THẤT NGHIỆP VÌ XEM THƯỜNG KỸ NĂNG MỀM


Coi nhẹ kỹ năng, sinh viên mất nhiều cơ hội

 

(Dân trí) - Có không ít sinh viên học rất giỏi nhưng ra trường không làm được việc, trong khi nhiều bạn chỉ học trung bình hoặc khá lại làm việc rất hiệu quả, thành công. Một điểm mấu chốt là kỹ năng, yếu tố mà vẫn bị sinh viên coi nhẹ.


Do thiếu kỹ năng nên sinh viên (SV) Việt Nam đang đánh mất nhiều cơ hội. Nhiều tập đoàn, công ty có nhiều chương trình, hợp tác quốc tế dành cho nhân sự trẻ nhưng không tìm được người tham dự do cử nhân yếu kỹ năng, kém ngoại ngữ.


Sửng sốt nhất đã có những học bổng dành cho SV các trường ĐH nhưng không tìm đủ SV đáp ứng được các điều kiện để trao, chủ yếu do SV thiếu kỹ năng, định hướng bản thân… Thế nhưng thực tế hiện nay, SV vẫn còn coi nhẹ việc trau dồi kỹ năng bên cạnh kiến thức chuyên môn.


Tại chương trình “Làm thế nào để cân bằng giữa học tập và phát triển kĩ năng?” do tổ chức sinh viên quốc tế (AIESEC) tại ĐH Ngoại thương TPHCM tổ chức vào ngày 6/1, bà Lê Thị Minh Hoa (chuyên viên của đài 1080) cho rằng phần đông SV chưa hiểu được tầm quan trọng của việc rèn luyện kỹ năng. Các bạn chỉ dừng ở mức biết trên lý thuyết chứ không biết cách biến thành kỹ năng thực tế.


Kể cả SV từng theo học các lớp kỹ năng mềm mà bà Hoa
tham gia giảng dạy, nhiều SV cũng
Nhiều SV chưa chú trọng đến việc rèn luyện kỹ năng bên cạnh kiến không biết lý do, mục tiêu mình


thức chuyên môn.  theo học. Có SV bảo đi học chỉ vì nhà trường yêu cầu có chứng chỉ kỹ năng mềm để đảo bảo đầu ra, rất ít SV hiểu rằng kỹ năng cần thiết cho bản thân trong cuộc sống và công việc.


“SV năm nhất cho đến năm ba, các bạn đều gặp khó khăn trong việc thiệt lập lịch học hay viết một bản kế hoạch… Từng đó thời gian họ vẫn chỉ dừng lại ở chỗ biết, có kiến thức lý thuyết chứ không phát triển được thành kỹ năng để hành động. Chỉ khi hành động được lặp đi lặp lại thì kiến thức mới trở thành kỹ năng và kỹ năng cần phải rèn luyện”, bà Hoa nhấn mạnh.
ThS Nguyễn Hoàng Khắc Hiếu (ĐH Sư phạm TPHCM) cho hay những năm ở giảng đường, nhiều SV chỉ cần biết học và học mà quên mất rằng đó còn là thời gian để mình rèn luyện kỹ năng nên các bạn tự đánh mất rất nhiều cơ hội.


SV có thể đến các lớp dạy kỹ năng để theo học nhưng theo ThS Khắc Hiếu, các bạn phải hiểu ở đó người ta chỉ cho mình cách thức, phương hướng chứ không đem đến sự thực tập. Chính SV phải đưa mình vào các hoạt động khác nhau như hoạt động xã hội ở trường lớp, ở CLB, làm lớp trưởng, tổ trưởng và đi làm thêm… Học kỹ năng bằng phải bằng cách sống thật vì chỉ khi thông qua các hoạt động thực tế mới hình thành kỹ năng.


Chuyên gia này cũng lưu ý, có 3 nhóm kỹ năng cơ bản là kỹ năng để áp dụng cho bản thân (khám phá bản thân và xác lập mục tiêu), kỹ năng dành cho công việc và kỹ năng để ứng dụng trong xã hội. Bên cạnh đó, mỗi người phải xác định được điều gì quan trọng, cần thiết với mình. SV trường Sư phạm sẽ chú trọng đến kỹ năng khác với SV trường Kinh tế, Ngoại thương… và còn tùy thuộc vào mục tiêu của mỗi người.


Theo kết quả khảo sát SV từ các nguồn thông tin của các trường ĐH Quốc gia TPHCM, ĐH Sư phạm Kỹ thuật TPHCM và ĐH Nông lâm TPHCM cùng khảo sát của Trung tâm Dự báo nguồn nhân lực và Thông tin thị trường lao động TPHCM (Falmi) với số lượng trên 25.000 SV, nhiều kết quả cho thấy SV còn coi nhẹ các kỹ năng.


Chỉ 10% SV cho rằng cần kỹ năng mềm và 7% SV cho rằng cần kỹ năng thực hành để được tuyển dụng và làm việc hiệu quả. Còn phần lớn (54%) SV cho rằng doanh nghiệp chỉ


Học kỹ năng bằng phải bằng cách sống thật vì chỉ khi thông qua cần kiến thức chuyên môn.


các hoạt động thực tế mới hình thành kỹ năng.


Ngoài ra, ở nội dung khảo sát SV có nên tự trang bị kỹ năng hay không thì 11% SV cho là không cần thiết và 89% cho là cần thiết. Tuy nhiên, chỉ khoảng 57% SV chia sẻ trang bị kỹ cần năng thông gia đoàn hội, học ngoại khóa, đi làm thêm, qua tài liệu…


Ông Trần Anh Tuấn - Phó giám đốc thường trực Falmi cho hay nhiều doanh nghiệp nói rằng, những ứng viên tìm việc với bằng cấp trường lớp và kinh nghệm cần thiết thời điểm này rất nhiều. Nhưng để tìm được ứng viên lý tưởng đáp ứng đủ các kỹ năng lại không hề dễ dàng.


“Tuy rằng không nhiều doanh nghiệp đòi hỏi thẳng kỹ năng mềm trong thông báo tuyển dụng nhưng đây thật sự là những gì họ đang tìm kiếm khi tiếp xúc và tiếp nhận ứng viên, nhất là tìm những người quan trọng, có vị trí cho doanh nghiệp”, ông Tuấn nhấn mạnh đến vai trò của kỹ năng trong cơ hội tìm việc.

Nhiều SV tốt nghiệp làm việc trái ngành

TS Lê Hữu Phước, Phó hiệu trưởng Trường ĐH KHXH&NV, ĐH Quốc gia TPHCM cảo hay theo khảo sát 4 khóa SV tốt nghiệp của trường từ năm 2008 đến năm 2011, có hơn 80% SV có việc làm ngay trong năm đầu tiên ra trường. Trong đó, khoảng 33% SV khẳng định tìm được công việc phù hợp với ngành học, 42% làm việc gần ngành học và 25% cho rằng công việc đang làm không phù hợp với ngành học.

Góp ý cho việc cải tiến chương trình đào tạo, cựu SV của trường cho rằng nhà trường cần tăng thời gian học thực hành, đi thực tế, giảm bớt môn đại cương, đòi hỏi cao hơn về trình độ tiếng Anh, tin học và tăng thêm việc học kỹ năng mềm cho SV.
Hoài Nam


Sinh viên bị doanh nghiệp “chê”, nhà trường nói gì?

(Dân trí) - Doanh nghiệp chê sinh viên tốt nghiệp ra trường yếu, không đáp ứng được yêu cầu công việc. Còn trường đại học cho rằng trường học chỉ cung cấp các kiến thức nền tảng, cơ bản chứ không thể đáp ứng mọi yêu cầu của doanh nghiệp.

Những năm gần đây, các trường đại học (ĐH) và doanh nghiệp (DN) đã có nhiều hoạt động “bắt tay” để thực hiện mục tiêu đào tạo theo gắn liền với nhu cầu thực tế. Nhưng sự kết hợp giữa bên đào tạo và bên sử dụng gặp không ít khó khăn vì bên nào cũng có lý của riêng mình nên nguồn nhân lực vẫn chưa thoát khỏi tình trạng “thừa” lại vừa “thiếu”. Nhất là trong tình hình kinh tế khó khăn, “độ vênh” càng lộ rõ khi nhiều sinh viên (SV) tốt nghiệp, kể cả bằng Khá, Giỏi vẫn không xin được việc hoặc chấp nhận làm những việc không hề liên quan đến ngành nghề được đào tạo.


Đòi hỏi SV đáp ứng yêu cầu DN: Bất khả thi?


DN chê SV tốt nghiệp ra trường yếu, không đáp ứng được yêu cầu công việc thực tế, thậm chí nhiều DN bất mãn với kỹ năng của nguồn nhân lực có lẽ là điều mà lãnh đạo trường ĐH nào cũng nghe, cũng biết. Họ lắng nghe ý kiến của DN là “hãy đào tạo nguồn nhân lực theo yêu cầu thực tiễn” nhưng nhiều ý kiến cho rằng việc đào tạo ở giảng đường không thể chạy theo và đáp ứng được mọi yêu cầu của DN.


Trường học ngày càng có nhiều chương trình hợp tác với doanh


nghiệp nhằm gắn kết đào tạo theo nhu cầu xã hội. 


TS Lê Hữu Phước - phó hiệu trưởng Trường ĐH KHXH & NV TPHCM cho hay không nên đòi hỏi SV tốt nghiệp phải đáp ứng 100% yêu cầu của nhà tuyển dụng vì điều đó là bất khả thi, ngay cả về mặt kiến thức, nhà trường không thể làm nổi "sứ mệnh" đó.


“Sau 4 năm đào tạo, SV mới chỉ được trang bị kiến thức mang tính nền tảng. Việc đào tạo lại, đào tạo tiếp cho lao động trong môi trường làm việc của mình là tất yếu, các nhà tuyển dụng nên chấp nhận điều này như một lẽ đương nhiên. Việc đánh giá mức độ đáp ứng yêu cầu của SV đối với DN cần thỏa đáng hơn”, ông


Hiện nay nhiều SV tốt nghiệp ĐH rất khó xin việc làm. Phước bày tỏ.


Trách nhiệm của trường học là đào tạo kiến cơ bản và kỹ năng cơ bản, tuy nhiên ông Phước cho rằng trường học cũng chưa xác định được kiến thức nào, kỹ năng nào là nền tảng. Đặc biệt là các trường tốp trên luôn chạy theo kiến thức hàn lâm, tinh hoa mà “bỏ quên” yêu cầu của thị trường.

"Theo tôi, đánh giá SV Việt Nam tốt nghiệp ĐH phải đào tạo lại là chưa chính xác. Đến môi trường mới nào cũng cần có sự chuẩn bị để thích nghi, thích ứng. Ngay trong một công ty, cùng lĩnh vực mà khi thay đổi vào vị trí khác, người lao động cũng đã cần có thời gian để thích ứng, làm quen. Vấn đề của SV ViệtNam là các bạn cần chủ động mang tính tích cực hơn nữa". - Ông Rick Howarth, Tổng Giám đốc của Nhà máy Intel Products ViệtNam


Ông Trần Anh Tuấn - phó giám đốc thường trực Trung tâm dự báo nhu cầu nguồn nhân lực và Thông tin thị tường lao động TPHCM nhìn nhận thực trạng trong thời buổi khó khăn, khan hiếm việc làm nhưng nhiều DN vẫn không tuyển được người làm vì họ đòi hỏi nguồn nhân lực cao.


Ông Tuấn cho rằng đòi hỏi trường ĐH đào tạo nhân lực phải đáp ứng mọi yêu cầu của DN là không thể vì mỗi doanh nghiệp có môi trường, bí quyết làm việc riêng, trường học không thể chạy theo… từng yêu cầu đó.

 

Đồng tình với ý kiến trên, TS Tân Hạnh - phó giám đốc Học viện Công nghệ Bưu chính viễn thông TPHCM cho biết trường mình đào tạo ngành nghề mang tính đặc thù, thuộc Tập đoàn Bưu chính viễn thông nên trước đây SV ra trường là có việc ngay. Từ năm 2007, số lượng tuyển sinh đông không chỉ đáp ứng trong ngành mà hướng đến nhu cầu xã hội nên trường chủ động tiếp cận với doanh nghiệp để tiếp thị nguồn nhân lực của mình.


Theo ông Hạnh, SV yêu cầu nhà trường phải đào tạo sao cho đúng yêu cầu DN và DN đòi hỏi trường ĐH phải đáp ứng mọi yêu cầu của mình là thiếu thực tế. Vì trường ĐH có khung đào tạo chung chứ không phải muốn là có thể vượt qua được khung đào tạo đó.


Nhà trường không theo kịp xã hội


Ông Trần Thanh Liên - Tổng công ty Điện lực TPHCM cho rằng phía việc kết hợp đào tạo giữa bên sử dụng và bên đạo tạo có nhiều tích cực nhưng còn nhiều kẽ hở. Cụ thể trong lĩnh vực kỹ thuật, công nghệ, trong quá trình đào tạo 4 năm ở trường khi SV tốt nghiệp đi làm thì công nghệ ngoài xã hội đã thay đổi rất nhiều, nhà trường theo không kịp.


“Nhà trường cần phối hợp với những nhà thầu tiên tiến, cung cấp các tài liệu kỹ thuật cho SV nghiên cứu và tiếp cận với các kỹ thuật mới nhất”, ông Liên nói.


Dù khẳng định SV không thể đáp ứng mọi yêu cầu của DN nhưng TS Lê Hữu Phước đồng tình rằng sự kết hợp giữa nhà trường cần thắt chặt, cụ thể hơn qua việc trao đổi thông tin. Các trường nên cung cấp thông tin về các sản phẩm đào tạo đã, đang Nhà trường và doanh nghiệp cần gắn kết chặt hơn còn SV cần và sắp có của mình cho thị trường. chủ động hơn nữa để cùng giải quyết bài toán nguồn nhân lực Còn phía tuyển dụng phải cho nhà vừa thừa lại vừa thiếu.  trường tuyển về nhu cầu và yêu cầu đối với nhân sự.


Theo ông Phước, trong bối cảnh như hiện này mà yêu cầu SV làm đúng ngành là rất khó trừ một số ngành đặc thù. Thế nên không nên đòi hỏi đúng ngành mà nên chú ý đến việc đào tạo liên ngành.


"SV ngoài việc học chuyên nhành chính có thể chọn thêm những môn học để trang bị thêm kiến thức kỹ năng khác cho mình thì khả năng tìm việc sẽ cao hơn. Thay vì SV học bốn năm để lấy một bằng chuyên ngành thì có thể cho SV học 5 hoặc 6 năm để lấy bằng đôi, giảm thời gian phải học văn bằng hai”, TS Lê Hữu Phước đề xuất.

 

DN chỉ hỗ trợ, ngại trách nhiệm 


Lâu nay chúng ta nghe rất nhiều về những lời chê về việc đào tạo chưa theo yêu cầu xã hội của trường ĐH, còn trách nhiệm của bên sử dụng nguồn nhân lực lại ít được đề cập. Trong khi, trong điều kiện như hiện nay DN có vai trò rất lớn trong việc hoàn thiện nguồn nhân lực, là môi trường để SV áp dụng các kiến thức ở nhà trường vào thực tế.


Sự kết hợp của các DN chủ yếu chỉ mang tính hỗ trợ, chưa gắn liền với trách nhiệm. Không ít DN khi tuyển người, ngay với SV vừa tốt nghiệp đã đòi hỏi phải có kinh nghiệm làm việc hay các kỹ năng nhỏ lẻ theo môi trường của mình. Họ chú trọng đến việc ứng viên phải đem lại hiệu quả ngay mà ngại “đầu tư” đến việc đào tạo thêm.


“Không một ai vừa tốt nghiệp mà có thể làm việc được ngay trong một môi trường mới. Theo tôi, để có nguồn nhân lực cao thì bên sử dụng cũng phải có trách nhiệm hỗ trợ SV biến các kiến thức ở trường học có thể ứng dụng được vào thực tế”, đại diện công ty Hùng Hậu thẳng thắn.


Người này cho biết, công ty sẵn sàng nhận những SV năm cuối, SV ra trường trong lĩnh vực mình cần đến thực tập để đào tạo thêm. Qua đó sẽ giữ lại những ứng viên có năng lực và phù hợp. 


Không ít DN cũng sẵn sàng như vậy nhưng khó khăn của họ chưa thể lập ra một bộ phận chuyên môn để hợp tác trong việc đào tạo với trường ĐH. Họ cũng không muốn mạo hiểm đầu tư thời gian, tiền bạc để đào tạo thêm vì ở góc độ kinh doanh hiển nhiên họ muốn tuyển người có thể làm việc ngay. Chưa kể lo ngại "cốc mò cò xơi", người mới đi làm có chuyên môn, kinh nghiệm thì rất dễ nhảy việc.


Để có nguồn nhân lực cao, SV ra trường không rơi vào cảnh thất nghiệp hay làm trái ngành, nhà trường và DN phải có hợp tác chặt chẽ và mang tính trách nhiệm hơn. Bên cạnh đó, nhiều ý kiến cho rằng nhà trường và DN chỉ mang tính chất là môi trường, điều quan trọng nhất là sự nỗ lực, cố gắng của chính SV. Họ phải biết chủ động trau dồi cho mình kiến thức, các kỹ năng, tinh thần tự học, thái độ làm việc hợp tác, tiếp cận với doanh nghiệp… thì kiến thức được học mới có thể đến sát với nhu cầu.


Hoài Nam

 

Sinh viên mất cơ hội vì thiếu kỹ năng

Sinh viên còn thiếu và yếu kỹ năng mềm là vấn đề không mới nhưng vẫn làm đau đầu nhiều nhà tuyển dụng. Những cảnh báo về thực trạng này đã có nhưng làm sao để lấp khoảng trống đó lại là chuyện không dễ.

 

Trong buổi trao học bổng của Công ty Ernst & Young và ACCA mới đây dành cho SV ngành kế toán - kiểm toán Trường ĐH Kinh tế - Luật TPHCM, dù dành ra 10 suất học bổng nhưng lãnh đạo 2 đơn vị này cho biết qua các vòng thi và phỏng vấn, chỉ có 4/60 sinh viên (SV) đáp ứng được các yêu cầu của nhà tuyển dụng. Lý do chính là rất nhiều SV vượt qua vòng thi kiến thức chuyên môn nhưng không qua được vòng phỏng vấn vì thụ động và thiếu tự tin.


Bà Hoàng Thị Mộng Liên, Giám đốc nhân sự Ernst & Young, cho biết: Khi được nhà tuyển dụng phỏng vấn, SV phải coi mình như sản phẩm, phải làm sao để “bán” được mình. Những SV được trao học bổng không phải là người có điểm cao nhất, cũng không phải giỏi tiếng Anh nhất mà là những người năng động, có kỹ năng giao tiếp, đam mê nghề nghiệp và có đạo đức.


Trong khi đó, bà Lê Thị Hồng Len, Trưởng đại diện ACCA tại Việt Nam, cho biết đối với những hiệp hội nghề nghiệp uy tín trên thế giới, yêu cầu về kỹ năng mềm ở SV là bắt buộc, có hẳn chương trình học và phải hoàn thành mới được công nhận tốt nghiệp và hành nghề. Văn bằng ACCA yêu cầu SV trong 3 môn phải có 1 môn kỹ năng mềm, khi kết thúc phải có 1 bài kiểm tra để xem có đủ tố chất và thái độ đảm nhận công việc hay không.


Bà Liên bức xúc cho rằng bất cứ ngành nghề nào cũng cần đạo đức nghề nghiệp, đặc biệt là những ngành nghề liên quan đến tài chính. Bà kể: “Trong những lần ra đề thi hoặc phỏng vấn tuyển dụng, trong nhiều năm, tôi chỉ hỏi 1 câu đơn giản là “SV nghĩ gì về đạo đức” nhưng chưa khi nào nhận được câu trả lời ưng ý.


Hầu hết các bạn cho rằng đạo đức chỉ đơn giản là thật thà, không quay cóp. Điều tôi muốn nói là các bạn phải biết chịu trách nhiệm với chữ ký, hành vi của mình”. Bà Liên cho biết rất bức xúc trước nhiều trường hợp SV đã đặt bút ký hợp đồng nhưng hôm sau quay lại để xin nghỉ, nhiều khi chỉ với lý do như muốn đến nơi khác làm việc vì ở đó có bạn sẽ vui hơn.


Việc SV yếu kỹ năng giao tiếp và làm việc nhóm đã ở mức báo động, đến nỗi mới đây, trong một hội thảo do ĐH Quốc gia TPHCM tổ chức, ông M.Yamashita, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp Nhật Bản tại Việt Nam, phải thốt lên: “Có thể những phát biểu của tôi khiến nhiều người không muốn nghe nhưng tôi muốn nói lên sự thật...”.


Thực tế, nhiều trường ĐH cũng đã chú trọng việc đào tạo kỹ năng mềm cho SV nhưng trong đó, không ít trường chỉ mang tính đối phó hoặc chỉ dành cho SV năm cuối, như vậy là quá muộn.


Theo Người Lao Động

 

Cử nhân sống cơ cực hơn thời sinh viên

(Dân trí) - Kiếm sống bằng những công việc không liên quan đến chuyên môn đào tạo, thu nhập thấp, cuộc sống của nhiều cử nhân đại học còn cơ cực hơn cả thời sinh viên...

 

Cơ cực đời sống cử nhân chờ việc


Tốt nghiệp ngành Kinh tế tại một trường ĐH lớn ở TPHCM nhưng hai năm nay, Ngọc vẫn chưa tìm được công việc đúng chuyên ngành. Phải tự nuôi mình khi bố mẹ ngừng viện trợ, Ngọc đành nhận việc phát tờ rơi cho một công ty với mức lương 2,1 triệu đồng chạy việc từ sáng đến chiều tối.


Ngọc sống chung với 3 người khác trong một phòng trọ 12m2 ở đường Trần Huy Liệu (Q.3) để tiết kiệm tiền phòng. Từ lâu, Ngọc chẳng biết mùi tô hủ tiếu, bún bò mà trường kỳ với cơm rang, mỳ tôm.


“Tiền nhà, tiền ăn uống, sinh hoạt… tháng nào tôi cũng thiếu tiền. Hồi SV thiếu còn xin bố mẹ được bây giờ đói khổ đến mấy cũng ráng mà chịu. Tôi còn bị gọi “con nợ” vì ngửa tay vay mượn khắp nơi”, Ngọc thật tình.


Có thời gian Ngọc đã về quê nhưng không khả quan nên lại trở lại thành phố. Không thể sống nổi với mức lương đi phát tờ rơi, mới đây Ngọc xin đi bán hàng ở chợ đêm Hạnh Thông Tây. Hết giờ làm chính thức, Ngọc khuơ vội chén cơm nguội Việc làm không ổn định, không ít cử nhân phải “bơi” đủ nghề để sống.  rồi ra chợ bán hàng đến 11 giờ tối.


Trong ảnh: Cử nhân tại TPHCM đi bán hoa dịp lễ 20/10. Về đến nhà là cô gái nằm li bì để


ngày mai còn bắt đầu công việc từ lúc 6 giờ sáng.
Công việc bán hàng giúp Ngọc bớt cảnh vay nợ hơn nhưng đổi lại cô không có thời gian để học thêm Ngoại ngữ hay tìm hiểu các thông tin tuyển dụng. “Thêm thời gian nữa là… kiến thức em gửi lại hết cho thầy. Không có điều kiện trau dồi thì sau này xin việc còn khó hơn nữa. Tôi thấy bế tắc kinh khủng nhưng vì mưu sinh đâu dễ theo đuổi hoài bão”, Ngọc nói.


Tốt nghiệp ĐH tại Huế, tìm việc ở nhiều nơi không thành, đường về quê cũng không có, Nguyễn Văn Hữu vào Nam kiếm cơ hội. Sau nhiều tháng sống nhờ nhà người quen kiếm việc nhưng không được, Hữu tìm chỗ ở ghép cùng nhiều thanh niên lao động phổ thông tại một phòng trọ ở đường Lũy Bán Bích (Q. Tân Phú, TPHCM) với giá 350.000 đồng. Hữu theo các thanh niên này đi phụ hồ, kiếm được mỗi ngày 150.000 đồng.


Hữu chỉ tiêu cho bản thân một nửa số tiền này, còn lại để góp trả những khoản mượn tiêu tạm trong lúc chưa đi làm và gửi về quê cho bố mẹ trả ngân hàng. Làm việc cực nhọc nhưng không ít hôm hết tiền, Hữu chỉ dám ăn ổ bánh mỳ không, có bữa còn uống nước lọc cầm hơi để ra công trường.


“Ai cũng tưởng đời SV là khổ nhất nhưng hóa ra cử nhân ra trường chưa tìm được việc hay làm những việc tạm thời để sống còn cực hơn nhiều”, Hữu buồn bã.


Theo kinh nghiệm của Hữu, với những SV điều kiện gia đình eo hẹp, khi ra trường không tìm được việc gánh rất nhiều nỗi lo. Không chỉ phải tự nuôi sống bản thân mà nhiều bạn phải kiếm tiền để phụ gia đình.


“Sắp tới chị gái cưới chồng, ai cũng nhắc con ra trường lâu rồi phải có quà cưới cho đàng hoàng, tôi chạnh lòng vô cùng. Cả nhà mình em học đại học mà giờ không kiếm nổi chỉ vàng mừng chị, chẳng biết đến bao giờ mới phụ được gia đình”, Hữu than thở. Hữu còn báo với bố mẹ mình bận đi công tác nên không thể về dự cưới nhưng thật ra cậu không có tiền xe để đi lại. 

 

Cựu SV Lê Thúy Mai, quê ở Bình Định cho hay, khi còn đi học tuy chi tiêu cũng eo hẹp nhưng khi khốn đốn như lúc này. Mai làm kế toán cho một công ty với mức lương 1,8 triệu đồng, Cử nhân phải đối diện với áp lực mưu sinh để nuôi hy vọng  tất cả mọi sinh hoạt đều xoay quanh tìm được việc. khoản tiền đó.


Tại chỗ trọ của Mai tập hợp rất nhiều cử nhân tốt nghiệp từ nhiều trường sống chen chúc ở những căn phòng ghép, ăn uống hết sức khổ sở và tằn tiện vì không có tiền. Nhiều bạn đi phục vụ ở đám cưới, phát tờ rơi hay đi tiếp thị theo thời vụ cho các nhãn hàng hoặc đi bán hoa vào các ngày lễ… “Nói ra chắc không ai tin, có người khi bệnh không có lấy một đồng xu để mua thuốc nên nằm quắp queo ở phòng. Nhiều anh chị còn không dám nói mình tốt nghiệp ĐH vì đời sống và sinh hoạt như vậy nên ngại với các em SV”, Mai nói.


Học cao học để… trốn áp lực


Do không kiếm được việc làm nên có một thực tế hiện nay là không ít cử nhân dù có bằng Giỏi, bằng Khá đành phải tiếp tục kéo dài cuộc sống SV bằng nguồn trợ cấp từ gia đình để đeo đuổi tìm việc.


Tr.N.A, tốt nghiệp một trường ĐH Kinh tế cho hay nguyên cả năm nay chưa tìm được việc nên cậu vẫn sống bằng viện trợ từ gia đình. Đầu tháng, bố mẹ vẫn gửi vào tài khoản 3 triệu đồng cho con trai chi


Sinh viên tốt nghiệp đại học đang rất khó khăn tìm việc làm. tiêu 4 tháng nay, A. đang xin làm tại một công ty về xuất nhập khẩu với mức lương tượng trưng để lấy kinh nghiệm.


“Tôi vẫn mong được làm việc đúng chuyên môn mình đã được đào tạo nên thu nhập thấp đến mấy cũng ráng. Nhiều lúc chán nản vô cùng vì công ty cắt giảm nhân sự ầm ầm, mình không có cơ hội để vào, việc thì ít mà người thi đông. Cứ xin tiền tiêu hoài nên bố mẹ cũng lo mà tôi thì rất căng thẳng, chỉ muốn bỏ hết tìm đại việc nào đó nuôi được mình cho xong”, A. nói.


Mòn mỏi không xin được việc, không ít cử nhân tính đến chuyện tiếp tục học lên cao học hoặc thêm văn bằng hai để tránh áp lực từ cuộc sống và gia đình. Nếu như nhiều người học cao học có mục tiêu, kế hoạch rõ ràng thì không ít người đi học chỉ vì… thất nghiệp.


Cử nhân Sư phạm N.V.Kh. cho biết, sau cả năm về quê chờ việc không có kết quả, trở lại thành phố đi gia sư như hồi SV. Năm rồi Kh. quyết định thi cao học để lỡ khi có người hỏi han về công việc còn biết đường… trả lời.


“Tôi muốn đi dạy để nâng cao nghề nghiệp rồi mới tính chuyện học lên nhưng giờ không tìm được việc đành phải học cho bớt căng thẳng, bố mẹ ở nhà cũng yên lòng hơn cho dù hàng tháng phải kiếm tiền gửi cho con”, Kh. bày tỏ và khẳng định nhiều người cùng lớp học lên thạc sĩ chỉ vì không kiếm nổi việc làm. Họ hy vọng sau kho học cao học sẽ có nhiều cơ hội hơn.


Các chuyên gia tâm lý cho rằng, những người ra trường không làm việc đúng sở thích và ngành nghề được đào tạo sẽ không có cơ hội phát huy được khả năng của mình. Họ dễ bị ức chế về tâm lý vì không được theo đuổi công việc yêu thích và thua kém những người khác.


Tuy nhiên hiện nay, do việc hướng nghiệp và dự báo còn nhiều bất hợp lý nên tỉ lệ SV học ngành nghề không phù hợp và cử nhân khi ra trường phải làm trái ngành đều cao. Điều này không chỉ lãng phí nguồn lực đào tạo của nhà nước, gia đình và toàn xã hội mà những người học và làm những công việc không đúng chuyên môn cũng phải đối mặt với những áp lực của mình.

 

Hoài Nam


Bằng cử nhân bị… xếp xó, vì đâu?

 

(Dân trí) - Hàng trăm độc giả đã gửi bình luận sau khi đọc bài viết “Những tấm bằng bị … xếp xó” trên báo điện tử Dân trí. Các ý kiến của độc giả đã phần nào chỉ ra các lý do tại sao các sinh viên khó kiếm việc làm sau khi tốt nghiệp đại học?

Hậu quả của việc "thừa thầy" nhưng “thiếu thợ”

Lý giải về nguyên nhân sinh viên tốt nghiệp đại học khó kiếm việc, nhiều độc giả cho rằng đây là hậu quả của việc “thừa thầy” nhưng “thiếu thợ”.

“Có bao nhiêu học sinh PTTH trước khi rời khỏi mái trường cấp 3 mơ ước trưởng thành từ những nghề lao động chân tay?” - Người gửi: Nguyễn Sỹ Thanh, email:  thanhthanhsy@gmail.com 

“Không có gì lạ ở xã hội nhiều "thầy" ít "thợ". - Người gửi: Trần Anh, email: thaianhohe@gmail.com   
“Tình hình thất nghiệp hiện nay chỉ chủ yếu nhắm vào khối Kinh tế là chính, còn khối Kỹ thuật thì tôi có thấy mấy ai thất nghiệp đâu, mà các trường nghề hiện giờ có mời thì họ cũng chẳng muốn vào học, ai cũng muốn làm “quan” cả, chẳng ai chịu làm “dân” thì hỏi sao chẳng thất nghiệp nhiều.” - Người gửi: Vũ Ngọc Doanh, email:  doanh0910@gmail.com 

Sinh viên khối Ngân hàng và kinh tế tham dự một hội chợ việc làm tại Hà Nội.

“Bây giờ thất nghiệp là bình thường do kinh tế thế giới suy thoái chung. Năm nay, ở Việt Nam có rất nhiều doanh nghiệp phá sản, người ta còn phải giảm nhân sự. Phải cố thôi.” -  Người gửi: Phương, email: thienlong9d@gmail.com 

“Tôi thấy cũng thấy chẳng có nói bạn nào học công nhân học nghề, trung cấp ra thất nghiệp nhỉ. Chắc mọi người quá ảo vọng vào tấm bằng đại học nên mới vậy.” - Người gửi: Le Hung, email: lehunginco2008@yahoo.com.vn 

“Các bạn đừng mơ học những ngành nhàn mà lại khó xin việc, bạn cứ học như Cơ khí, Điện, CNTT Phần cứng mạng xem, bạn xin việc dễ cực, thu nhập lương cũng khá, các công ty doanh nghiệp tuyển rất nhiều” - Người gửi: Ninh Dũng, email: dungmytom@gmail.com 

“Xem ra các bạn trẻ nên nhìn nhận lại việc chọn nghề chứ không nên tìm mọi cách để vào đại học. Quan trọng là nghề nào phù hợp và có thể kiếm cơm được dể dàng”. - Người gửi: Lê Hùng, email:  Robertanunda@gmail.com 

Thiếu kinh nghiệm

“Đó là vì các công ty hiện nay đều tuyển nhân viên có kinh nghiệm ít nhất 2 năm. Thử hỏi SV mới ra trường thì làm sao có kinh nghiệm?” - Người gửi: Tran Hung, email:  tranhungmm@gmail.com 

“Hầu như khi đi xin việc làm, nhà tuyển dụng đều yêu cầu có kinh nghiệm, nhưng đối với những sinh viên mới ra trường như mình lấy đâu kinh nghiệm ra để đáp ứng được yêu cầu đó?” - Người gửi:  Lam, email: cobe_digan2005@yahoo.com 

“Sinh viên ra trường bằng Khá, Giỏi nhưng thiếu kỹ năng làm việc. Các công ty bây giờ họ cần kỹ năng làm việc hơn là học vấn chuyên môn”. - Người gửi:  Trần Anh Tuấn, email:  tuan.tran.qa@gmail.com   

“Nếu các bạn không tiếp xúc công việc từ khi đang còn ngồi trên ghế nhà trường thì khi ra trường đi làm, kỹ năng làm việc chỉ là con số 0. Doanh nghiệp bây giờ cần người làm được việc chứ không chỉ cần tấm bằng.” - Người gửi: Hung, email:  hungnguyen_vn83@yahoo.com.vn 

Cử nhân cứ “bám riết” thành phố!

“Việc làm quá trời mà, hiện giờ cần nhiều lao động lắm, các công ty đang thiếu lao động mà. Các bạn đừng suy nghĩ mình học ông này bà nọ rồi tự cao, đòi hỏi công việc này công việc nọ, ai ai cũng muốn bám lấy các thành phố lớn như TPHCM, Hà Nội... để làm gì? Các tỉnh vùng sâu vùng xa, hải đảo... hoặc các khu công nghiệp ở Bình Dương... đang rất cần nhân lực để làm việc, cứ chi phải vào thành phố lớn. Còn về lương thấp không quan trọng, đủ ăn sống qua ngày là được rồi, 1 tháng thu nhập 2 triệu đồng là tạm được, đủ ăn không thể chết đói rồi, không cần đòi hỏi nhiều, vì hiện giờ còn nhiều người có thu nhập rất thấp, thậm chí không đủ ăn.

…Việc bằng cấp học xong mà lỡ có không sử dụng được thì cũng không sao, để đó làm kỉ niệm, mình cứ xem như cha mẹ cho tiền ăn học là để mình nâng cao trình độ, hiểu biết, mở mang trí óc với mọi người, chúng ta xếp bằng lại để đi làm công nhân phụ hồ, bán hàng... cũng được, làm bất cứ việc gì có thể kiếm ra tiền để nuôi cái bụng miễn là việc làm đó được pháp luật cho phép. Điển hình như mình đây nè, mình tốt nghiệp đại học nhưng mình xin việc chưa được nên mình chọn nghề phụ hồ kiếm sống, thu nhập cũng khá phết các bạn, 1 ngày ăn uống xong mình cũng để dành được 20 ngàn lận, nên mình rất hạnh phúc. Chúc các bạn cũng hạnh phúc”. - Người gửi: Công nhân phụ hồ, email:  shs@yahoo.com 
“Vì sao học xong không trở lại quê hương để góp sức xây dựng quê nhà mà cứ bám lấy thành phố để kêu ca than vãn cho nó khổ. Đúng một vòng luẩn quẩn” - Người gửi: email: anhhungcuunet888@yahoo.com.vn 

Khó kiếm việc nhưng vẫn kén chọn

Nhiều khi sinh viên thất nghiệp là xuất phát từ chính bản thân họ, có những sinh viên quá kén chọn, nên muốn không nộp đơn xin vào công ty nhỏ.

Như lời bình luận của bạn đọc dưới đây:

“Mình thì thấy là có một số bạn đòi hỏi quá cao hay các bạn ấy cứ nhìn đi đâu ấy. Chồng mình có một công ty nhỏ, tuyển người mãi mà không được chỉ vì tên công ty không nổi hay công ty nhỏ quá. Có bạn còn nói luôn là: chấp nhận làm cho công ty danh tiếng với mức lương thấp hơn bên mình (kể cả không đúng chuyên ngành nữa)” - Người gửi:  Dao Thuy Huong, email:  daothuyhuong@gmail.com 

“Dù học đại học hay không, mục đích cuối cùng vẫn là kiếm tiền và hạnh phúc gia đình,các bạn nên nghĩ thoáng ra một chút nữa, có bằng đại học là rất tốt, nhưng chỉ dựa vào mỗi bằng đại học thôi thì chưa đủ. Các bạn cần trau dồi thêm kĩ năng kinh nghiệm của cuộc sống, hãy làm tất cả những việc các bạn có thể làm, mình tin các bạn sẽ sớm có chỗ đứng nếu hội tụ được những yếu tố đó. Chúc các bạn thành công” - Người gửi: Khánh Nam, email:  khanhnam183@gmail.com 

“Tôi rất đồng tình với các bạn về công việc và học tập hiện nay, tôi hiện là người quản lý lao động ở 1 đơn vị có 1 số quan điểm : 1. Chúng ta đều biết phương pháp đào tạo ở VN có một số vấn đề, song không thể đổ hết cho giáo dục, vấn đề cũng rất quan trọng đó là các bạn sinh viên đã tận dụng được thời gian học ở giảng đường chưa? Đã tranh thủ trau dồi thêm kiến thức cho mình chưa? Sinh viên ra trường có bao nhiêu người thành thạo 1 ngoại ngữ? Chúng ta chỉ biết đổ lỗi cho chất lượng giáo dục, cho các đơn vị không sử dụng các bạn, chúng ta đã xem lại mình chưa? Tôi được biết rất nhiều sinh viên ra trường không nói được 1 ngoại ngữ nào cả. 2. Vấn đề sinh viên ra trường các bạn thường cho rằng với tấm bằng đại học là phải làm đúng ngành, đúng nghề, một bộ phận sinh viên mới đi làm không chịu khó học hỏi kinh nghiệm làm việc của người đi trước, thụ động, khả năng làm việc nhóm rất kém. Các vấn đề nên được nhìn nhận hai chiều và khách quan.” - Người gửi:  Vu Bien, email:  bien305@hotmail.com 
PV (tổng hợp)

Những tấm bằng bị … xếp xó

(Dân trí) - Ra trường đi làm công nhân may mặc và hiện giờ T. vừa xin được vị trí… đứng bán nước yến với mức lương 2 triệu đồng. Với những công việc đó, hơn hai năm nay T. chẳng có cơ hội dùng đến tấm bằng tốt nghiệp Đại học loại Khá của mình.

 

"Hạ chuẩn" công việc 


Tốt nghiệp loại Khá một trường đại học thuộc khối Kinh tế ở TPHCM) năm 2010, T. không nghĩ tìm một công việc thích hợp lại khó đến mức vậy. Thời gian đầu, cũng như nhiều cử nhân khác, T. tìm xin những công việc, vị trí theo chuyên ngành học của mình. Chờ mãi không có có kết quả, T. phải đối diện với thực tế cần tiền để nuôi sống bản thân vì không thể ra trường mà cứ ngửa tay xin tiền bố mẹ nên cô đành nới rộng diện tìm việc. Không chỉ tìm việc trái ngành mà T chỉ thấy cơ hội khi “hạ chuẩn” ở những việc… chẳng cần đến bằng ĐH.


Để giải quyết vấn đề trước mắt, T theo người quen xin vào làm công nhân may mặc ở Đồng Nai với mức lương chỉ hơn 2 triệu đồng. Mới đây, cũng với mức lương đó, T trở lại TPHCM làm nhân viên đứng bán nước yến cho một cửa hàng. 


Ra trường đã lâu không phụ giúp được gia đình mà còn không lo nổi cho bản thân chứ chưa nói đến có công việc như chuyên môn và mong muốn, T. trở nên thu mình. Cô thấy sợ mỗi khi bố mẹ hỏi han về công việc, còn với bạn bè cô cũng rất ngại giao lưu, tiếp xúc.


Học cùng trường với T., ra trường thời gian dài mà không xin được việc, Ng. đành chấp nhận làm “chân chạy” cho một công ty bán bảo hiểm xe máy. Công việc của Ng. là tiếp cận các bãi gửi xe máy ở khắp Nhiều cử nhân ra trường phải chấp nhận làm những công việc chỉ thành phố để… rải tờ rơi và mời mọc duy nhất với mục đích kiếm sống. khách hàng với mức lương 2,2 triệu đồng. Công việc này Ng. làm cùng SV làm thêm, lao động phổ thông nên tấm bằng loại Khá của cô chỉ nằm xếp xó chẳng có giá trị gì.


Để bám trụ ở thành phố, sau cả ngày “chạy bạc mặt” ngoài đường, Ng. đi gia sư nguyên tuần kiếm thêm thu nhập không chỉ để lo trang trải cuộc sống hàng ngày mà còn tích cóp để gửi về phụ giúp bố mẹ. 


Trước đây, nếu SV tốt nghiệp ở các trường có tiếng thì không quá khó để tìm công việc phù hợp thì một hai năm trở lại đây, họ cũng phải xoay xở tìm đến những công việc "ngoài nghề" hoặc làm những công việc tự do để chờ đợi cơ hội. 


Giấu cha mẹ đi bốc vác, bán hàng đa cấp


Tại xưởng hàng ở Lâm Đồng với hàng chục công nhân lao động phổ thông làm việc, không ai nghĩ “Tình bốc vác” quê ở huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An có “vốn dắt lưng” lại có tấm bằng Cử nhân khoa Văn. Nhưng giờ cậu đang đi làm và nhận mức lương cùng những người chỉ học hết cấp 1, cấp hai, thậm chí có người không biết chữ.


Tình buồn bã cho biết để có tiền cho con theo học, bố mẹ cậu phải vay mượn tiền ngân hàng. Khi ra trường cậu chỉ mong tìm được nơi dạy học nhưng xin nhiều lần không có kết quả, Tình chẳng còn muốn hy vọng nên phải tìm việc để kiếm sống và lo trả nợ.


“Chỉ dựa vào năng lực mà không có quen biết thì rất khó xin đi dạy. Muốn về quê thì phải có tiền, quê em SV Sư phạm ra trường muốn đi dạy phải mất cả trăm triệu, nhiều gia đình lo được cho con nhưng nhà em thì không thể”, Tình nói.


Sợ bố mẹ buồn, Tình giấu việc mình đi bốc vác mà dối mình đang hợp đồng đi dạy. Hàng ngày cậu phải chi tiêu vô cùng tằn tiện, gần như không tiêu gì ngoài ngày ba bữa cơm ăn ăn chắc bụng để làm việc còn để góp tiền về cho bố mẹ trả nợ.


Chàng trai trẻ bi quan đến nỗi tự trách mình đã… quyết tâm vào ĐH bằng được. “Học xong đại học cũng đi bốc vác. Giá như hồi đó em kiếm việc làm luôn thì giờ đã ổn định hơn mà gia đình không vướng vào nợ nần”. Tốt nghiệp đại học nhưng nhiều SV ra trường không tìm được công việc đúng chuyên ngành.


Ra trường 3 năm chưa tìm được việc đúng chuyên ngành nên Đức (yêu cầu đổi tên), tốt nghiệp ĐH tại TPHCM, trải qua rất nhiều việc như bảo vệ, gia sư, giao hàng… Quá mệt mỏi, Đức chẳng còn muốn nghĩ đến những hoài bão theo đuổi công việc mình yêu thích và đã theo học mà lái mục tiêu sang việc kiếm tiền để sống.


Hơn nửa năm nay, được bạn bè rủ rê, cậu tham gia vào việc bán hàng đa cấp về sản phẩm dược, chuyên đi tìm cách chèo kéo người tham gia để trích hoa hồng. Đức cũng cho biết, rất nhiều cử nhân ra trường vì không xin được việc đúng chuyên ngành nên đành tham gia việc bán hàng đa cấp.


“Ở nhà bố mẹ không biết về công việc của em, họ vẫn tưởng em đang làm việc ở một công ty xây dựng. SV ra trường mà không xin được việc phải gánh rất nhiều áp lực, không chỉ để kiếm sống mà tâm lý cũng rất nặng nề”, Đức nói.


Nếu như trước đây, cử nhân khó kiếm việc chủ yếu tập trung ở một số ngành nghề thì hiện nay tình trạng này trải dài ở các nghề, ngay các nghề được xem là luôn “nóng” như ngân hàng, tài chính, kế toán - kiểm toán… Và ngay nhiều SV tốt nghiệp ở những trường có tiếng cũng chật vật xin việc. Nhiều người phải đi bán hàng ở siêu thị, phát tờ rơi, làm gia sư… Tại các khu công nghiệp ở TPHCM, Bình Dương, Đồng Nai ngày càng dễ bắt gặp những công nhân là… cử nhân.


Không thể phủ nhận suy thoái kinh tế là một trong những nguyên nhân ảnh hưởng đến cơ hội việc làm với tất cả mọi đối tượng, trong đó có cả SV tốt nghiệp ĐH. Bên cạnh đó, nhiều ý kiến cho rằng các yếu tố mang tính chủ quan như việc đào tạo từ nhà trường còn quá “vênh” so với nhu cầu xã hội, SV ra trường quá yếu kỹ năng… góp phần cho những chiếc bằng tốt nghiệp ĐH mà SV chật vật theo học sau nhiều năm nhưng lại không sử dụng đến.


"Tổng số SV sau khi được đào tạo thì chỉ có 50% là có việc phù hợp với năng lực và phát triển tốt, còn lại làm trái ngành và thu nhập thấp. Hai lý do cơ bản dân đến tình trạng này là do có ít chỗ làm việc hơn nhu cầu tìm việc làm phù ngành nghề đã được đào tạo và số lượng việc làm nhiều nhưng người tìm việc không đáp ứng được trình độ hoặc không mong muốn làm công việc đó. Như vậy, nguyên nhân thất nghiệp cốt lõi nằm vấn đề đào tạo nghề, dự báo cung cầu, phân bổ nguồn nhân lực và các chính sách thu hút, sử dụng lao động còn mất cân đối". - Ông Trần Anh Tuấn, Phó giám đốc thường trực Trung tâm Dự báo nhu cầu nhân lực và thông tin thị trường lao động TPHCM.

 

Hoài Nam


Vì sao nhiều thạc sĩ đi làm phụ hồ


Người ta không trả tiền lương cho bằng cấp hay học thức mà là  từ hiệu quả công việc. Vì vậy, nhiều người có 2 bằng đại học hoặc có bằng thạc sĩ mà vẫn thất nghiệp hoặc phải giấu bằng để đi làm công nhân.


2 bằng đại học đi bán trà đá lương 9 triệu


Gần đây tôi thấy báo chí có một số bài viết về thực trạng nhiều bạn có hai bằng đại học, tốt nghiệp loại giỏi hoặc có bằng thạc sĩ mà vẫn thất nghiệp hoặc phải giấu bằng để đi làm công nhân, phụ hồ… Nhiều người đặt dấu hỏi là tại sao lại như vậy, nhưng theo tôi đây là điều rất bình thường. Bởi lẽ, có một số nguyên nhân của thực trạng này như sau:


Thứ nhất, do thiếu định hướng


Những người sau khi tốt nghiệp đại học, nếu có được định hướng rõ ràng cho việc đi học thêm văn bằng 2, văn bằng 3 hoặc học lên cao hơn thì sẽ rất tốt. Nhưng theo quan sát của tôi thì phần đông là do các bạn không xin được việc làm, nên tận dụng thời gian rảnh rỗi đi học thêm với mong muốn có nhiều cơ hội mới mở ra trong tương lai.


Tuy nhiên, những người này không hiểu rằng việc học là rất quan trọng nhưng chúng ta nên học những gì phục vụ cho công việc thực tiễn, cho định hướng cụ thể, nếu không, chúng ta chỉ phí thời gian mà thôi.


Thực tế cho thấy, ở Việt Nam cũng như trên thế giới, có rất nhiều người thành công mà không trải qua bất kỳ trường đại học nào. Tuy nhiên, các bạn đừng tưởng nhầm là họ không học. Ngược lại, họ dành rất nhiều thời gian để đầu tư, học hỏi, trau dồi kiến thức qua sách vở, Internet, qua bạn bè, đồng nghiệp hay từ những người thành công đi trước…  


Ở đây, chủ yếu là họ tự học, học vì đam mê và có định hướng rất rõ ràng. Bởi lẽ, những người này không muốn mất thời gian để học những thứ vô bổ, không cần thiết cho thực tiễn và không phù hợp với niềm đam mê mà họ đang theo đuổi...


Thứ hai, chúng ta không nhận tiền lương cho bằng cấp hay kiến thức mà là từ hiệu quả công việc.


Ví dụ một bạn không học đại học mà dành thời gian và tiền bạc đi theo nghề mình yêu thích như: học tạo mẫu tóc, thời trang, nấu ăn, may mặc… Có thể bước khởi đầu thấp nhưng nếu bạn làm việc với thái độ tích cực, chịu khó học hỏi, có trách nhiệm với công việc thì dần dần tay nghề của bạn sẽ được nâng cao, sẽ trở nên chuyên nghiệp hơn, tạo được uy tín đối với khách hàng thì như vậy, thu nhập của bạn có thể hơn rất nhiều những người có bằng đại học.


Từ đó, có thể thấy, tất cả mọi ngành nghề đều được trả công xứng đáng khi chúng ta phục vụ tốt và tạo ra nhiều sản phẩm có lợi ích, giá trị. Như vậy, nếu các bạn có định hướng rõ ràng thì đâu cần phải có nhiều bằng cấp để rồi không có kỹ năng tạo ra những thứ mà người khác cần?


Thứ ba, thiếu sự đam mê


Một điều không thể phủ nhận là tất cả những người thành công trong các lĩnh vực khác nhau đều có một điểm chung là bắt nguồn từ sự đam mê, tâm huyết với nghề họ theo đuổi.


Niềm đam mê sẽ giúp mỗi người có động lực để vượt qua những khó khăn, thử thách. Khi làm công việc với niềm đam mê, bạn sẽ cảm thấy hứng thú để cố gắng nỗ lực hoàn thành công việc chứ không phải làm cho có, làm cho đủ thời gian. Người đam mê sẽ có cảm giác “được làm” chứ không phải “bị làm”.


Chẳng hạn như bạn nào thích xem bóng đá hoặc thích chơi games thì bạn có thể thức đến 4, 5 giờ sáng để xem hết trận chung kết cúp châu Âu hay thức trắng đêm để chơi games ưa thích mà vẫn cảm thấy hứng thú, không hề mệt mỏi.


Còn nếu ngược lại, bạn phải làm những công việc mà bạn không thích thì cho dù có cố gắng lắm bạn cũng không thể thức được quá 12 giờ liên tục nhiều ngày. Mà nếu có thức được thì chưa chắc kết quả mang lại đã tốt.


Ngoài ra, nếu bạn đi làm chỉ với một mục đích duy nhất là vì tiền thì một năm sẽ chỉ có hơn chục lần bạn cảm thấy hạnh phúc, vui vẻ vì được lĩnh lương, thưởng mà thôi. Còn lại phần lớn thời gian bạn sẽ làm việc với tâm trạng mệt mỏi, căng thẳng, áp lực, ức chế vì phải làm những công việc mà mình không thích. Chính những điều này sẽ làm cho công việc của bạn bị giậm chân tại chỗ, không có được sự thăng tiến trong sự nghiệp.


Thứ tư, không làm việc theo sở trường


Các nhà khoa học đã tìm ra con người có 7 loại hình trí thông mình giúp phát huy 7 sở trường cơ bản. Nếu một người làm việc không đúng sở trường thì sẽ gặp vô số khó khăn khi phải cạnh tranh với những người làm đúng sở trường. Ví dụ, một người không có sở trường về thể thao nhưng lại đi làm cầu thủ đá banh thì dù cố gắng nỗ lực bao nhiêu cũng không lên đến đỉnh cao được.


Nói tóm lại, các bạn sinh viên cần xác định cho mình một công việc mà mình thật sự đam mê để phát huy được tối đa sở trường của mình. Từ đó, các bạn hãy làm việc với một định hướng cụ thể, luôn học tập rèn luyện kỹ năng thật tốt để có thể phục vụ, mang lại lợi ích cho cộng đồng, xã hội thì như vậy các bạn sẽ thành công.
Từ 4 lý do trên, tôi nghĩ rằng chúng ta có thể giải mã được phần nào câu hỏi “Vì sao có nhiều bằng đại học hoặc đỗ thạc sĩ mà vẫn thất nghiệp?”.

 

ThS. Nguyễn Ngọc Hưng

 

Nguồn: newlife.net.vn

TỔNG LƯỢT TRUY CẬP: 000000024938778

TRUY CẬP HÔM NAY: 4123

ĐANG ONLINE: 33