PHÂN TÍCH KẾT QUẢ KHẢO SÁT NGUỒN LAO ĐỘNG CÓ NHU CẦU HỌC NGHỀ VÀ TÌM VIỆC LÀM TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM 2013 – XU HƯỚNG NĂM 2014


SỞ LAO ĐỘNG
THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI
 TRUNG TÂM DỰ BÁO
NHU CẦU NHÂN LỰC VÀ THÔNG TIN
THỊ TRƯỜNG LAO ĐỘNG TP.HCM
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

 
Số: 25/BC-TTDBNL TP. HCM, ngày 07 tháng 02 năm 2014

 

PHÂN TÍCH KẾT QUẢ KHẢO SÁT NGUỒN
LAO ĐỘNG CÓ NHU CẦU HỌC NGHỀ VÀ TÌM VIỆC LÀM
TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM 2013 – XU HƯỚNG NĂM 2014


Trong năm 2013, Trung tâm Dự báo nhu cầu nhân lực và Thông tin thị trường lao động TP.HCM tổ chức khảo sát nguồn lao động có nhu cầu học nghề, tìm việc làm trên địa bàn TP.HCM, khảo sát trực tiếp phỏng vấn qua phiếu khảo sát tại các trường THPT; các trường Trung cấp, Cao đẳng, Đại học; các Sàn giao dịch – Ngày hội việc làm trong Thành phố Hồ Chí Minh với tổng số 10375 người bao gồm: 4062 học sinh THPT; 3205 người lao động và 3108 sinh viên tốt nghiệp có nhu cầu tìm việc.


I. Phân tích kết quả khảo sát :


  1. Nhân lực đã qua đào tạo nghề có nhu cầu tìm việc làm:


   1.1 Theo trình độ đào tạo:


     Trong năm 2013, nguồn lao động đã qua đào tạo nghề có nhu cầu tìm việc làm tăng đều trong năm. Theo biểu đồ ta thấy trình độ Đại học và Cao đẳng chiếm tỷ lệ rất cao : Đại học chiếm tỷ lệ 49%; Cao đẳng chiếm tỷ lệ 46%; trình độ Trung cấp (chiếm tỷ lệ 4 %); còn lại các trình độ CNKT có bằng, sơ cấp nghề, lao động chưa qua đào tạo và trên đại học (chiếm tỷ lệ 1%).


     Nguồn cung tìm việc có trình độ Đại học và Cao đẳng có số lượng ứng viên tìm việc nhiều nhất, trong tổng số lực lượng lao động đang tìm việc làm mới đa số là sinh viên sắp tốt nghiệp trong những tháng cuối năm 2013; mức lương sinh viên và người lao động lựa chọn đa phần ở mức dưới 5 triệu/tháng và 8 triệu/tháng, một số ít tập trung lựa chọn công việc bán thời gian yêu cầu mức lương dưới 2 triệu/tháng, số còn lại yêu cầu mức lương khá cao dưới 10 triệu/tháng và trên 10 triệu/tháng.


 

Biểu đồ 1-1: Cơ cấu cung nhân lực theo trình độ đào tạo trong năm 2013

 

Biểu đồ 1-2: thống kê nhu cầu mức lương của người lao động

 

Biểu đồ 1-3 : thống kê nhu cầu mức lương của sinh viên


   1.2 Theo ngành nghề đào tạo:


     Trong năm 2013, nhu cầu tìm việc làm của người lao động tập trung nhiều ở các ngành nghề như: đặc biệt là Ngành Cơ khí – Tự động hóa chiếm tỷ lệ rất cao (32 %); Công nghệ thông tin (chiếm tỷ lệ 6 %), Kiến trúc – Kỹ thuật công trình xây dựng (chiếm tỷ lệ 8 %); Kế toán – kiểm toán (chiếm tỷ lệ 8 %);Vận tải – Kho bãi – Xuất nhập khẩu  (chiếm tỷ lệ 11 %); Công nghệ thực phẩm (chiếm tỷ lệ 3 %); Công nghệ ô tô – xe máy (chiếm tỷ lệ 4 %); Tài chính – tín dụng – ngân hàng (chiếm tỷ lệ 5 %); Quản lý điều hành (chiếm tỷ lệ 4 %); Nhân viên kinh doanh – bán hàng (chiếm tỷ lệ 3 %)  v.v….


     Qua biểu đồ nhận thấy trong năm 2013 các ngành nghề như: Kế toán – Kiểm toán; Cơ khí – tự động hóa; Công nghệ thông tin; Kiến trúc – Kỹ thuật công trình xây dựng; Vận tải – Kho bãi – Xuất nhập khẩu chiếm tỷ lệ khá cao trong hệ thống đào tạo (chiếm tỷ lệ 65% trong hệ thống đào tạo); còn lại các ngành nghề như: Công nghệ thực phẩm; Công nghệ ô tô – xe máy;  Tài chính – tín dụng – ngân hang; Quản lý điều hành; Nhân viên kinh doanh – bán hàng (chiếm tỷ lệ 19% trong hệ thống đào tạo) Trong năm 2013, tuy số lượng nhân lực được đào tạo chiếm tỷ lệ cao nhưng nguồn sinh viên sắp ra trường gặp rất nhiều khó khăn trong quá trình tìm việc làm do nhiều người học ra trường vẫn chưa định hướng đúng mức về nghề nghiệp và việc làm. Một số sinh viên chọn ngành học chưa phù hợp năng lực, sở trường và xu hướng phát triển thị trường lao động; đồng thời thị trường lao động hiện nay phát triển theo xu hướng hạn chế về số lượng, tăng yêu cầu chất lượng trình độ, tay nghề, kỹ năng nên khả năng để có được việc làm như mong muốn của các bạn sinh viên mới ra trường hiện nay chiếm tỷ lệ rất ít, một số bạn phải chấp nhận làm trái ngành trái nghề, thu nhập thấp đồng thời luân chuyển công việc liên tục.


Biểu đồ 1-4: Cơ cấu cung nhân lực theo trình độ nghề năm 2013


  2. Học sinh đang học có nhu cầu học nghề:


     Trong năm 2013, theo khảo sát nhu cầu học nghề của học sinh tại các trường THPT TP.HCM tập trung nhiều ở các ngành nghề Giáo dục - Đào tạo - Thư viện (chiếm tỉ lệ 11 %); Cơ khí – Tự động hóa (chiếm tỉ lệ 8 %); Dịch vụ du lịch – Nhà hàng – Khách sạn  (chiếm tỉ lệ 8 %); Công nghệ thông tin (chiếm tỉ lệ 8 %); Quản lý điều hành (chiếm tỉ lệ 8 %); Y dược – Chăm sóc sức khỏe (chiếm tỉ lệ 7 %); Tài chính – Tín dụng – Ngân hàng (chiếm tỉ lệ 5%); Luật – pháp lý (chiếm tỉ lệ 4%); Kế toán – Kiểm toán (chiếm tỉ lệ 4%); Kế toán – kiểm toán (chiếm tỉ lệ 4%); Kiến trúc – kỹ thuật công trình xây dựng (chiếm tỉ lệ 4%) và các ngành nghề khác (chiếm 24 %); cho thấy nhu cầu học nghề của học sinh hiện nay chú trọng nhiều về các ngành nghề như : Cơ khí, Du lịch – Nhà hàng, Công nghệ thông tin, Giáo dục đào tạo, Kế toán, Quản lý…


    Về nhu cầu học nghề học sinh trung học phổ thông chú trọng nhiều ở bậc Đại học (chiếm tỷ lệ 79%); Cao đẳng (chiếm 14%); Trung cấp (chiếm 7%); trong khi đó ở bậc Sơ cấp nghề rất ít hầu như không có.


     Thực tế cho thấy, thí sinh hiện nay đăng ký dự thi vào Đại học, Cao đẳng theo xu hướng chọn những ngành nghề mức lương cao, ngành nghề được nhiều người chọn là đăng ký. Trong khi đó hiện nay, nhân lực thị trường lao động đang cần nhất chính là lao động có trình độ, tay nghề, kỹ năng, ngoại ngữ, giao tiếp tốt.


     Như vậy, nhu cầu học nghề của học sinh vẫn tiếp tục xu hướng tập trung nhiều ở trình độ Đại học, Cao đẳng, thị trường lao động vẫn trong tình trạng mất cân đối cung – cầu lao động đối với các ngành nghề trung cấp, CNKT lành nghề…


Biểu đồ 2-1: So sánh thông tin thu thập nhu cầu học nghề năm 2013

 

Biểu đồ 2-2: Cơ cấu chỉ số khảo sát theo trình độ nghề năm 2013

 

 II. So sánh và nhận định và xu hướng năm 2014:


  1. Nhu cầu tìm việc làm và nhu cầu việc làm:


    Trong năm 2013, nhu cầu tìm việc làm của người lao động tăng khá cao; nguồn lao động có nhu cầu tìm việc làm có trình độ, tay nghề, kinh nghiệm và đáp ứng nhu cầu việc làm khoảng trên 50% ở một số ngành Cơ khí – Tự động hóa; Kế toán- kiểm toán; Công nghệ thông tin; Kiến trúc – kỹ thuật công trình xây dựng; Vận tải – Kho bãi – Xuất nhập khẩu; Công nghệ thực phẩm; Công nghệ ô tô – xe máy;  Tài chính – tín dụng – ngân hàng; Quản lý điều hành; Nhân viên kinh doanh – bán hàng. Nguyên nhân do nhu cầu tìm việc làm mới trong năm của người lao động có trình độ, tay nghề, kỹ năng, kinh nghiệm và nguồn cung bổ sung thêm nhân lực là sinh viên tốt nghiệp ra trường. 


    Tuy nhiên hiện nay thị trường lao động phát triển theo xu hướng hạn chế về số lượng, tăng yêu cầu chất lượng trình độ, tay nghề, kỹ năng. Nhu cầu tuyển dụng lao động và nhu cầu tìm việc làm thường xuyên là nhân lực có trình độ nghề chuyên môn, các doanh nghiệp chú trọng tuyển dụng lao động có kỹ năng, am hiểu chuyên môn, kỹ thuật và các chức danh quản lý nên để tìm được việc làm phù hợp với chuyên ngành được đào tạo của người lao động hiện nay rất khó khăn và gay gắt. Doanh nghiệp tuyển dụng với xu hướng giảm về số lượng và tăng về chất lượng, tình trạng sinh viên, học sinh tốt nghiệp ra trường, nhất là sinh viên các tỉnh không tìm được việc làm hoặc khó tìm được việc làm tại TPHCM rất phổ biến.


  2.Nhu cầu đào tạo và nhu cầu việc làm:


    Hiện nay thị trường lao động tại TPHCM diễn ra một nghịch lý là rất thừa lao động, tỉ lệ thất nghiệp khá cao nhưng các doanh nghiệp lại không tuyển dụng được lao động đáp ứng được yêu cầu. Nguyên nhân do phần lớn sinh viên chọn ngành học không phù hợp, khi ra trường không biết công việc nào phù hợp với mình, thêm vào đó một nguyên nhân khác là sinh viên hiện nay yếu về vốn ngoại ngữ, kỹ năng làm việc, khả năng giao tiếp.


  3. Các vấn đề cần quan tâm:


    Hiện nay, thực trạng xã hội đòi hỏi người lao động đang tìm việc làm cũng như sinh viên mới ra trường cần có trình độ chuyên môn, kinh nghiệm làm việc thực tiễn. Nên cần có giải pháp kết nối, hỗ trợ giữa doanh nghiệp và nhà trường. Nhà Trường kết nối chặt chẽ với doanh nghiệp tạo điều kiện để sinh viên đến thực tập, thực hành nghề.


    Đặc biệt cần đẩy mạnh hơn nữa công tác hướng nghiệp cho học sinh ở các trường học. Nhà trường cần phải tư vấn cho các em học sinh hiểu được về ngành nghề, phân tích được nhu cầu và xu hướng của xã hội hiện nay
 

Nơi nhận:
- Ban giám đốc Sở Lao động -TBXH;
- Ban Giám đốc và Các Phòng thuộc TT;
- Lưu./.
KT.GiámĐốc
Phó Giám đốc



Trần Anh Tuấn

 


 

CHỈ SỐ CƠ CẤU NGUỒN LAO ĐỘNG CÓ NHU CẦU HỌC NGHỀ
VÀ TÌM VIỆC LÀM THEO TRÌNH ĐỘ NGHỀ TRÊN
ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM 2013 - XU HƯỚNG NĂM 2014

 

 

STT Trình Độ Chỉ số 
1 Lao động chưa qua đào tạo 0,40
2 Sơ cấp nghề 0,30
3 Công nhân kỹ thuật lành nghề 0,10
4 Trung cấp (CN-TCN) 4,00
5 Cao đẳng (CN-CĐN) 46,00
6 Đại học 49,00
7 Trên đại học 0,20
  Tổng số ( 100% = Số người )  6313,00

 

Tổng số người tìm việc : 6313   


Nguồn dữ liệu trên tổng hợp phân tích từ :   


    - Nhu cầu việc làm qua các Sàn giao dịch - Ngày hội việc làm

 

Phòng Thông tin thị trường lao động   
Phó Trưởng Phòng   



Đỗ Hồng Nam

KT. Giám Đốc
Phó Giám Đốc




Trần Anh Tuấn

  


 

TỔNG HỢP KẾT QUẢ KHẢO SÁT NHU CẦU HỌC NGHỀ CỦA HỌC SINH THPT
TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM 2013 - XU HƯỚNG NĂM 2014

 

 

STT Ngành nghề Tổng số nhu cầu Chỉ số %
01 Cơ khí - Tự động hóa 338 8,00%
02 Công nghệ thông tin 328 8,00%
03 Kiến trúc - Kỹ thuật công trình xây dựng 146 4,00%
04 Tài chính - Tín dụng - Ngân hàng 205 5,00%
05 Kế toán - Kiểm toán 145 4,00%
06 Marketing - Quan hệ công chúng 158 4,00%
07 Dịch vụ du lịch - Nhà hàng - Khách sạn 335 8,00%
08 Y dược - Chăm sóc sức khỏe 288 7,00%
09 Luật - pháp lý 169 4,00%
10 Giáo dục - Đào tạo - Thư viện 440 11,00%
11 Quản lý điều hành 309 8,00%
12 Ngành nghề khác  1201 24,00%
Tổng số  4062 100%

  

Nguồn dữ liệu trên tổng hợp phân tích từ : 

 

  -Hệ thống các trường THPT trên địa bàn 19 Quận - Huyện thuộc TP.HCM

 

 

 Phòng Thông tin thị trường lao động   
Phó Trưởng Phòng   



Đỗ Hồng Nam

KT. Giám Đốc
Phó Giám Đốc




Trần Anh Tuấn

 


 

CHỈ SỐ KHẢO SÁT NHU CẦU HỌC NGHỀ CỦA HỌC SINH THPT THEO TRÌNH ĐỘ
TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM 2013 - XU HƯỚNG NĂM 2014

 

 

STT Trình độ Tổng số phiếu Chỉ số %
1 Sơ cấp 18 0,00%
2 Trung cấp 279 7,00%
3 Cao đẳng 559 14,00%
4 Đại học 3206 79,00%
Tổng số 4062 100,00%

 

 

Nguồn dữ liệu trên tổng hợp phân tích từ : 

 

  -Hệ thống các trường THPT trên địa bàn 19 Quận - Huyện thuộc TP.HCM

 

 

 Phòng Thông tin thị trường lao động   
Phó Trưởng Phòng   



Đỗ Hồng Nam

KT. Giám Đốc
Phó Giám Đốc




Trần Anh Tuấn

 


 

TỔNG HỢP KẾT QUẢ KHẢO SÁT NHU CẦU HỌC NGHỀ CỦA HỌC SINH THPT
TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM 2013 - XU HƯỚNG NĂM 2014

 

 

STT Ngành nghề Tổng số nhu cầu Chỉ số %
01 Cơ khí - Tự động hóa 338 8,00%
02 Công nghệ thông tin 328 8,00%
03 Kiến trúc - Kỹ thuật công trình xây dựng 146 4,00%
04 Tài chính - Tín dụng - Ngân hàng 205 5,00%
05 Kế toán - Kiểm toán 145 4,00%
06 Marketing - Quan hệ công chúng 158 4,00%
07 Dịch vụ du lịch - Nhà hàng - Khách sạn 335 8,00%
08 Y dược - Chăm sóc sức khỏe 288 7,00%
09 Luật - pháp lý 169 4,00%
10 Giáo dục - Đào tạo - Thư viện 440 11,00%
11 Quản lý điều hành 309 8,00%
12 Ngành nghề khác  1201 24,00%
Tổng số  4062 100%

 

Nguồn dữ liệu trên tổng hợp phân tích từ :    


    -Hệ thống các trường THPT trên địa bàn 19 Quận - Huyện thuộc TP.HCM

 

 

 Phòng Thông tin thị trường lao động   
Phó Trưởng Phòng   



Đỗ Hồng Nam

KT. Giám Đốc
Phó Giám Đốc




Trần Anh Tuấn

 

TỔNG LƯỢT TRUY CẬP: 000000024939185

TRUY CẬP HÔM NAY: 4531

ĐANG ONLINE: 38