Tăng trưởng tín dụng 6 tháng thấp: Có đáng lo ngại?


Tín dụng những tháng cuối năm thường tăng trưởng mạnh hơn
Tín dụng những tháng cuối năm thường tăng trưởng mạnh hơn

 

 

Đọc những thông tin kinh tế - tài chính mới nhất trên FICA:

Giăng bẫy cho vay tiêu dùng

Bão Rammasun có khả năng đổ bộ vào Nam Định và Hải Phòng

Quốc Cường Gia Lai xin trả bớt đất cho Đà Nẵng

Thị trường M&A tiếp tục sôi động

Formosa nhận bồi thường và ưu đãi kịch trần

Điều này đã làm dấy lên một số ý kiến lo ngại, liệu ngành Ngân hàng có “về đích” với mục tiêu tăng trưởng 12-14%  đã đặt ra cho cả năm 2014?.

 

Tuy nhiên, theo đánh giá của các chuyên gia, tín dụng 6 tháng đầu năm 2014 tăng hơi thấp so với chỉ tiêu cả năm, nhưng không đáng lo ngại vì theo quy luật, tín dụng thường tăng thấp trong những tháng đầu năm.

Mặt khác, tín dụng tăng thấp còn do những nguyên nhân khác như: sức hấp thụ vốn của nền kinh tế vẫn còn yếu, tình trạng nợ đọng ngân sách, vướng mắc trong xử lý tài sản đảm bảo chưa được xử lý dứt điểm, cơ chế bảo lãnh cho doanh nghiệp vay vốn chưa được đẩy mạnh; kinh tế thế giới chưa thực sự hồi phục cộng với bất ổn chính trị tại một số khu vực trên thế giới đã tác động bất lợi đến hoạt động xuất khẩu các mặt hàng thế mạnh của Việt Nam; năng lực quản trị, năng lực tài chính của nhiều doanh nghiệp còn yếu, dẫn đến việc thiếu các điều kiện để tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng…

Mặc dù tín dụng 6 tháng đầu năm chỉ tăng 3,52%, nhưng diễn biến tăng trưởng tín dụng đã có chiều hướng tích cực, tập trung vào các lĩnh vực ưu tiên theo chủ trương của Chính phủ. Đến cuối tháng 6/2014, đã có một số lĩnh vực ưu tiên tăng cao hơn mức tăng trưởng tín dụng chung của toàn hệ thống như: tín dụng xuất khẩu tăng 10%, công nghiệp hỗ trợ tăng 5,8%, doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao tăng 13%.

Chương trình tín dụng hỗ trợ nhà ở xã hội đến cuối tháng 5/2014 đã có 5.355 khách hàng tiếp cận được gói tín dụng này với tổng số tiền đạt khoảng 4.265 tỷ đồng. Một số chương trình khác cũng đạt được kiết quả tốt như: dư nợ cho vay đối với các sản phẩm lúa gạo toàn quốc đạt khoảng 31.935 tỷ đồng; dư nợ cho vay thu mua tạm trữ lúa gạo vụ Đông Xuân đạt khoảng 8.170 tỷ đồng; dư nợ cho vay đối với lĩnh vực thủy sản đạt khoảng 55.000 tỷ đồng; dư nợ cho vay theo chính sách hỗ trợ nhằm giảm tổn thất trong nông nghiệp đạt hơn 1.354 tỷ đồng; dư nợ cho vay cà phê ước đạt khoảng 33.575 tỷ đồng…

TỔNG LƯỢT TRUY CẬP: 000000025106491

TRUY CẬP HÔM NAY: 533

ĐANG ONLINE: 12