NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG TƯ VẤN HƯỚNG NGHIỆP – VIỆC LÀM NĂM 2011-2012


 SỞ LAO ĐỘNG
THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI
 TRUNG TÂM DỰ BÁO
NHU CẦU NHÂN LỰC VÀ THÔNG TIN
THỊ TRƯỜNG LAO ĐỘNG TP.HCM
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

 
Số: 50/BC-TTDB&TTLĐ TP. HCM, ngày 01  tháng 04  năm 2011

 

NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG TƯ VẤN

HƯỚNG NGHIỆP – VIỆC LÀM NĂM 2011-2012

 

I. Nội dung hoạt động tại phòng tư vấn hướng nghiệp – việc làm

 

1. Hoạt động soạn thảo bộ tài liệu về  thế giới nghề nghiệp (họa đồ nghề)

 

Nội dung: Công cụ rất cần thiết cho công tác tư vấn hướng nghiệp là nắm được bản mô tả nghề, hay còn gọi là bản họa đồ nghề. Về thực chất, đó là bản mô tả nội dung, tính chất, phương pháp, đặc điểm tâm sinh lý cần phải có, những điều cần tránh khi lao động trong nghề.

 

Biểu mẫu: Khung mẫu xây dựng nội dung GIỚI THIỆU NGÀNH / NGHỀ

 

Nguồn tài liệu: tài liệu từ trung tâm, sở, ban, ngành, trường, doanh nghiệp ở  địa phương và trên các phương tiện thông tin đại chúng.

 

Kết quả đạt được: Bộ tài liệu về thế giới nghề nghiệp (họa đồ nghề)

 

Lịch trình thực hiện: tất cả các ngày làm việc trong tuần

 

2. Hoạt động soạn thảo bộ tài liệu về thế giới việc làm (bản mô tả công việc – vị trí tuyển dụng của các doanh nghiệp)

 

Nội dung: Bản mô tả vị trí công việc được viết ra để mô tả công việc đã có trong tổ chức và được một nhân viên có đủ năng lực thực hiện (nghĩa là người này có đủ kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm cần thiết cho vị trí công việc).

 

Biểu mẫu: Khung mẫu xây dựng nội dung MÔ TẢ VỊ TRÍ CÔNG VIỆC

 

Nguồn tài liệu: tài liệu từ trung tâm, sở, ban, ngành, trường, doanh nghiệp ở  địa phương và trên các phương tiện thông tin đại chúng.

 

Kết quả đạt được: Bộ tài liệu về thế giới việc làm (bản mô tả công việc)

 

Lịch trình thực hiện: tất cả các ngày làm việc trong tuần

 

3. Hoạt động soạn thảo bộ tài liệu về thông tin thị trường lao động

 

Nội dung: Tổng hợp và soạn thảo thông tin từ các phòng ban của trung tâm về thông tin nhu cầu lao độngtrên thị trường lao động như: nhu cầu nhân lực của địa phương, từng ngành, khu công nghiệp, khu chế xuất,… và các doanh nghiệp trên từng địa bàn.

 

Biểu mẫu: Tài liệu và số liệu của trung tâm

 

Nguồn tài liệu: tài liệu từ trung tâm, sở, ban, ngành, trường, doanh nghiệp ở  địa phương và trên các phương tiện thông tin đại chúng.

 

Kết quả đạt được: Bộ tài liệu về dự báo nhu cầu nhân lực (thị trường lao động)

 

Lịch trình thực hiện: tất cả các ngày làm việc trong tuần

 

4. Hoạt động soạn thảo bộ tài liệu về thông tin về các cơ sở đào tạo

 

Nội dung: Tổng hợp  và soạn thảo thông tin về các cơ sở đào tạo như: trình độ đào tạo, tuyển sinh, địa điểm đào tạo, học phí, thời gian đào tạo, loại hình đào tạo,…

 

Biễu mẫu: Khung mẫu xây dựng nội dung THÔNG TIN TUYỂN SINH

 

Kết quả đạt được: Bộ tài liệu về thế giới nghề nghiệp (họa đồ nghề)

 

Lịch trình thực hiện: tất cả các ngày làm việc trong tuần

 

5. Hoạt động soạn thảo bộ tài liệu về công cụ hướng nghiệp

 

Nội dung: Tổng hợp, soạn thảo, tìm hiểu và tiếp nhận công cụ hướng nghiệp bao gồm cả việc  tập huấn sử dụng thành thạo các loại công cụ, trắc nghiệm hướng nghiệp.

 

Biểu mẫu: Trong tư­ vấn h­ướng nghiệp, các thiết bị tối thiểu đ­ược sắp xếp vào ba va ly (gọi là “va ly h­ướng nghiệp”)

 

Ø                 Va ly số 1:

 

            Bao gồm các tài liệu về

 

*     Các công văn của Đảng, Nhà nước về công tác hướng nghiệp

 

*     Tuyển tập thông tin ngành nghề, việc làm. (mục 1 và 2)

 

*     Thông tin trường, ngành, thông tin tuyển sinh, ba công khai. (mục 4)

 

*     Tuyển tập lời khuyên tư vấn từ sách, báo, tạp chí, giáo trình

 

*     Tuyển tập và công cụ test (trắc nghiệm), chẩn đoán tâm lý.

 

Ø                 Va ly số 2:

 

            Bộ thiết bị đo các chỉ số tâm sinh lý:

 

*     Máy đo thời gian cảm ứng cảm giác, vận động

 

*     Máy đo độ run tay

 

*     Máy đo sức bền  bỉ dẻo dai cơ tĩnh

 

Ø                 Va ly số 3:

 

            Một số dụng cụ đo thể lực và sức khoẻ:

 

*     Cân sức khoẻ (cân nặng và chiều cao)

 

*     Dụng cụ đo huyết áp

 

*     Ống nghe tim phổi

 

*     Bộ dụng cụ kiểm tra các giác quan

 

*     Bảng kiểm tra thị lực, mù màu…

 

Kết quả đạt được: Bộ công cụ trắc nghiệm hướng nghiệp – việc làm gồm các trắc nghiệm hướng nghiệp cơ bản sau:

 

1. Trắc nghiệm xu hướng (thiên hướng) nghề nghiệp của Jonh Holland

 

2. Trắc nghiệm thần kinh khí chất của Eysenck

 

3. Trắc nghiệm trí thông minh (IQ)

 

4. Trắc nghiệm trí thông minh cảm xúc (EQ)

 

5. Trắc nghiệm đo năng lực chú ý

 

6. Trắc nghiệm đo trí nhớ máy móc

 

7. Trắc nghiệm trí tưởng tượng không gian

 

Lịch trình thực hiện: tất cả các ngày làm việc trong tuần

 

6. Hoạt động tư vấn hướng nghiệp việc làm

 

Nội dung: Tư vấn hướng nghiệp – việc làm bao gồm việc tìm hiểu thông tin về đối tượng tư vấn: họ tên, độ tuổi, giới tính, kết quả đào tạo, huấn luyện, hoàn cảnh gia đình, bạn bè thân thích. Đặc biệt sử dụng công cụ trắc nghiệm hướng nghiệp về nhân cách trước hết là xu hướng, khí chất và năng lực.

 

Nội dung: Tổng hợp  và soạn thảo thông tin về các cơ sở đào tạo như: trình độ đào tạo, tuyển sinh, địa điểm đào tạo, học phí, thời gian đào tạo, loại hình đào tạo,…

 

Biễu mẫu: Hồ sơ tư vấn hướng nghiệp – việc làm

 

Kết quả đạt được: Tư vấn đối tượng về định hướng nghề nghiệp, chủ động, sáng tạo trong học tập và phối hợp đào tạo nhằm giúp đối tượng phát huy được bản thân trong công việc.

 

Lịch trình thực hiện: tất cả các ngày làm việc trong tuần

 

II. Nội dung phối hợp hoạt động của phòng tư vấn hướng nghiệp – việc làm

 

1. Tư vấn hướng nghiệp tại điểm

 

Nội dung: Thực hiện các hoạt động tư vấn về phương pháp học tập, nội dung, đặc điểm của ngành, nghề và trình độ được đào tạo; các vấn đề về chính sách, pháp luật của Nhà nước liên quan đến ngành, nghề được đào tạo, tạo cơ hội tìm việc làm sau khi tốt nghiệp cho học sinh.

 

Biễu mẫu: Hồ sơ tư vấn hướng nghiệp

 

Kết quả đạt được: Học sinh tự định hướng được nghề nghiệp.

 

Lịch trình thực hiện: theo kế hoạch hoạt động của trung tâm

 

2. Tư vấn việc làm tại điểm

 

Nội dung: Tư vấn cho sinh viên một số kỹ năng khi tìm việc như: cách viết hồ sơ và đơn xin việc, các kỹ năng cần thiết khi dự phỏng vấn, giao tiếp với người tuyển dụng.

 

Biễu mẫu: Mẫu mô tả công việc, tài liệu về thế giới việc làm, mẫu trắc nghiệm tuyển dụng, việc làm,...

 

Kết quả đạt được: Sinh viên chọn được việc làm phù hợp.

 

Lịch trình thực hiện: theo kế hoạch hoạt động của trung tâm

 

3. Phối hợp hoạt động với trung tâm

 

Phòng tư vấn hướng nghiệp việc làm sử dụng những dự báo nhu cầu nhân lực và thông tin thị trường lao động của trung tâm để xây dựng bộ tiêu chuẩn về việc làm, họa đồ nghề, thông tin tuyển sinh,...và cung cấp những số liệu đã được dự báo cho học sinh, sinh viên và thanh niên trong quá trình tư vấn hướng nghiệp.

 

Phối hợp tương hỗ với phòng ban của trung tâm khảo sát, thống kê về việc làm của học sinh, sinh viên và thanh niên sau khi tư vấn hướng nghiệp và thu thập thông tin phản hồi của  đơn vị sử dụng lao động về chất lượng, khả năng đáp ứng yêu cầu công việc của học sinh, sinh viên và thanh niên khi làm việc tại đơn vị.

 

Sự phối hợp trên được thể hiện cụ thể qua sơ đồ sau:

 

Sơ đồ quy trình nghiệp vụ tư vấn hướng nghiệp

 

Nguồn: PGS.TS Đặng Danh Ánh. Báo cáo tại hội thảo tư vấn nghề do ĐHQGG Hà Nội, 01/2005

 

 

4. Phối hợp đào tạo với đơn vị đào tạo, đơn vị sử dụng lao động

 

Mối liên kết giữa phòng tư vấn hướng nghiệp việc làm với doanh nghiệp dựa trên cơ sở triết lý nhân quả; dựa trên tư tưởng Hồ Chí Minh về phương châm nhà trường xã hội chủ nghĩa: “Học đi với lao động – Lí luận đi với thực hành - Cần cù đi với tiết kiệm”; và tuân thủ quy luật cung - cầu trong kinh tế thị trường.

 

            Sứ mệnh của Phòng tư vấn hướng nghiệp việc làm là giúp học sinh thích ứng với một nhóm nghề thông qua việc dạy nghề phổ thông để tư vấn hướng nghiệp cho học sinh. Ngoài ra, Phòng tư vấn hướng nghiệp việc làm còn có chức năng đào tạo nghề chuyên sâu cho các đối tượng khác trong xã hội.

 

            Với kinh phí đầu tư hạn hẹp từ phía nhà nước, muốn nâng cao chất lượng đào tạo, đáp ứng yêu cầu của nền kinh tế trong bối cảnh hội nhập WTO, không thể không vận dụng chủ trương xã hội hóa ở các phòng tư vấn hướng nghiệp việc làm trong huy động nguồn lực vật chất cũng như tay nghề tinh xảo của các chuyên gia thuộc các doanh nghiệp. Hơn nữa, để phát triển bền vững trong nền kinh tế thị trường cạnh tranh gay gắt trên toàn cầu, các doanh nghiệp không thể ngồi chờ nguồn nhân lực sẵn có, mà phải tích cực, chủ động và năng động trong việc phối kết hợp với các cơ sở đào tạo nghề, kể cả các cơ sở có nhiệm vụ trọng tâm về định hướng nghề nghiệp như phòng tư vấn hướng nghiệp việc làm.

 

+       Lợi ích của phòng tư vấn hướng nghiệp việc làm

 

Liên kết với các doanh nghiệp, trung tâm nâng cao được về Chất lượng dạy nghề phổ thông, hướng nghiệp cho học sinh phổ thông, chất lượng dạy nghề chuyên sâu cho các đối tượng khác nhờ có sự điều chỉnh chương trình phù hợp, thực hành trong thực tiễn sản xụất kinh doanh được nhiều hơn. Công tác kiểm định chất lượng được chính xác và khách quan hơn nhờ sự tham gia của các chuyên gia trong hội đồng chấm thi…và đặc biệt, giáo viên ngày càng nâng cao năng lực thực tiễn cũng như sự tiếp cận với máy móc tiết bị, công nghệ mới.

 

Ngoài ra, việc liên kết tạo nên sự năng động, linh hoạt cho phòng tư vấn hướng nghiệp việc làm, đồng thời cũng tăng thêm thu nhập tài chính cho trung tâm nhờ hiệu quả đào tạo cao (đào tạo theo địa chỉ) và nhiều dịch vụ gia tăng khác.

 

+        Lợi ích của doanh nghiệp

 

Liên kết với các phòng tư vấn hướng nghiệp việc làm trước hết tạo nên sự đảm bảo phát triển bền vững vì có nhiều học sinh có năng lực phù hợp sẽ định hướng học nghề thuộc lĩnh vực doanh nghiệp và sau này ra trường là thành viên tích cực của doanh nghiệp. Nhiều vấn đề nảy sinh trong sản xuất kinh doanh sẽ có được sự tư vấn của những chuyên gia giỏi, tâm huyết nên sẽ vững vàng hơn trong sản xuất kinh doanh. Việc chuyển đổi nghề, đào tạo lại cho người lao động sẽ gặp thuận lợi và có thể tranh thủ được các nguồn kinh phí chính phủ về lĩnh vực dạy nghề. Cuối cùng là lợi nhận tài chính doanh nghiệp sẽ được nâng cao hơn.

 

Phòng tư vấn hướng nghiệp việc làm hỗ trợ các tổ chức đoàn thể thuộc các đơn vị đào tạo và đơn vị sử dụng lao động tổ chức các chương trình, hoạt động hướng nghiệp dành cho học sinh - sinh viên trên các lĩnh vực cơ bản như:

 

- Tư vấn hướng nghiệp, việc làm, tâm lý học đường,…

 

- Đào tạo ngắn hạn, đào tạo liên kết

 

- Nghiên cứu khoa học

 

Như vậy, trong bối cảnh hội nhập WTO, khi mà tính chất cạnh tranh ngày càng gay gắt và quyền tự chủ và tự chịu trách nhiệm trước xã hội ngày càng nâng cao thì mối liên kết giữa phòng tư vấn hướng nghiệp việc làm và các doanh nghiệp là một tất yếu khách quan.

 

Nơi nhận :

-Sở Lao Động – TB&XH;

-Hội dạy nghề TP;

-Ban Giám Đốc Trung Tâm;

-Các phòng thuộc trung tâm;

        -Lưu./.

KT . GIÁM ĐỐC

PHÓ GIÁM ĐỐC THƯỜNG TRỰC

 

 

 

Trần Anh Tuấn


TỔNG LƯỢT TRUY CẬP: 000000024937559

TRUY CẬP HÔM NAY: 2892

ĐANG ONLINE: 37