may - Giày da, Vận tải – Kho bãi – Xuất nhập khẩu, Kinh doanh tài sản – Bất động sản, Tài chính – Tín dụng – Ngân hàng, Công nghệ ô tô – xe máy, Nông – lâm nghiệp – thủy sản, Quản lý nhân sự, Kế toán kiểm toán, Hóa – Hóa chất, Dịch vụ - Phục vụ, Điện – Điện tử - Điện lạnh – Điện công nghiêp, …

 

III. ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP VỀ THỊ TRƯỜNG LAO ĐỘNG


Thực trạng thị trường lao động thành phố luôn diễn biến tình trạng mất cân đối trong cơ cấu ngành nghề và trình độ nghề chuyên môn lành nghề và nhân lực; cho thấy tình trạng vừa thừa, vừa thiếu lao động chất lượng cao trong các ngành kỹ thuật, quản lý sản xuất – kinh doanh. Vì vậy, việc tham gia đồng bộ của các ngành, các cấp, các đoàn thể xã hội, các cơ quan quản lý nhà nước, doanh nghiệp, trường đào tạo và xã hội là điều cần thiết hiện nay để từng bước nâng cao nguồn nhân lực có chất lượng và hạn chế sự nghịch lý.
Từ góc độ của chức năng, nhiệm vụ hoạt động, Trung tâm Dự báo nhu cầu nhân lực và Thông tin thị trường lao động Thành phố đề xuất các vấn đề như sau:


1. Phát triển nguồn nhân lực thành phố phù hợp yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa; phát triển kinh tế và hội nhập, đẩy mạnh chuyển dịch lao động dư thừa từ nông nghiệp, từ lao động không có nghề chuyên môn, từ lao động khu vực phi chính quy, lao động nhàn rỗi, … sang các ngành công nghiệp và dịch vụ đồng thời nâng cao chất lượng dịch chuyển lao động có tay nghề chuyên môn trung bình lên bậc cao, trình độ cao;


2. Tăng cường công tác quản lý nhà nước về thúc đẩy phát triển nguồn nhân lực, đẩy mạnh sự liên kết, hợp tác đồng bộ các hoạt động hướng nghiệp, tuyển sinh, đào tạo, thực hành gắn kết nhu cầu sử dụng lao động.


Các cơ quan thẩm quyền thực hiện nhanh lộ trình sắp xếp hệ thống trường chuyên về từng cấp đào tạo Đại học, Cao đẳng và Trung cấp; phát triển đào tạo liên thông theo loại hình vừa học vừa làm, thống nhất không phân biệt bằng cấp theo loại hình đào tạo.


Phát triển các chương trình nghiên cứu về chính sách thị trường lao động, chính sách đào tạo chú trọng thu hút khu vực tư nhân tham gia các hoạt động đào tạo theo nhu cầu xã hội, tạo sự phối hợp chặt chẽ từ trách nhiệm các cơ quan nhà nước, nhà trường, doanh nghiệp, người học và xã hội.


 3. Định hướng phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao của thành phố đối với hoạt động của các trường đào tạo, dạy nghề và nhận thức tự học tập, rèn luyện nghề của học sinh người lao động phù hợp phát triển thị trường lao động theo yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng nghề nghiệp;


4. Hoàn thiện mô hình, nâng cao năng lực hoạt động phân tích và dự báo cung – cầu nhân lực. Dự báo những ngành nghề, lĩnh vực trọng điểm trung hạn (05 năm), dài hạn (10 năm – 20 năm), góp phần tham mưu quy hoạch cơ cấu đào tạo phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế xã hội thành phố, quốc gia và hội nhập. Tạo cơ sở khoa học cho việc định hướng đào tạo theo nhu cầu xã hội, điều chỉnh cơ cấu ngành nghề và các kỹ năng của nhân lực được đào tạo, hạn chế mất cân đối, thừa thiếu trong các doanh nghiệp thuộc các ngành kinh tế, thành phần kinh tế.


5.  Nghiên cứu hoàn thiện chính sách hỗ trợ, thúc đẩy các hình thức phối hợp, góp phần đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế và phân công lại lực lượng lao động; đồng thời đầu tư mở rộng các mô hình sản xuất, phát triển kinh tế để tăng trưởng việc làm tại chỗ và hội nhập.


6. Hoàn thiện phát triển hoạt động hướng nghiệp, đưa các chương trình giáo dục định hướng nghề nghiệp vào các trường Trung học phổ thông và Trung học cơ sở. Xây dựng cổng thông tin hướng nghiệp – việc làm thành phố kết nối các tỉnh, thành, khu vực và quốc gia. Điều tra, khảo sát việc làm của sinh viên và nhu cầu thị trường lao động về xu hướng việc làm và học nghề. Hướng dẫn hỗ trợ các doanh nghiệp hoạch định chiến lược tuyển dụng, sử dụng nhân lực trung hạn và dài hạn.


7. Tăng cường quản lý nhà nước về cung – cầu lao động, xây dựng kho dữ liệu thị trường lao động thành phố; thực hiện cập nhận cung – cầu lao động, biến động lao động, tỷ lệ lao động qua đào tạo, tỷ lệ lao động thất nghiệp theo định kỳ 06 tháng/1lần.


Xây dựng hệ thống thông tin thị trường lao động thành phố Hồ Chí Minh với các tỉnh, thành phố khu vực phía Nam để hỗ trợ học nghề, tìm việc làm của thanh niên, người lao động phù hợp với yêu cầu thực tế từng Tỉnh, Thành, Khu vực và cả nước.
 

Trần Anh Tuấn

Phó giám đốc

Trung tâm Dự báo nhu cầu nhân lực

và Thông tin thị trường lao động TP.HCM

Năm 2017


 

TỔNG LƯỢT TRUY CẬP: 000000025038502

TRUY CẬP HÔM NAY: 1802

ĐANG ONLINE: 12