Hội nhập và sức khỏe doanh nghiệp


Kết quả của quá trình hội nhập kinh tế quốc tế kể từ khi Việt Nam là thành viên Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) năm 2007 là một trong những vấn đề nằm trong chương trình nghị sự của phiên họp thứ 41 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội (diễn ra từ ngày 14 đến 25-9).

Thực tế, sau hơn 30 năm đổi mới, nền kinh tế Việt Nam đã tạo ra sự thay đổi và ngày càng hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới. Với những thành tựu đạt được trong lĩnh vực kinh tế, Việt Nam có thêm thế và lực mới để bước vào giai đoạn phát triển với nhiều cơ hội, thách thức đan xen. Một trong những thách thức đó, như Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã nhận định tại báo cáo gần nhất trước Quốc hội: “Kinh tế vĩ mô cơ bản ổn định, lạm phát được kiểm soát, tăng trưởng kinh tế có bước phục hồi nhưng môi trường kinh doanh và năng suất hiệu quả, sức cạnh tranh của nền kinh tế còn thấp, trong khi yêu cầu hội nhập quốc tế ngày càng cao”. Còn theo Ủy ban Kinh tế của Quốc hội, nguồn lực cho chính sách cải cách kinh tế Việt Nam, nguồn lực cho ngân sách quốc gia hiện nay còn khá mong manh. Bội chi ngân sách hàng năm vẫn tăng, tỷ lệ thâm hụt ngân sách nhà nước cao hơn trung bình các nước đang phát triển có thu nhập thấp trên thế giới và cao hơn trung bình của tất cả các nhóm nước đang phát triển thấp chia theo khu vực.

Cũng phải nói thêm rằng, trong bối cảnh ấy, do đã trở thành một nước có thu nhập trung bình thấp, nguồn viện trợ phát triển chính thức (ODA) dành cho Việt Nam đang có sự biến đổi đáng kể cả về số lượng và mức độ ưu đãi. Trao đổi với phóng viên Báo SGGP, Đại sứ Australia Hugh Borrowman cho biết, Việt Nam vẫn luôn luôn là một đối tác quan trọng của Australia trong khu vực cả về kinh tế và chính trị, do đó viện trợ phát triển của Australia cho Việt Nam sẽ được duy trì đến ít nhất năm 2020 và có thể lâu hơn nữa. “Tuy nhiên trong 5  năm tới chúng tôi có kế hoạch chuyển đổi từ việc cung cấp viện trợ truyền thống (quan hệ giữa bên cho và bên nhận) sang thúc đẩy quan hệ đối tác kinh tế” - Đại sứ Hugh Borrowman nói.

Theo Đại sứ Hugh Borrowman, giảm dần phụ thuộc vào ODA là một bước đi quan trọng trong quá trình phát triển của mỗi nước. Với Việt Nam, việc huy động nguồn vốn tư nhân để phát triển là giải pháp quan trọng. Đại sứ Hugh Borrowman thẳng thắn: “Tôi tin rằng Việt Nam có thể làm nhiều hơn nữa để thúc đẩy vai trò của khu vực tư nhân trong việc tạo việc làm, tăng trưởng và cải thiện phúc lợi của người dân. Để có thể tự lực hơn nữa Việt Nam nên xây dựng một hệ thống thể chế kinh tế mạnh, minh bạch để đẩy mạnh đầu tư tư nhân và sử dụng nguồn lực quốc gia hiệu quả hơn”.

Nhưng làm thế nào để đẩy mạnh đầu tư tư nhân và nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của khối doanh nghiệp để có nguồn thu bền vững? Là một lãnh đạo doanh nghiệp, ông Đặng Đức Thành, Chủ nhiệm Câu lạc bộ các nhà kinh tế, Ủy viên Ban Chấp hành Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) nhìn nhận, để nền kinh tế có thể cất cánh, các nước cần ít nhất đội ngũ doanh nghiệp tương đương trên 2% dân số. Điều này có nghĩa là Việt Nam cần ít nhất 2 triệu doanh nghiệp hoạt động hiệu quả. Trong khi đó, mặc dù đã có trên 800.000 doanh nghiệp được thành lập trên cả nước, nhưng chỉ có khoảng 400.000 doanh nghiệp đang hoạt động với tình hình “sức khỏe” chưa thể yên tâm.

Sự cạnh tranh ngày càng quyết liệt kể từ khi Việt Nam gia nhập WTO đến nay. Một thời gian dài, doanh nghiệp Việt Nam phải chịu lãi suất ngân hàng rất cao. Lãi suất ngân hàng cao làm hao mòn vốn tự có của doanh nghiệp, trong khi rất nhiều doanh nghiệp kinh doanh lỗ hoặc lợi nhuận thấp kéo dài. Các doanh nghiệp tư nhân, đặc biệt doanh nghiệp nhỏ và vừa càng khó khăn trong việc tiếp cận vốn. Và cuối cùng, trình độ quản trị của doanh nghiệp Việt Nam chưa theo kịp với những chuẩn mực quốc tế. Đã có rất nhiều biện pháp đã và đang được thực hiện, song doanh nghiệp hiện đang trông đợi vào hai nhóm giải pháp chủ yếu. Thứ nhất là điều chỉnh cơ cấu tín dụng, nhưng không phải bằng biện pháp hành chính mà sử dụng các công cụ điều hành chính sách tiền tệ theo hướng tập trung ưu tiên cho sản xuất kinh doanh, nông thôn, xuất khẩu, công nghiệp hỗ trợ, doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao; giảm bớt tín dụng cho khu vực doanh nghiệp nhà nước. Thứ hai là xây dựng và hình thành một hệ thống chính sách kinh tế hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa, trong đó có việc hình thành và đưa vào hoạt động các quỹ bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa; hỗ trợ về mặt hoàn thiện thể chế thông thoáng cho các quỹ đầu tư mạo hiểm, quỹ “mở” thành lập, hoạt động tại Việt Nam càng nhiều càng tốt; đẩy mạnh cải cách hành chính, hình thành hoàn chỉnh hệ thống pháp luật bảo vệ doanh nghiệp Việt Nam yên tâm làm ăn chân chính.

ANH THƯ

- See more at: http://www.sggp.org.vn/theodongthoisu/2015/9/396386/#sthash.iAvgHBWL.dpuf

Kết quả của quá trình hội nhập kinh tế quốc tế kể từ khi Việt Nam là thành viên Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) năm 2007 là một trong những vấn đề nằm trong chương trình nghị sự của phiên họp thứ 41 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội (diễn ra từ ngày 14 đến 25-9).

Thực tế, sau hơn 30 năm đổi mới, nền kinh tế Việt Nam đã tạo ra sự thay đổi và ngày càng hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới. Với những thành tựu đạt được trong lĩnh vực kinh tế, Việt Nam có thêm thế và lực mới để bước vào giai đoạn phát triển với nhiều cơ hội, thách thức đan xen. Một trong những thách thức đó, như Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã nhận định tại báo cáo gần nhất trước Quốc hội: “Kinh tế vĩ mô cơ bản ổn định, lạm phát được kiểm soát, tăng trưởng kinh tế có bước phục hồi nhưng môi trường kinh doanh và năng suất hiệu quả, sức cạnh tranh của nền kinh tế còn thấp, trong khi yêu cầu hội nhập quốc tế ngày càng cao”. Còn theo Ủy ban Kinh tế của Quốc hội, nguồn lực cho chính sách cải cách kinh tế Việt Nam, nguồn lực cho ngân sách quốc gia hiện nay còn khá mong manh. Bội chi ngân sách hàng năm vẫn tăng, tỷ lệ thâm hụt ngân sách nhà nước cao hơn trung bình các nước đang phát triển có thu nhập thấp trên thế giới và cao hơn trung bình của tất cả các nhóm nước đang phát triển thấp chia theo khu vực.

Cũng phải nói thêm rằng, trong bối cảnh ấy, do đã trở thành một nước có thu nhập trung bình thấp, nguồn viện trợ phát triển chính thức (ODA) dành cho Việt Nam đang có sự biến đổi đáng kể cả về số lượng và mức độ ưu đãi. Trao đổi với phóng viên Báo SGGP, Đại sứ Australia Hugh Borrowman cho biết, Việt Nam vẫn luôn luôn là một đối tác quan trọng của Australia trong khu vực cả về kinh tế và chính trị, do đó viện trợ phát triển của Australia cho Việt Nam sẽ được duy trì đến ít nhất năm 2020 và có thể lâu hơn nữa. “Tuy nhiên trong 5  năm tới chúng tôi có kế hoạch chuyển đổi từ việc cung cấp viện trợ truyền thống (quan hệ giữa bên cho và bên nhận) sang thúc đẩy quan hệ đối tác kinh tế” - Đại sứ Hugh Borrowman nói.

Theo Đại sứ Hugh Borrowman, giảm dần phụ thuộc vào ODA là một bước đi quan trọng trong quá trình phát triển của mỗi nước. Với Việt Nam, việc huy động nguồn vốn tư nhân để phát triển là giải pháp quan trọng. Đại sứ Hugh Borrowman thẳng thắn: “Tôi tin rằng Việt Nam có thể làm nhiều hơn nữa để thúc đẩy vai trò của khu vực tư nhân trong việc tạo việc làm, tăng trưởng và cải thiện phúc lợi của người dân. Để có thể tự lực hơn nữa Việt Nam nên xây dựng một hệ thống thể chế kinh tế mạnh, minh bạch để đẩy mạnh đầu tư tư nhân và sử dụng nguồn lực quốc gia hiệu quả hơn”.

Nhưng làm thế nào để đẩy mạnh đầu tư tư nhân và nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của khối doanh nghiệp để có nguồn thu bền vững? Là một lãnh đạo doanh nghiệp, ông Đặng Đức Thành, Chủ nhiệm Câu lạc bộ các nhà kinh tế, Ủy viên Ban Chấp hành Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) nhìn nhận, để nền kinh tế có thể cất cánh, các nước cần ít nhất đội ngũ doanh nghiệp tương đương trên 2% dân số. Điều này có nghĩa là Việt Nam cần ít nhất 2 triệu doanh nghiệp hoạt động hiệu quả. Trong khi đó, mặc dù đã có trên 800.000 doanh nghiệp được thành lập trên cả nước, nhưng chỉ có khoảng 400.000 doanh nghiệp đang hoạt động với tình hình “sức khỏe” chưa thể yên tâm.

Sự cạnh tranh ngày càng quyết liệt kể từ khi Việt Nam gia nhập WTO đến nay. Một thời gian dài, doanh nghiệp Việt Nam phải chịu lãi suất ngân hàng rất cao. Lãi suất ngân hàng cao làm hao mòn vốn tự có của doanh nghiệp, trong khi rất nhiều doanh nghiệp kinh doanh lỗ hoặc lợi nhuận thấp kéo dài. Các doanh nghiệp tư nhân, đặc biệt doanh nghiệp nhỏ và vừa càng khó khăn trong việc tiếp cận vốn. Và cuối cùng, trình độ quản trị của doanh nghiệp Việt Nam chưa theo kịp với những chuẩn mực quốc tế. Đã có rất nhiều biện pháp đã và đang được thực hiện, song doanh nghiệp hiện đang trông đợi vào hai nhóm giải pháp chủ yếu. Thứ nhất là điều chỉnh cơ cấu tín dụng, nhưng không phải bằng biện pháp hành chính mà sử dụng các công cụ điều hành chính sách tiền tệ theo hướng tập trung ưu tiên cho sản xuất kinh doanh, nông thôn, xuất khẩu, công nghiệp hỗ trợ, doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao; giảm bớt tín dụng cho khu vực doanh nghiệp nhà nước. Thứ hai là xây dựng và hình thành một hệ thống chính sách kinh tế hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa, trong đó có việc hình thành và đưa vào hoạt động các quỹ bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa; hỗ trợ về mặt hoàn thiện thể chế thông thoáng cho các quỹ đầu tư mạo hiểm, quỹ “mở” thành lập, hoạt động tại Việt Nam càng nhiều càng tốt; đẩy mạnh cải cách hành chính, hình thành hoàn chỉnh hệ thống pháp luật bảo vệ doanh nghiệp Việt Nam yên tâm làm ăn chân chính.

ANH THƯ


Nguồn: http://www.sggp.org.vn

TỔNG LƯỢT TRUY CẬP: 000000024936588

TRUY CẬP HÔM NAY: 1906

ĐANG ONLINE: 11