Đẩy mạnh học tập suốt đời trong công nhân lao động


Tiếp tục khơi dậy, phát huy truyền thống hiếu học của dân tộc trong công nhân lao động

 

Mục tiêu của Chương trình nhằm tiếp tục khơi dậy, phát huy truyền thống hiếu học của dân tộc trong công nhân lao động; tuyên truyền, vận động để công nhân lao động tại doanh nghiệp hình thành thói quen tự học, tích cực học tập suốt đời; hỗ trợ, tạo điều kiện để công nhân lao động tại các doanh nghiệp học tập nâng cao tay nghề, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ; tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong công việc, tiếp cận hệ thống giáo dục mở, góp phần đẩy mạnh phát triển nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng yêu cầu của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư và hội nhập quốc tế.

 

Về chính trị, pháp luật, Chương trình phấn đấu đến năm 2025 đạt 70%, đến năm 2030 đạt 90% công nhân lao động tại các doanh nghiệp được tuyên truyền, phổ biến, học tập, quán triệt những chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước có liên quan đến công nhân lao động gắn với những nội dung lý luận về chức năng, nhiệm vụ của giai cấp công nhân và tổ chức Công đoàn Việt Nam.

 

Về kỹ năng nghề nghiệp, phấn đấu đến năm 2025 đạt 50%, đến năm 2030 đạt 75% công nhân lao động tại các doanh nghiệp tham gia học tập nâng cao trình độ tay nghề, kỹ năng nghề.

 

Đến năm 2030, 50% lao động tại các doanh nghiệp đạt danh hiệu "Công dân học tập"

 

Chương trình phấn đấu đến năm 2025 đạt 50%, đến năm 2030 đạt 75% công nhân lao động tại các doanh nghiệp tham gia học tập các nội dung giáo dục kỹ năng sống.

 

Đến năm 2030 đạt 65% công nhân lao động tại các doanh nghiệp được phổ biến về công nghệ thông tin, công nghệ số.

 

Về mô hình học tập, Chương trình phấn đấu đến năm 2030 đạt 50% công nhân lao động tại các doanh nghiệp đạt danh hiệu "Công dân học tập" do cơ quan có thẩm quyền ban hành.

 

e

Để đạt được các mục tiêu trên, Chương trình đã đưa ra các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm như: Tuyên truyền, phổ biến, nâng cao nhận thức về học tập suốt đời, góp phần xây dựng xã hội học tập; triển khai các biện pháp hỗ trợ công nhân lao động được học tập thường xuyên nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả học tập suốt đời; đẩy mạnh nghiên cứu ứng dụng công nghệ thông tin, công nghệ số trong tổ chức các hoạt động học tập suốt đời cho công nhân lao động; tổ chức các phong trào thi đua, cuộc vận động, các hoạt động hỗ trợ thúc đẩy học tập suốt đời trong công nhân lao động; tăng cường phối hợp giữa các cấp, ngành, các cơ sở giáo dục, cơ sở giáo dục nghề nghiệp; tăng cường hợp tác quốc tế trong lĩnh vực học tập suốt đời cho công nhân lao động.

 

Đổi mới mô hình học tập

 

Trong đó, Chương trình sẽ nghiên cứu, xây dựng và hoàn thiện cơ chế, chính sách của Nhà nước để hỗ trợ công nhân lao động được học tập, đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ, kỹ năng nghề nghiệp; tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số; đổi mới, sáng tạo các mô hình hoạt động và nâng cao chất lượng các dịch vụ phục vụ học tập suốt đời, hỗ trợ công nhân lao động đến tham gia sinh hoạt và học tập.

 

Đẩy mạnh các cuộc vận động học tập nâng cao kiến thức chuyên môn, ý thức pháp luật, kỹ năng sống trong công nhân lao động; xây dựng, duy trì thói quen đọc sách và tự học, ý thức học tập suốt đời phù hợp với điều kiện cụ thể của mỗi cá nhân với thông điệp "Học tập suốt đời - cơ hội có việc làm bền vững"…

 

Nguồn: baodansinh.vn - Minh Vũ

Link: https://baodansinh.vn/day-manh-hoc-tap-suot-doi-trong-cong-nhan-lao-dong-20221020223538.htm

TỔNG LƯỢT TRUY CẬP: 000000026290367

TRUY CẬP HÔM NAY: 928

ĐANG ONLINE: 20