Chọn ngành nào khi tốt nghiệp THPT?


Trên chặng đường tư vấn hướng nghiệp, AUM được tiếp xúc với hơn 4000 học sinh khối 12 tốt nghiệp THPT năm 2015 từ các trường như THPT Cao Bá Quát – Quốc Oai, THPT Ngô Quyền – Ba Vì, THPT Ngô Quyền – Hưng Yên, Trần Hưng Đạo – Hưng Yên, Thái Hoà – Tuyên Quang, Hàm Yên – Tuyên Quang, Phù Lưu – Tuyên Quang, và hơn 400.000 lượt tư vấn hướng nghiệp trực tuyến tính đến đầu 2016.... AUM được các bạn chia sẻ khá nhiều thông tin thú vị về cách thức các bạn chọn ngành, chọn trường.

 

Ai là người có ảnh hưởng đến quyết định chọn trường, ngành của bạn nhiều nhất?

 

Đây là câu hỏi đầu tiên và quan trọng nhất mà chúng tôi khảo sát trên chặng đường tư vấn hướng nghiệp năm 2016 này. tư vấn chọn ngành

 

Trong điều kiện xã hội phát triển, giới trẻ hiện nay được tiếp cận với khối lượng thông tin khổng lồ từ mạng xã hội, từ truyền hình, báo đài, ... Tuy nhiên, người có ảnh hưởng nhiều nhất đến quyết định chọn trường, ngành của các bạn học sinh khối 12 năm 2015 mà chúng tôi được tiếp cận lại là ... cha mẹ, chiếm tới 45%. Thông tin từ mạng xã hội cũng là đáng kể với 7% cho biết các bạn lựa chọn tương lai tham khảo trên yếu tố này. tư vấn chọn ngành

Ai la nguoi anh huong den viec chon truong, chon nganh cua gioi tre

Yếu tố ảnh hưởng đến quyết định chọn trường - Nguồn: AUM Việt Nam

 

Với kinh nghiệm tư vấn của AUM, chúng tôi đánh giá việc cha mẹ ảnh hưởng tới quyết định chọn trường, ngành của các bạn trẻ có yếu tố hai mặt. Cha mẹ là những người sát sao và quan tâm nhất tới tương lai của con em mình, cha mẹ cũng là người rõ nhất sức học, sở trường của con cũng như khả năng kinh tế của gia đình. Vì vậy, việc con cái nghe lời cha mẹ trong việc chọn lựa ngành nghề, trường học có nhiều thuận lợi. Tuy nhiên, mặt hạn chế của yếu tố này là nhiều phụ huynh, đặc biệt ở những vùng xa trung tâm thành phố, đô thị, hầu như thiếu thông tin về nhu cầu lao động của thị trường trong tương lai, những dự báo về các ngành hot hay thống kê về tỷ lệ thất nghiệp...

 

Chính vì vậy, lời khuyên của AUM về việc lựa chọn ngành, trường của các bạn trẻ trong trường hợp này là hãy lắng nghe tích cực những thông tin mà các bạn được tiếp cận từ mạng xã hội, báo chí, từ các trung tâm tư vấn hướng nghiệp. Thông tin từ những nguồn này cũng rất phức tạp và với trải nghiệm cuộc sống của các bạn đôi khi khó lòng phân biệt thật giả, vì vậy, các bạn nên chia sẻ lại những thông tin này với cha mẹ, để họ, với kinh nghiệm sống đã tích luỹ được, sẽ kiểm chứng giúp bạn. Nhờ đó, quyết định chọn trường, ngành của bạn sẽ có nhiều cơ sở hơn cũng như có được sự đồng thuận của cả gia đình.

 

Sau khi tốt nghiệp THPT, có nên chọn ngành theo sở thích?

 

Câu trả lời mà AUM nhận được phản ánh rõ trong sự phân lớp theo điều kiện và hoàn cảnh. Các bạn học sinh THPT ở những trường trong khu vực thành phố, thị xã phần lớn muốn học theo sở thích trong khi các bạn ở những vùng xa hơn lại chọn trường, ngành theo những điều kiện rất thực tế như có hỗ trợ việc làm đầu ra, có ký túc xá, học phí thấp, ...

Tieu chi chon nganh

Kết quả khảo sát yếu tố chọn ngành tại các trường khu vực thành thị - Nguồn: AUM Việt Nam

 

Từ góc độ tư vấn hướng nghiệp, AUM hoàn toàn ủng hộ các bạn chọn được ngành nghề theo sở thích. Khi bạn yêu thích, say mê một nghề nào đó, bạn sẽ nhiều có động lực để làm việc, tìm tòi, sáng tạo, phát triển và thành công. Vì vậy, chọn nghề nghiệp phù hợp với sở thích là một yếu tố rất quan trọng và hiểu được sở thích nghề nghiệp sẽ giúp các bạn chọn được ngành học phù hợp để phát triển nghề nghiệp trong tương lai. Tuy nhiên từ thực tế tiếp xúc với các bạn học sinh, AUM nhận thấy các bạn muốn được làm theo sở thích nhưng lại ... không biết mình thích gì. Nhiều bạn thậm chí còn chọn ngành theo bạn bè, theo tâm lý đám đông. Điều này thật sự là một quyết định thiếu cân nhắc vì một ngày kia các bạn sẽ nhận ra rằng mình không thực sự yêu thích công việc ấy, mình không phù hợp với ngành nghề ấy và bên cạnh sự lãng phí về tiền của, cái mất lớn nhất mà bạn không thể lấy lại được là THỜI GIAN!

 

Những bạn không có nhiều điều kiện kể cả về hoàn cảnh và học lực, hay những bạn chưa biết mình muốn gì, thì lựa chọn trường theo những điều kiện thực tế như có hỗ trợ việc làm đầu ra, có ký túc xá, học phí thấp, ... là an toàn. Lựa chọn này giúp các bạn có mục tiêu rõ ràng, có cơ hội tốt để bắt đầu cuộc sống sau khi ra trường mà không lâm vào hoàn cảnh của nhiều sinh viên đã học đến gần ra trường nhưng tâm trạng chán nản, thất vọng vì không biết sẽ làm gì, sẽ đi về đâu.

 

Nên chọn học Đại học, Cao đẳng, hay học nghề?

 

Phần lớn những học sinh khá và giỏi mà AUM đã khảo sát lựa chọn học Đại học. Con số này chiếm đến 59% những bạn có dự định học tiếp. Đa số các học sinh này đều là những người khá tự tin về năng lực bản thân. Học Cao đẳng cũng là một lựa chọn được nhiều học sinh tốt nghiệp THPT năm nay lựa chọn với tỷ lệ 11%.

Chon Dai hoc, cao dang hay trung cap

Tỷ lệ chọn cấp học - Nguồn: AUM Việt Nam

 

Theo quan sát của AUM, nhiều học sinh lựa chọn học Đại học theo trường phái ... lãng mạn, các bạn khá bị tác động bởi tâm lý bằng cấp trong khi chưa nắm rõ nhu cầu thị trường. Nhiều học sinh khá, giỏi không quan tâm nhiều tới những thông tin hướng nghiệp và đây là điều làm các bạn bị hạn chế thông tin để tìm ra cơ hội thích hợp nhất với bản thân. Báo cáo thống kê Quý II/2015 của Bộ Lao động Thương binh Xã hội cho thấy số lượng người trong độ tuổi lao động thất nghiệp cao nhất là ở nhóm không có chuyên môn kỹ thuật, tiếp đó là trình độ từ Đại học trở lên. Vì vậy khi lựa chọn trường và ngành, các bạn nên tham khảo kỹ nhu cầu thị trường để cân đối với khả năng của bản thân.

ty le that nghiep

Biểu đồ tỷ lệ thất nghiệp theo trình độ chuyên môn - Nguồn: Bản tin cập nhật thị trường LĐ Quý 2/2015 Bộ LĐ TB&XH

 

Báo cáo Phát triển nguồn nhân lực Việt Nam giai đoạn 2015-2020 đáp ứng yêu cầu đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế đăng trên tapchicongsan.org.vn cũng cho rằng, số lao động có trình độ chuyên môn, kỹ thuật, thậm chí nhóm có trình độ chuyên môn cao có khuynh hướng hiểu biết lý thuyết khá, nhưng lại kém về năng lực thực hành và khả năng thích nghi trong môi trường cạnh tranh công nghiệp; vẫn cần có thời gian bổ sung hoặc đào tạo bồi dưỡng để sử dụng hiệu quả.

 

Kỹ năng mềm nào cần hoàn thiện?

 

Trao đổi về chủ đề này, phần lớn các bạn đều cho rằng kỹ năng ngoại ngữ là vấn đề lớn nhất cần khắc phục với 46% có nhu cầu củng cố, tiếp đó là kỹ năng mềm như kỹ năng giao tiếp, kỹ năng lắng nghe, kỹ năng làm việc nhóm, ... với 25% cho rằng sẽ phải trau dồi thêm. Kỹ năng tin học như sử dụng máy tính, sử dụng các ứng dụng tin học văn phòng cũng được các bạn đánh giá là quan trọng với 22% tự đánh giá là cần hoàn thiện.

ty le ky nang mem can hoan thien

Đánh giá kỹ năng mềm cần hoàn thiện - Nguồn: AUM Việt nam - Tư vấn chọn ngành

 

Đánh giá về tiêu chí này, AUM cho rằng các bạn trẻ hiện nay đã khá cập nhật những yêu cầu thực tế của xã hội. Điểm yếu của lao động Việt Nam chính là thiếu kỹ năng mềm như làm việc theo nhóm, giao tiếp, ngoại ngữ và thứ hai là kỹ năng nghề nói chung thấp… Trong cuộc khảo sát về nhu cầu kỹ năng mới đây do ILO thực hiện với hơn 200 doanh nghiệp du lịch ở miền Trung, hầu hết các doanh nghiệp đều cho rằng sinh viên tốt nghiệp các trường dạy nghề không đáp ứng được yêu cầu công việc.

 

Ông Trần Anh Tuấn, Phó Giám đốc Trung tâm Dự báo nhu cầu nhân lực và Thông tin thị trường lao động TP.HCM cũng cho rằng có 3 vấn đề thách thức của nguồn nhân lực Việt Nam là: kỹ năng, ngoại ngữ và tác phong công nghiệp (kỉ luật và trách nhiệm).

 

Rõ ràng việc chuẩn bị phải được sinh viên, những người lao động trẻ tương lai đầu tư ngay từ bây giờ. Muốn thành công trong môi trường cạnh tranh, người Việt trẻ phải có ý thức mở rộng kiến thức nghề nghiệp, nâng cao năng lực tư duy khoa học, độc lập, lao động sáng tạo, phát huy sáng kiến, áp dụng công nghệ mới không ngừng phát triển kỹ năng nghề nghiệp… để hình thành một thế hệ thanh niên có tri thức, bản lĩnh, vững vàng hội nhập quốc tế.

 

 Nguồn: http://aum.edu.vn

TỔNG LƯỢT TRUY CẬP: 000000024937333

TRUY CẬP HÔM NAY: 2665

ĐANG ONLINE: 19