Đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển


   Nghị quyết Đại hội Đảng bộ TP Hồ Chí Minh lần thứ 10 xác định trong giai đoạn 2016-2020, thành phố tiếp tục có nhiều chính sách, giải pháp hữu hiệu nhằm tạo đột phá trong nâng cao chất lượng tăng trưởng và năng lực cạnh tranh…, thúc đẩy kinh tế-xã hội thành phố phát triển bền vững. Để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ này, đào tạo nguồn nhân lực tiếp tục là một vấn đề cấp thiết và cũng là điều kiện thuận lợi để phát triển thị trường lao động ở thành phố theo xu hướng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.

 

   Lực lượng lao động của thành phố hiện có hơn 4,2 triệu người, chiếm 51,79% tổng dân số, trong đó lao động đang làm việc chiếm 96,6%. Trong tổng số lao động đang làm việc, lao động có chuyên môn kỹ thuật bậc cao chiếm 15,2%; chuyên môn kỹ thuật bậc trung chiếm 5,9%; các nghề giản đơn và thợ chiếm 41,4%; các loại công việc khác chiếm 33,1%. Đến cuối năm 2014, lao động qua đào tạo chiếm 69,93%, trong đó trình độ nghề (sơ cấp nghề - trung cấp nghề - cao đẳng nghề) chiếm 44,52%, trung cấp chuyên nghiệp 3,77%, cao đẳng chiếm 2,73%, đại học trở lên chiếm 18,91%.

 

   Các số liệu trên cho thấy, thị trường lao động TP Hồ Chí Minh đang phát triển với yêu cầu tăng nhanh nguồn nhân lực có trình độ cao, có kiến thức, kỹ năng về khoa học, công nghệ, quản lý, sản xuất, kinh doanh. Tuy vậy, vẫn chưa đồng bộ, còn có sự chênh lệch cung - cầu lao động về số lượng, đặc biệt chất lượng chưa phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế và hội nhập. TP Hồ Chí Minh đang rất thừa lao động, nhưng lại thiếu nhân lực có trình độ cao cho những ngành nghề nằm trong định hướng phát triển. Việc “thừa - thiếu, thiếu - thừa” giữa các ngành, nghề vẫn luôn hiện diện. Lao động có trình độ cử nhân thất nghiệp, có nhu cầu tìm việc chiếm khoảng 60% số người đang tìm việc. Doanh nghiệp (DN) luôn “khát” nhân lực hài hòa ba yếu tố: Kiến thức nghề, kỹ năng nghề và thái độ (đạo đức nghề nghiệp, kỷ luật, trách nhiệm…).

 

   Với 54 trường đại học, 25 trường cao đẳng chuyên nghiệp, 12 trường cao đẳng nghề, 41 trường trung cấp chuyên nghiệp, 26 trường trung cấp nghề và hơn 370 cơ sở dạy nghề, đào tạo cho xã hội hơn 300 nghìn lao động mỗi năm, TP Hồ Chí Minh hiện là trung tâm hàng đầu của cả nước về quy mô đào tạo nguồn nhân lực. Tại khu vực Nam Bộ, TP Hồ Chí Minh là nơi cung ứng 100% nguồn nhân lực thuộc nhóm ngành nông - lâm - thủy sản, khoa học tự nhiên và y dược cho toàn vùng.

 

   Theo Phó Giáo sư, Tiến sĩ (PGS, TS) Nguyễn Tiến Dũng, Hiệu trưởng Trường đại học Kinh tế - Luật (Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh), thành phố có thế mạnh đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, trong đó yếu tố quyết định là đội ngũ thầy, cô giáo đam mê nghiên cứu và tâm huyết với nghề. Tuy nhiên, để hội nhập và bắt kịp các chương trình đào tạo tiên tiến của thế giới, các trường cần xây dựng chương trình đào tạo phù hợp với chuẩn quốc tế. Hiện, Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh có 21 chương trình đào tạo đã được các tổ chức quốc tế kiểm định và thừa nhận, nếu sinh viên ra trường nhận được các chứng chỉ này sẽ bảo đảm uy tín về nghề nghiệp. Ngành giáo dục- đào tạo cần tăng quyền tự chủ tài chính thu hút các nguồn lực cho trường nhiều hơn. Quan tâm nhiều hơn về cơ sở vật chất, nâng cao kỹ năng hoạt động xã hội kể cả văn hóa của các nước. “Hạn chế lớn nhất của người lao đ hiệu. Đây là một yêu cầu rất quan trọng trong việc đào tạo nguồn nhân lực trong giai đoạn nước ta đang hội nhập kinh tế một cách sâu rộng.

 

   Nhà trường, DN và sinh viên cùng nhau xây dựng “đầu ra” để khi sinh viên tốt nghiệp sẽ có đủ kiến thức, thật sự đáp ứng được yêu cầu thực tế, có kỹ năng ứng dụng hiệu quả, sáng tạo trong công việc, có thái độ ứng xử linh hoạt, thông minh, tiếp cận được công việc của DN ở mức độ cao nhất. Mục tiêu trong đào tạo đại học là làm sao để DN luôn cần sinh viên, DN chờ đợi từng sinh viên tốt nghiệp, chứ không phải như hiện nay là sinh viên tốt nghiệp phô-tô hàng chục bộ hồ sơ, bằng cấp đi xin việc khắp nơi.

 

   Theo quy hoạch phát triển nguồn nhân lực đến năm 2020, TP Hồ Chí Minh ưu tiên phát triển nhân lực cho những ngành có hàm lượng công nghệ cao, giátrị gia tăng cao, bảo đảm nhu cầu lao động chất lượng cao cho chín ngành dịch vụ và bốn ngành công nghiệp trọng yếu (Cơ khí, Điện tử - Công nghệ thông tin, Chế biến tinh lương thực thực phẩm, Hóa chất - Nhựa cao-su).

 

   Theo ông Trần Anh Tuấn, Phó Giám đốc Trung tâm Dự báo nhu cầu nhân lực và Thông tin thị trường lao động thành phố, có ba thách thức của nguồn nhân lực là: Kỹ năng, ngoại ngữ và tác phong công nghiệp (kỷ luật và trách nhiệm). Vì vậy, cần tăng cường công tác quản lý nhà nước về thúc đẩy phát triển nguồn nhân lực, đẩy mạnh sự liên kết, hợp tác đồng bộ các hoạt động hướng nghiệp, tuyển sinh, đào tạo, thực hành gắn kết nhu cầu sử dụng lao động. Thực hiện nhanh lộ trình sắp xếp hệ thống trường chuyên về từng cấp đào tạo đại học, cao đẳng và trung cấp; phát triển đào tạo liên thông theo loại hình vừa học vừa làm, thống nhất không phân biệt bằng cấp theo loại hình đào tạo. “Quan trọng nhất là cân đối chỉ tiêu đào tạo tổng thể và chỉ tiêu đào đạo của từng trường đào tạo nghề, gắn kết với nhu cầu thực tế của xã hội theo ngành nghề và cấp trình độ đào tạo, hình thành và phát triển hệ thống đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao bảo đảm tiêu chuẩn nghề quốc gia, khu vực và quốc tế. Xác định được khung chương trình đào tạo phù hợp, có chất lượng phù hợp nhu cầu công việc của xã hội và các DN. Hạn chế việc đào tạo tự phát gây tình trạng thừa - thiếu lao động và gia tăng thất nghiệp”, ông Trần Anh Tuấn nhấn mạnh…

 

ộng thành phố vẫn là kỹ năng ngoại ngữ. Đây là “nút thắt” mà các cơ sở đào tạo nên lưu ý. Cùng với đó, trang thiết bị, phòng thí nghiệm chưa được đầu tư đúng mức, do vậy cần chủ động hơn trong việc liên kết với các DN nhằm giúp sinh viên tiếp cận và sử dụng được các máy móc, thiết bị hiện đại”, PGS, TS Nguyễn Tiến Dũng nói.

 

   Thạc sĩ Nguyễn Hoàng Dũng, Giám đốc nghiên cứu và phát triển (Viện Kinh tế và Quản lý TP Hồ Chí Minh) cho rằng, trước đây chúng ta lấy người thầy, rồi lấy sinh viên làm trung tâm. Nhưng trong bối cảnh hội nhập và cạnh tranh mạnh mẽ hiện nay, cần lấy công việc, lấy DN làm trung tâm. Từ đó xây dựng lại chương trình đào tạo phù hợp với nhu cầu sử dụng lao động của các DN. Đã đến lúc phải tái cấu trúc hệ thống đào tạo đại học, mỗi giảng viên phải tự chủ động xây dựng chương trình đào tạo gắn với thực tiễn; từng bài giảng, từng tiết học phải tìm cách kết nối được với nhu cầu thiết yếu của DN, đồng thời phải có một phương pháp đào tạo sáng tạo để sinh viên đủ kỹ năng vận dụng kiến thức đó vào công việc một cách hữu hiệu. Đây là một yêu cầu rất quan trọng trong việc đào tạo nguồn nhân lực trong giai đoạn nước ta đang hội nhập kinh tế một cách sâu rộng.

 

   Nhà trường, DN và sinh viên cùng nhau xây dựng “đầu ra” để khi sinh viên tốt nghiệp sẽ có đủ kiến thức, thật sự đáp ứng được yêu cầu thực tế, có kỹ năng ứng dụng hiệu quả, sáng tạo trong công việc, có thái độ ứng xử linh hoạt, thông minh, tiếp cận được công việc của DN ở mức độ cao nhất. Mục tiêu trong đào tạo đại học là làm sao để DN luôn cần sinh viên, DN chờ đợi từng sinh viên tốt nghiệp, chứ không phải như hiện nay là sinh viên tốt nghiệp phô-tô hàng chục bộ hồ sơ, bằng cấp đi xin việc khắp nơi.

 

   Theo quy hoạch phát triển nguồn nhân lực đến năm 2020, TP Hồ Chí Minh ưu tiên phát triển nhân lực cho những ngành có hàm lượng công nghệ cao, giá trị gia tăng cao, bảo đảm nhu cầu lao động chất lượng cao cho chín ngành dịch vụ và bốn ngành công nghiệp trọng yếu (Cơ khí, Điện tử - Công nghệ thông tin, Chế biến tinh lương thực thực phẩm, Hóa chất - Nhựa cao-su).

 

   Theo ông Trần Anh Tuấn, Phó Giám đốc Trung tâm Dự báo nhu cầu nhân lực và Thông tin thị trường lao động thành phố, có ba thách thức của nguồn nhân lực là: Kỹ năng, ngoại ngữ và tác phong công nghiệp (kỷ luật và trách nhiệm). Vì vậy, cần tăng cường công tác quản lý nhà nước về thúc đẩy phát triển nguồn nhân lực, đẩy mạnh sự liên kết, hợp tác đồng bộ các hoạt động hướng nghiệp, tuyển sinh, đào tạo, thực hành gắn kết nhu cầu sử dụng lao động. Thực hiện nhanh lộ trình sắp xếp hệ thống trường chuyên về từng cấp đào tạo đại học, cao đẳng và trung cấp; phát triển đào tạo liên thông theo loại hình vừa học vừa làm, thống nhất không phân biệt bằng cấp theo loại hình đào tạo. “Quan trọng nhất là cân đối chỉ tiêu đào tạo tổng thể và chỉ tiêu đào đạo của từng trường đào tạo nghề, gắn kết với nhu cầu thực tế của xã hội theo ngành nghề và cấp trình độ đào tạo, hình thành và phát triển hệ thống đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao bảo đảm tiêu chuẩn nghề quốc gia, khu vực và quốc tế. Xác định được khung chương trình đào tạo phù hợp, có chất lượng phù hợp nhu cầu công việc của xã hội và các DN. Hạn chế việc đào tạo tự phát gây tình trạng thừa - thiếu lao động và gia tăng thất nghiệp”, ông Trần Anh Tuấn nhấn mạnh…

 

 

Đình Hưng

Nguồn: http://www.nhandan.com.vn/

TỔNG LƯỢT TRUY CẬP: 000000024936487

TRUY CẬP HÔM NAY: 1805

ĐANG ONLINE: 117