Trước thềm tuyển sinh đại học - cao đẳng: Sao cứ phải là cử nhân?


Đến hẹn lại lên, kỳ thi đại học (ĐH) năm 2015 đến gần, nhiều bạn trẻ trăn trở sẽ chọn trường nào, ngành gì và sau khi ra trường sẽ làm gì? Không riêng gì các em mà các bậc phụ huynh cũng rất “đau đầu” trước mỗi kỳ thi! Có thể nói, quan điểm phải học ĐH vẫn là một áp lực lớn đối với giới trẻ, gia đình và xã hội.

Đổi mới

PGS.TS Ngô Minh Oanh, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Giáo dục, Trường Đại học Sư phạm TPHCM, cho biết: “Quyết định nhập 2 kỳ thi tốt nghiệp và ĐH làm một từ năm nay là một quá trình cân nhắc, chuẩn bị từ nhiều tháng nay, đã hạn chế được tốn kém cho gia đình và xã hội. Quy chế kỳ thi THPT quốc gia 2015 đã có những điều chỉnh phù hợp với tình hình thực tế, tạo thuận lợi cho thí sinh và phụ huynh hơn như tổ chức các cụm thi ở trường ĐH và ở các tỉnh. Học sinh thi ở các tỉnh vẫn có thể được xét tuyển vào ĐH, địa điểm các cụm thi được chọn ở những vị trí thuận lợi, không có khoảng cách quá xa đối với thí sinh…”.

Các em rất cần được định hướng nghề nghiệp rõ ràng

Cũng theo PGS.TS Ngô Minh Oanh, tuy chỉ tiêu tuyển sinh vẫn cơ bản như mọi năm, nhưng chỉ tiêu ở một số ngành có giảm như khối ngành kinh tế và sư phạm dựa trên tình hình thực tế là SV các khối ngành này có biểu hiện dư thừa, nhiều SV ra trường vẫn chưa xin được việc làm.

Trong khi đó, thông tin từ ĐH Quốc gia TPHCM cho thấy, đã có hơn 300 trường ĐH và CĐ nộp đề án tuyển sinh. ĐH Quốc gia TPHCM sẽ có sơ tuyển và ưu tiên xét tuyển học sinh thi Olympic quốc tế, học sinh giỏi trường chuyên có kết quả học tập cao.

Có nên học ĐH bằng mọi giá?

Bạn Nguyễn Thanh Hoàng (SV Trường ĐH Hồng Bàng, TPHCM) chia sẻ: “Năm đầu tiên thi ĐH, trước khi thi tôi đã chuẩn bị tinh thần… rớt ĐH vì học lực chỉ xếp loại trung bình! Sau khi thi, ba tôi hỏi: “Nhắm đậu không con?”. Tôi trả lời: “Chắc không đậu đâu ba!”. Ba tôi nghiêm mặt nói: “Con đùa hả, đừng bao giờ nói chuyện rớt! Không đậu ĐH trường công thì ít ra cũng phải đậu trường tư!”. May mà tôi đã đậu vào Trường ĐH Hồng Bàng, ngành Truyền thông đa phương tiện. Tuy nhiên, đến nay đã là năm thứ 2 ĐH nhưng bản thân vẫn chưa thể định hướng được mục đích và lo lắng khi ra trường liệu có tìm được việc!?

Đau lòng hơn là câu chuyện của Phạm Hồng Ph. (HS Trường THPT Nguyễn Hiền, TPHCM), Em là con út trong một gia đình khá giả, hai chị của Ph. đã đi du học Úc. Sau kỳ thi tốt nghiệp lớp 12, ba mẹ Ph. mong muốn em thi vào Trường ĐH Kinh tế TPHCM. Năm đầu Ph. thi đại học, kết quả em thiếu điểm, gia đình động viên, tạo điều kiện cho Ph. ôn thi ĐH lần nữa với việc thuê gia sư về dạy tại nhà. Lần thứ hai vẫn không đậu mà chỉ đủ điểm xét tuyển vào các trường cao đẳng, nhưng gia đình Ph. lại không cho em học cao đẳng, muốn em ôn thi và thi tiếp vào năm tới. Đến năm thứ ba, gia đình đã dồn bao nhiêu công sức, hy vọng nhưng Ph. vẫn không đủ điểm để vào giảng đường ĐH. Hoang mang và tuyệt vọng đến cùng cực khi biết tin mình vẫn không đủ điểm, không dám về nhà cuối cùng Ph. đã bỏ đi. Sau nhiều ngày tìm kiếm, gia đình mới hay tin Ph. đã tự tử và thi thể được tìm thấy trên sông Đồng Nai.

Đầu tư cho ĐH: Lời hay lỗ?

Cô Trần Thị Phú Thành (GV Trường THPT Lương Thế Vinh, quận 1, TPHCM) chia sẻ: “Tin tưởng học ĐH là con đường duy nhất để thành công là không đúng. Trên thực tế nhiều SV ĐH có bằng cấp, tuy nhiên vẫn không tìm được việc làm phù hợp. SV ra trường hầu như không đáp ứng nhu cầu thực tế cuộc sống. Thậm chí một số trường ĐH mở ra rất nhiều ngành nghề khác nhau, thu hút nhiều SV quan tâm lựa chọn. Tuy nhiên, như vậy liệu quá trình đào tạo có thật sự chuyên sâu và kiến thức các em nhận được là những gì? “Nhất Y, nhì Dược, tạm được Bách khoa, bỏ qua Sư phạm, Nông Lâm hạng bét”! Đây là tư tưởng của nhiều bậc phụ huynh luôn áp đặt lên con, việc chọn ngành nghề cũng không còn đặt đam mê, sở thích lên hàng đầu nữa mà thay vào đó là các trường “top”. Thực tế, rất nhiều em học cao đẳng, hay trung cấp sau khi ra trường vẫn tìm cho mình công việc ổn định và không khó khi tìm việc làm”.

     
     
 

Ông Trần Anh Tuấn, Phó Giám đốc Trung tâm Dự báo Nhu cầu nhân lực và Thông tin Thị trường Lao động TPHCM cho biết, trong giai đoạn 2015-2020 đến năm 2025, nhu cầu nhân lực tại TPHCM dự báo mỗi năm có khoảng 260.000-270.000 chỗ làm việc (130.000 chỗ làm việc mới). Trong đó nhu cầu nhân lực qua đào tạo chiếm 85%, nhu cầu nhân lực có trình độ trung cấp chiếm tỷ lệ cao nhất 35%, sơ cấp nghề và công nhân kỹ thuật chiếm 20%, trình độ cao đẳng chiếm 15%, trình độ đại học chiếm 13%, trên đại học chiếm 2%.

 
     
     
     

Nguyễn Huy Hoàng (26 tuổi, cựu SV một trường ĐH) chia sẻ: “Với chi phí tối thiểu 150-200 triệu đồng/4 năm học ĐH và khá nhiều tiền cho 2 năm cao học, tôi thật sự băn khoăn khi ra trường phải kiếm việc làm. Ở địa phương tôi, để có thể xin vào làm giáo viên, ít nhất phải tốn vài ba trăm triệu đồng “lót tay” mà cũng chưa chắc đã được việc. Ra trường, với mức lương giáo viên, phải mất bao nhiêu năm mới hoàn lại được chi phí đầu tư ban đầu và chi phí “đầu tư” để xin việc? Bao nhiêu năm mới đủ nuôi sống và chăm lo cho bản thân chưa nói đến những khoản bù đắp cho cha mẹ? Nghĩ tới đó, tôi quyết định từ bỏ làm thầy giáo”.

Theo khảo sát của Trung tâm Dự báo Nhu cầu nhân lực và Thông tin Thị trường Lao động TPHCM về nhu cầu tìm việc làm của trên 10.000 SV những năm qua, khoảng 80% sau khi tốt nghiệp tìm được việc làm, 20% tìm việc rất khó khăn hoặc không tìm được việc, phải chuyển đổi ngành học hoặc làm những công việc thấp hơn trình độ đào tạo. Trong tổng số SV tìm được việc làm, chỉ có 50% là có việc làm phù hợp năng lực và phát triển tốt, 50% vẫn phải làm việc trái ngành nghề, thu nhập thấp, việc làm chưa thật sự ổn định và có thể phải chuyển việc làm khác.

“Thực trạng chung cho thấy phần lớn SV tốt nghiệp vẫn còn gặp nhiều khó khăn trong tìm kiếm việc làm phù hợp và ổn định. Do chưa định hướng đúng mức về nghề nghiệp - việc làm, một số SV chọn ngành học chưa phù hợp năng lực, sở trường và xu hướng phát triển thị trường lao động. Mặt khác các doanh nghiệp rất quan tâm tuyển chọn đối với SV tốt nghiệp về kiến thức ngoại ngữ, khả năng hợp tác, kỹ năng làm việc, kỹ năng giao tiếp, những hiểu biết về môi trường văn hóa doanh nghiệp và tác phong làm việc công nghiệp” ông Trần Anh Tuấn, Phó giám đốc Trung tâm Dự báo nhu cầu nhân lực và Thông tin thị trường lao động TPHCM nhận định.

Theo PGS.TS Ngô Minh Oanh, có 3 nguyên nhân của tình trạng này: “Thứ nhất, tính kế hoạch trong đào tạo chưa được thống nhất, ngày càng xuất hiện nhiều trường ĐH, CĐ chỉ chú trọng đào tạo những ngành được cho là “hot”, những ngành mà SV ra trường có thể có thu nhập cao như kinh tế, công nghệ thông tin... từ đó dẫn đến tình trạng cung nhiều hơn cầu. Thứ hai, nền kinh tế trong thời gian gần đây gặp khó khăn, có rất nhiều doanh nghiệp phải giải thể. Đây chính là một trong những lý do dẫn tới nhu cầu về nguồn nhân lực bị hạn chế. Cuối cùng, công tác đào tạo của chúng ta chưa gắn liền với thực tiễn sản xuất, chưa trang bị những kỹ năng làm việc đáp ứng yêu cầu nghề nghiệp tương lai của SV. Khi ra trường, các em đi phỏng vấn tại các doanh nghiệp, nhưng không đạt yêu cầu. Vì vậy dẫn đến tình trạng thất nghiệp”.

Nhìn chung đầu tư cho con học ĐH là một dạng đầu tư lỗ, biết vậy nhưng nhiều gia đình vẫn đầu tư. Có nhiều gia đình đến khánh kiệt, hy sinh các anh chị em khác để cho 1-2 con được đi học. Bao nhiêu đó đã là tốt. Nhưng cuộc đua đầu tư cho con học ĐH “lỗ nhưng vẫn đầu tư” nếu không muốn nói là sai khi quá đặt nặng vào con đường ĐH. Nhiều bậc cha mẹ hy vọng con mình rơi vào thiểu số thành công, nổi trội, và sự thật như chơi “vé số”, tỷ lệ trúng rất thấp.

Thiên Trang - Võ Thắm

- See more at: http://www.sggp.org.vn/sggpt7/nhipsong/2015/4/380472/#sthash.qGrWCLTC.dpuf

Đến hẹn lại lên, kỳ thi đại học (ĐH) năm 2015 đến gần, nhiều bạn trẻ trăn trở sẽ chọn trường nào, ngành gì và sau khi ra trường sẽ làm gì? Không riêng gì các em mà các bậc phụ huynh cũng rất “đau đầu” trước mỗi kỳ thi! Có thể nói, quan điểm phải học ĐH vẫn là một áp lực lớn đối với giới trẻ, gia đình và xã hội.

Đổi mới

PGS.TS Ngô Minh Oanh, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Giáo dục, Trường Đại học Sư phạm TPHCM, cho biết: “Quyết định nhập 2 kỳ thi tốt nghiệp và ĐH làm một từ năm nay là một quá trình cân nhắc, chuẩn bị từ nhiều tháng nay, đã hạn chế được tốn kém cho gia đình và xã hội. Quy chế kỳ thi THPT quốc gia 2015 đã có những điều chỉnh phù hợp với tình hình thực tế, tạo thuận lợi cho thí sinh và phụ huynh hơn như tổ chức các cụm thi ở trường ĐH và ở các tỉnh. Học sinh thi ở các tỉnh vẫn có thể được xét tuyển vào ĐH, địa điểm các cụm thi được chọn ở những vị trí thuận lợi, không có khoảng cách quá xa đối với thí sinh…”.

Các em rất cần được định hướng nghề nghiệp rõ ràng

Cũng theo PGS.TS Ngô Minh Oanh, tuy chỉ tiêu tuyển sinh vẫn cơ bản như mọi năm, nhưng chỉ tiêu ở một số ngành có giảm như khối ngành kinh tế và sư phạm dựa trên tình hình thực tế là SV các khối ngành này có biểu hiện dư thừa, nhiều SV ra trường vẫn chưa xin được việc làm.

Trong khi đó, thông tin từ ĐH Quốc gia TPHCM cho thấy, đã có hơn 300 trường ĐH và CĐ nộp đề án tuyển sinh. ĐH Quốc gia TPHCM sẽ có sơ tuyển và ưu tiên xét tuyển học sinh thi Olympic quốc tế, học sinh giỏi trường chuyên có kết quả học tập cao.

Có nên học ĐH bằng mọi giá?

Bạn Nguyễn Thanh Hoàng (SV Trường ĐH Hồng Bàng, TPHCM) chia sẻ: “Năm đầu tiên thi ĐH, trước khi thi tôi đã chuẩn bị tinh thần… rớt ĐH vì học lực chỉ xếp loại trung bình! Sau khi thi, ba tôi hỏi: “Nhắm đậu không con?”. Tôi trả lời: “Chắc không đậu đâu ba!”. Ba tôi nghiêm mặt nói: “Con đùa hả, đừng bao giờ nói chuyện rớt! Không đậu ĐH trường công thì ít ra cũng phải đậu trường tư!”. May mà tôi đã đậu vào Trường ĐH Hồng Bàng, ngành Truyền thông đa phương tiện. Tuy nhiên, đến nay đã là năm thứ 2 ĐH nhưng bản thân vẫn chưa thể định hướng được mục đích và lo lắng khi ra trường liệu có tìm được việc!?

Đau lòng hơn là câu chuyện của Phạm Hồng Ph. (HS Trường THPT Nguyễn Hiền, TPHCM), Em là con út trong một gia đình khá giả, hai chị của Ph. đã đi du học Úc. Sau kỳ thi tốt nghiệp lớp 12, ba mẹ Ph. mong muốn em thi vào Trường ĐH Kinh tế TPHCM. Năm đầu Ph. thi đại học, kết quả em thiếu điểm, gia đình động viên, tạo điều kiện cho Ph. ôn thi ĐH lần nữa với việc thuê gia sư về dạy tại nhà. Lần thứ hai vẫn không đậu mà chỉ đủ điểm xét tuyển vào các trường cao đẳng, nhưng gia đình Ph. lại không cho em học cao đẳng, muốn em ôn thi và thi tiếp vào năm tới. Đến năm thứ ba, gia đình đã dồn bao nhiêu công sức, hy vọng nhưng Ph. vẫn không đủ điểm để vào giảng đường ĐH. Hoang mang và tuyệt vọng đến cùng cực khi biết tin mình vẫn không đủ điểm, không dám về nhà cuối cùng Ph. đã bỏ đi. Sau nhiều ngày tìm kiếm, gia đình mới hay tin Ph. đã tự tử và thi thể được tìm thấy trên sông Đồng Nai.

Đầu tư cho ĐH: Lời hay lỗ?

Cô Trần Thị Phú Thành (GV Trường THPT Lương Thế Vinh, quận 1, TPHCM) chia sẻ: “Tin tưởng học ĐH là con đường duy nhất để thành công là không đúng. Trên thực tế nhiều SV ĐH có bằng cấp, tuy nhiên vẫn không tìm được việc làm phù hợp. SV ra trường hầu như không đáp ứng nhu cầu thực tế cuộc sống. Thậm chí một số trường ĐH mở ra rất nhiều ngành nghề khác nhau, thu hút nhiều SV quan tâm lựa chọn. Tuy nhiên, như vậy liệu quá trình đào tạo có thật sự chuyên sâu và kiến thức các em nhận được là những gì? “Nhất Y, nhì Dược, tạm được Bách khoa, bỏ qua Sư phạm, Nông Lâm hạng bét”! Đây là tư tưởng của nhiều bậc phụ huynh luôn áp đặt lên con, việc chọn ngành nghề cũng không còn đặt đam mê, sở thích lên hàng đầu nữa mà thay vào đó là các trường “top”. Thực tế, rất nhiều em học cao đẳng, hay trung cấp sau khi ra trường vẫn tìm cho mình công việc ổn định và không khó khi tìm việc làm”.

     
     
 

Ông Trần Anh Tuấn, Phó Giám đốc Trung tâm Dự báo Nhu cầu nhân lực và Thông tin Thị trường Lao động TPHCM cho biết, trong giai đoạn 2015-2020 đến năm 2025, nhu cầu nhân lực tại TPHCM dự báo mỗi năm có khoảng 260.000-270.000 chỗ làm việc (130.000 chỗ làm việc mới). Trong đó nhu cầu nhân lực qua đào tạo chiếm 85%, nhu cầu nhân lực có trình độ trung cấp chiếm tỷ lệ cao nhất 35%, sơ cấp nghề và công nhân kỹ thuật chiếm 20%, trình độ cao đẳng chiếm 15%, trình độ đại học chiếm 13%, trên đại học chiếm 2%.

 
     
     
     

Nguyễn Huy Hoàng (26 tuổi, cựu SV một trường ĐH) chia sẻ: “Với chi phí tối thiểu 150-200 triệu đồng/4 năm học ĐH và khá nhiều tiền cho 2 năm cao học, tôi thật sự băn khoăn khi ra trường phải kiếm việc làm. Ở địa phương tôi, để có thể xin vào làm giáo viên, ít nhất phải tốn vài ba trăm triệu đồng “lót tay” mà cũng chưa chắc đã được việc. Ra trường, với mức lương giáo viên, phải mất bao nhiêu năm mới hoàn lại được chi phí đầu tư ban đầu và chi phí “đầu tư” để xin việc? Bao nhiêu năm mới đủ nuôi sống và chăm lo cho bản thân chưa nói đến những khoản bù đắp cho cha mẹ? Nghĩ tới đó, tôi quyết định từ bỏ làm thầy giáo”.

Theo khảo sát của Trung tâm Dự báo Nhu cầu nhân lực và Thông tin Thị trường Lao động TPHCM về nhu cầu tìm việc làm của trên 10.000 SV những năm qua, khoảng 80% sau khi tốt nghiệp tìm được việc làm, 20% tìm việc rất khó khăn hoặc không tìm được việc, phải chuyển đổi ngành học hoặc làm những công việc thấp hơn trình độ đào tạo. Trong tổng số SV tìm được việc làm, chỉ có 50% là có việc làm phù hợp năng lực và phát triển tốt, 50% vẫn phải làm việc trái ngành nghề, thu nhập thấp, việc làm chưa thật sự ổn định và có thể phải chuyển việc làm khác.

“Thực trạng chung cho thấy phần lớn SV tốt nghiệp vẫn còn gặp nhiều khó khăn trong tìm kiếm việc làm phù hợp và ổn định. Do chưa định hướng đúng mức về nghề nghiệp - việc làm, một số SV chọn ngành học chưa phù hợp năng lực, sở trường và xu hướng phát triển thị trường lao động. Mặt khác các doanh nghiệp rất quan tâm tuyển chọn đối với SV tốt nghiệp về kiến thức ngoại ngữ, khả năng hợp tác, kỹ năng làm việc, kỹ năng giao tiếp, những hiểu biết về môi trường văn hóa doanh nghiệp và tác phong làm việc công nghiệp” ông Trần Anh Tuấn, Phó giám đốc Trung tâm Dự báo nhu cầu nhân lực và Thông tin thị trường lao động TPHCM nhận định.

Theo PGS.TS Ngô Minh Oanh, có 3 nguyên nhân của tình trạng này: “Thứ nhất, tính kế hoạch trong đào tạo chưa được thống nhất, ngày càng xuất hiện nhiều trường ĐH, CĐ chỉ chú trọng đào tạo những ngành được cho là “hot”, những ngành mà SV ra trường có thể có thu nhập cao như kinh tế, công nghệ thông tin... từ đó dẫn đến tình trạng cung nhiều hơn cầu. Thứ hai, nền kinh tế trong thời gian gần đây gặp khó khăn, có rất nhiều doanh nghiệp phải giải thể. Đây chính là một trong những lý do dẫn tới nhu cầu về nguồn nhân lực bị hạn chế. Cuối cùng, công tác đào tạo của chúng ta chưa gắn liền với thực tiễn sản xuất, chưa trang bị những kỹ năng làm việc đáp ứng yêu cầu nghề nghiệp tương lai của SV. Khi ra trường, các em đi phỏng vấn tại các doanh nghiệp, nhưng không đạt yêu cầu. Vì vậy dẫn đến tình trạng thất nghiệp”.

Nhìn chung đầu tư cho con học ĐH là một dạng đầu tư lỗ, biết vậy nhưng nhiều gia đình vẫn đầu tư. Có nhiều gia đình đến khánh kiệt, hy sinh các anh chị em khác để cho 1-2 con được đi học. Bao nhiêu đó đã là tốt. Nhưng cuộc đua đầu tư cho con học ĐH “lỗ nhưng vẫn đầu tư” nếu không muốn nói là sai khi quá đặt nặng vào con đường ĐH. Nhiều bậc cha mẹ hy vọng con mình rơi vào thiểu số thành công, nổi trội, và sự thật như chơi “vé số”, tỷ lệ trúng rất thấp.

Thiên Trang - Võ Thắm

- See more at: http://www.sggp.org.vn/sggpt7/nhipsong/2015/4/380472/#sthash.qGrWCLTC.dpuf

Đến hẹn lại lên, kỳ thi đại học (ĐH) năm 2015 đến gần, nhiều bạn trẻ trăn trở sẽ chọn trường nào, ngành gì và sau khi ra trường sẽ làm gì? Không riêng gì các em mà các bậc phụ huynh cũng rất “đau đầu” trước mỗi kỳ thi! Có thể nói, quan điểm phải học ĐH vẫn là một áp lực lớn đối với giới trẻ, gia đình và xã hội.

Đổi mới


PGS.TS Ngô Minh Oanh, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Giáo dục, Trường Đại học Sư phạm TPHCM, cho biết: “Quyết định nhập 2 kỳ thi tốt nghiệp và ĐH làm một từ năm nay là một quá trình cân nhắc, chuẩn bị từ nhiều tháng nay, đã hạn chế được tốn kém cho gia đình và xã hội. Quy chế kỳ thi THPT quốc gia 2015 đã có những điều chỉnh phù hợp với tình hình thực tế, tạo thuận lợi cho thí sinh và phụ huynh hơn như tổ chức các cụm thi ở trường ĐH và ở các tỉnh. Học sinh thi ở các tỉnh vẫn có thể được xét tuyển vào ĐH, địa điểm các cụm thi được chọn ở những vị trí thuận lợi, không có khoảng cách quá xa đối với thí sinh…”.

 

Các em rất cần được định hướng nghề nghiệp rõ ràng


Cũng theo PGS.TS Ngô Minh Oanh, tuy chỉ tiêu tuyển sinh vẫn cơ bản như mọi năm, nhưng chỉ tiêu ở một số ngành có giảm như khối ngành kinh tế và sư phạm dựa trên tình hình thực tế là SV các khối ngành này có biểu hiện dư thừa, nhiều SV ra trường vẫn chưa xin được việc làm.

Trong khi đó, thông tin từ ĐH Quốc gia TPHCM cho thấy, đã có hơn 300 trường ĐH và CĐ nộp đề án tuyển sinh. ĐH Quốc gia TPHCM sẽ có sơ tuyển và ưu tiên xét tuyển học sinh thi Olympic quốc tế, học sinh giỏi trường chuyên có kết quả học tập cao.

Có nên học ĐH bằng mọi giá?

Bạn Nguyễn Thanh Hoàng (SV Trường ĐH Hồng Bàng, TPHCM) chia sẻ: “Năm đầu tiên thi ĐH, trước khi thi tôi đã chuẩn bị tinh thần… rớt ĐH vì học lực chỉ xếp loại trung bình! Sau khi thi, ba tôi hỏi: “Nhắm đậu không con?”. Tôi trả lời: “Chắc không đậu đâu ba!”. Ba tôi nghiêm mặt nói: “Con đùa hả, đừng bao giờ nói chuyện rớt! Không đậu ĐH trường công thì ít ra cũng phải đậu trường tư!”. May mà tôi đã đậu vào Trường ĐH Hồng Bàng, ngành Truyền thông đa phương tiện. Tuy nhiên, đến nay đã là năm thứ 2 ĐH nhưng bản thân vẫn chưa thể định hướng được mục đích và lo lắng khi ra trường liệu có tìm được việc!?

Đau lòng hơn là câu chuyện của Phạm Hồng Ph. (HS Trường THPT Nguyễn Hiền, TPHCM), Em là con út trong một gia đình khá giả, hai chị của Ph. đã đi du học Úc. Sau kỳ thi tốt nghiệp lớp 12, ba mẹ Ph. mong muốn em thi vào Trường ĐH Kinh tế TPHCM. Năm đầu Ph. thi đại học, kết quả em thiếu điểm, gia đình động viên, tạo điều kiện cho Ph. ôn thi ĐH lần nữa với việc thuê gia sư về dạy tại nhà. Lần thứ hai vẫn không đậu mà chỉ đủ điểm xét tuyển vào các trường cao đẳng, nhưng gia đình Ph. lại không cho em học cao đẳng, muốn em ôn thi và thi tiếp vào năm tới. Đến năm thứ ba, gia đình đã dồn bao nhiêu công sức, hy vọng nhưng Ph. vẫn không đủ điểm để vào giảng đường ĐH. Hoang mang và tuyệt vọng đến cùng cực khi biết tin mình vẫn không đủ điểm, không dám về nhà cuối cùng Ph. đã bỏ đi. Sau nhiều ngày tìm kiếm, gia đình mới hay tin Ph. đã tự tử và thi thể được tìm thấy trên sông Đồng Nai.

Đầu tư cho ĐH: Lời hay lỗ?

Cô Trần Thị Phú Thành (GV Trường THPT Lương Thế Vinh, quận 1, TPHCM) chia sẻ: “Tin tưởng học ĐH là con đường duy nhất để thành công là không đúng. Trên thực tế nhiều SV ĐH có bằng cấp, tuy nhiên vẫn không tìm được việc làm phù hợp. SV ra trường hầu như không đáp ứng nhu cầu thực tế cuộc sống. Thậm chí một số trường ĐH mở ra rất nhiều ngành nghề khác nhau, thu hút nhiều SV quan tâm lựa chọn. Tuy nhiên, như vậy liệu quá trình đào tạo có thật sự chuyên sâu và kiến thức các em nhận được là những gì? “Nhất Y, nhì Dược, tạm được Bách khoa, bỏ qua Sư phạm, Nông Lâm hạng bét”! Đây là tư tưởng của nhiều bậc phụ huynh luôn áp đặt lên con, việc chọn ngành nghề cũng không còn đặt đam mê, sở thích lên hàng đầu nữa mà thay vào đó là các trường “top”. Thực tế, rất nhiều em học cao đẳng, hay trung cấp sau khi ra trường vẫn tìm cho mình công việc ổn định và không khó khi tìm việc làm”.              


Ông Trần Anh Tuấn, Phó Giám đốc Trung tâm Dự báo Nhu cầu nhân lực và Thông tin Thị trường Lao động TPHCM cho biết, trong giai đoạn 2015-2020 đến năm 2025, nhu cầu nhân lực tại TPHCM dự báo mỗi năm có khoảng 260.000-270.000 chỗ làm việc (130.000 chỗ làm việc mới). Trong đó nhu cầu nhân lực qua đào tạo chiếm 85%, nhu cầu nhân lực có trình độ trung cấp chiếm tỷ lệ cao nhất 35%, sơ cấp nghề và công nhân kỹ thuật chiếm 20%, trình độ cao đẳng chiếm 15%, trình độ đại học chiếm 13%, trên đại học chiếm 2%.


Nguyễn Huy Hoàng (26 tuổi, cựu SV một trường ĐH) chia sẻ: “Với chi phí tối thiểu 150-200 triệu đồng/4 năm học ĐH và khá nhiều tiền cho 2 năm cao học, tôi thật sự băn khoăn khi ra trường phải kiếm việc làm. Ở địa phương tôi, để có thể xin vào làm giáo viên, ít nhất phải tốn vài ba trăm triệu đồng “lót tay” mà cũng chưa chắc đã được việc. Ra trường, với mức lương giáo viên, phải mất bao nhiêu năm mới hoàn lại được chi phí đầu tư ban đầu và chi phí “đầu tư” để xin việc? Bao nhiêu năm mới đủ nuôi sống và chăm lo cho bản thân chưa nói đến những khoản bù đắp cho cha mẹ? Nghĩ tới đó, tôi quyết định từ bỏ làm thầy giáo”.

Theo khảo sát của Trung tâm Dự báo Nhu cầu nhân lực và Thông tin Thị trường Lao động TPHCM về nhu cầu tìm việc làm của trên 10.000 SV những năm qua, khoảng 80% sau khi tốt nghiệp tìm được việc làm, 20% tìm việc rất khó khăn hoặc không tìm được việc, phải chuyển đổi ngành học hoặc làm những công việc thấp hơn trình độ đào tạo. Trong tổng số SV tìm được việc làm, chỉ có 50% là có việc làm phù hợp năng lực và phát triển tốt, 50% vẫn phải làm việc trái ngành nghề, thu nhập thấp, việc làm chưa thật sự ổn định và có thể phải chuyển việc làm khác.

“Thực trạng chung cho thấy phần lớn SV tốt nghiệp vẫn còn gặp nhiều khó khăn trong tìm kiếm việc làm phù hợp và ổn định. Do chưa định hướng đúng mức về nghề nghiệp - việc làm, một số SV chọn ngành học chưa phù hợp năng lực, sở trường và xu hướng phát triển thị trường lao động. Mặt khác các doanh nghiệp rất quan tâm tuyển chọn đối với SV tốt nghiệp về kiến thức ngoại ngữ, khả năng hợp tác, kỹ năng làm việc, kỹ năng giao tiếp, những hiểu biết về môi trường văn hóa doanh nghiệp và tác phong làm việc công nghiệp” ông Trần Anh Tuấn, Phó giám đốc Trung tâm Dự báo nhu cầu nhân lực và Thông tin thị trường lao động TPHCM nhận định.

 


Theo PGS.TS Ngô Minh Oanh, có 3 nguyên nhân của tình trạng này: “Thứ nhất, tính kế hoạch trong đào tạo chưa được thống nhất, ngày càng xuất hiện nhiều trường ĐH, CĐ chỉ chú trọng đào tạo những ngành được cho là “hot”, những ngành mà SV ra trường có thể có thu nhập cao như kinh tế, công nghệ thông tin... từ đó dẫn đến tình trạng cung nhiều hơn cầu. Thứ hai, nền kinh tế trong thời gian gần đây gặp khó khăn, có rất nhiều doanh nghiệp phải giải thể. Đây chính là một trong những lý do dẫn tới nhu cầu về nguồn nhân lực bị hạn chế. Cuối cùng, công tác đào tạo của chúng ta chưa gắn liền với thực tiễn sản xuất, chưa trang bị những kỹ năng làm việc đáp ứng yêu cầu nghề nghiệp tương lai của SV. Khi ra trường, các em đi phỏng vấn tại các doanh nghiệp, nhưng không đạt yêu cầu. Vì vậy dẫn đến tình trạng thất nghiệp”.

Nhìn chung đầu tư cho con học ĐH là một dạng đầu tư lỗ, biết vậy nhưng nhiều gia đình vẫn đầu tư. Có nhiều gia đình đến khánh kiệt, hy sinh các anh chị em khác để cho 1-2 con được đi học. Bao nhiêu đó đã là tốt. Nhưng cuộc đua đầu tư cho con học ĐH “lỗ nhưng vẫn đầu tư” nếu không muốn nói là sai khi quá đặt nặng vào con đường ĐH. Nhiều bậc cha mẹ hy vọng con mình rơi vào thiểu số thành công, nổi trội, và sự thật như chơi “vé số”, tỷ lệ trúng rất thấp.


Thiên Trang - Võ Thắm
 

nguồn: sggp.org.vn

TỔNG LƯỢT TRUY CẬP: 000000024944301

TRUY CẬP HÔM NAY: 612

ĐANG ONLINE: 34