THỊ TRƯỜNG LAO ĐỘNG VÀ NHU CẦU NHÂN LỰC NĂM 2010. SỰ THÍCH NGHI VỀ NGHỀ NGHIỆP – VIỆC LÀM TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH (PHẦN 2)


 

 

 

 

III.     Một số vấn đề về nghề nghiệp – việc làm. Sự thích nghi thị trường lao động
Xác định rõ mục đích nghề nghiệp và việc làm là điều hết sức quan trọng. Mục đích nghề nghiệp là điểm đích của con đường tìm kiếm việc làm. Điều quan trọng là người lao động, sinh viên, học sinh cần chú ý phát triển các kỹ năng làm việc, am hiểu ngành nghề có nhu cầu muốn làm việc.

 

 

 

 

 


1.    Những nhận định của nhà doanh nghiệp về tuyển dụng người lao động đào tạo nghề.

 

•     Nhận định về ưu điểm    
-    Nắm vững kiến thức cơ bản của nghề được đào tạo   40%
-    Nắm vững chuyên môn kỹ thuật của công việc thực tế   12%
-    Khả năng thích nghi thực tế   12%
-    Thái độ cầu tiến   10%
-    Tác phong năng động   7%
-    Có kỹ thuật cao   4%
-    Có ý thức trách nhiệm   4%
 -    Dám nghĩ dám làm   3%
 -    Khác (sự sáng tạo, khả năng giao tiếp, ứng xử…)   8%
 •    Nhận định đánh giá về những hạn chế    
 -    Thiếu kinh nghiệm, bí quyết chuyên môn và kỹ năng mềm   38%
 -    Thiếu hiểu biết về các khía cạnh kinh tế và điều kiện sản xuất kinh doanh   20%
 -    Kiến thức ngoại ngữ và tin học chưa đáp ứng yêu cầu   20%
 -    Kiến thức kỹ thuật hạn chế   8%
 -    Kiến thức xã hội hạn chế   5%
 -    Lý do khác (ít động lực làm việc, năng suất lao động thấp, không có tinh thần trách nhiệm)   9%
 •    Tiêu chí quan trọng để chọn lọc tuyển dụng    
 -    Trình độ chuyên môn nghiệp vụ khả năng xử lý thực tế, kỹ năng giao tiếp, làm việc nhóm   30%
 -    Trình độ văn hóa và kiến thức cơ bản   10%
 -    Có kỷ luật đạo đức   20%
 -    Trình độ ngoại ngữ và tin học   20%
 -    Sức khỏe   10%
 -    Quan hệ xã hội, lý lịch rõ ràng   10%

 

2.    Những vấn đề khi chọn nghề

 

STT   Sai lầm cần tránh                             Nên làm
1   Chọn nghề một cách đơn giản   Cần nhiều bước từ tìm hiểu bản thân, công việc đang quan tâm, khả năng gia đình.
2   Hoàn thành tin tưởng vào những người đi trước, các nhà tư vấn chuyên nghiệp   Đây là nguồn thông tin, tư vấn để quyết định chọn nghề
3   Không thể kiếm sống từ những đam mê sở thích   Chọn nghề theo sở thích khả năng làm được
4   Chọn công việc tốt nhất   Việc tư vấn thị trường lao động chỉ là vấn đề tham khảo
5   Chọn công việc nhiều tiền để hạnh phúc   Tiền bạc quan trọng nhưng không phải là yếu tố quyết định
6   Làm xáo trộn những thiên hướng   Tâm huyết theo sở trường cá nhân
7   Nếu đã tham gia nghề thì gắn bó suốt đời   Nên thay đổi, nếu công việc đang làm không thoải mái
8   Chọn nghề theo mong muốn, nguyện vọng của cha mẹ, người yêu   Chỉ là yếu tố tham khảo
9   Kiếm được một việc thì coi như ổn định   Việc làm là quá trình hoàn chỉnh nghề nghiệp và thăng tiến
10   Không biết thông tin về nghề, công việc chọn   Chú trọng tìm hiểu kỹ các nguồn thông tin và chọn lọc

 

3.    Những vấn đề khi tìm việc làm

 

STT   Sai lầm thường gặp   Nên làm
1   Tự tìm việc   Tận dụng tối đa các nguồn thông tin
2   Không kiếm thông tin về việc làm   Phải hiểu công việc, chỗ làm việc
3   Gởi thư xin việc tràn lan   Chọn lọc có định hướng
4   Bỏ qua thư xin việc   Yêu cầu thư xin việc tốt là rất quan trọng
5   Tìm việc không mất thời gian   Dành thời gian cho tìm việc
6   Không chú trọng các kỹ năng mềm, kỹ năng giao tiếp   Cần trang bị các kỹ năng nghề
7   Tìm việc lúc đang làm việc tại cơ quan   Sử dụng thời gian cá nhân

 

IV.    Những khuyến nghị đối với người tìm việc làm
1.    Đến những trung tâm giới thiệu việc làm của nhà nước và các doanh nghiệp giới thiệu việc làm được nhà nước cấp phép hoạt động để được tư vấn giới thiệu việc làm.
2.    Tìm hiểu về những việc làm và chỗ làm việc trên các phương tiện thông tin chính thức ( các báo, đài, website…) và có sự phân tích chọn lọc thông tin.
3.    Chọn việc làm phù hợp với trình độ văn hóa, sức khỏe, năng lực, sở trường của cá nhân và ngành nghề đã được đào tạo.

4.    Tìm hiểu kỹ về việc làm, cơ quan, doanh nghiệp xin ứng tuyển để có sự chuẩn bị tốt khi được phỏng vấn.
5.    Chọn chỗ làm việc, chọn ngành nghề làm việc phù hợp với điều kiện phát triển tương lai cá nhân, không phân biệt thành phần kinh tế, tổ chức quy mô lớn nhỏ, làm việc gần hoặc xa.
6.    Chấp nhận quá trình thử việc và chú trọng hoàn thiện kiến thức chuyên môn thực tế, kỹ năng làm việc.
7.    Luôn rèn luyện trình độ nghề nghiệp chuyên môn, kỹ năng làm việc, trình độ ngoại ngữ, tin học, tích lũy kinh nghiệm, nâng cao kiến thức và ý chí làm việc với tinh thần luôn học tập là điều kiện phát triển nghề nghiệp lâu dài và bền vững.
 

 

                                                                                         Tháng 11 năm 2009

 

                                                                                           TRẦN ANH TUẤN
                                                                     

                                                                   Phó Giám đốc - Trung tâm Dự báo báo nhu cầu nhân lực
                                                                                 và Thông tin thị trường lao động TP.HCM

TỔNG LƯỢT TRUY CẬP: 000000024948315

TRUY CẬP HÔM NAY: 4629

ĐANG ONLINE: 40