Báo cáo Kết quả công tác tháng 4 và phương hướng công tác tháng 5 năm 2022


BÁO CÁO
Kết quả công tác tháng 04 và
phương hướng công tác tháng 05 năm 2022

 

I. Đánh giá kết quả thực hiện công tác tháng 4


1. Công tác Dự báo – Cơ sở dữ liệu


Trong tháng, hoàn thành báo cáo chuyên đề nghiên cứu “Dự báo cung – cầu nhân lực ngành dệt - may - giày da tại Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2022 – 2026”. Tập trung chỉ đạo thực hiện 02 báo cáo và xây dựng 02 đề cương báo cáo chuyên môn ; xây dựng 01 đề cương chuyên đề nghiên cứu “Đề xuất một số giải pháp nâng cao hoạt động dự báo nguồn nhân lực của Trung tâm”.


Rà soát, cải tiến 01 quy trình cung cấp dữ liệu thị trường lao động. Kiểm tra, thống kê dữ liệu cung – cầu lao động từ nguồn thu thập trên các trang thông tin việc làm. Thực hiện mã hóa dữ liệu cung – cầu lao động trong tháng đạt 2.760 lượt doanh nghiệp – 22.194 chỗ việc làm trống và 4.260 lượt ứng viên.
Thực hiện báo cáo tham luận với chủ đề “Thực trạng thị trường lao động năm 2021 và dự báo nhu cầu nhân lực năm 2022 tại Thành phố Hồ Chí Minh” do Thành Đoàn tổ chức. Ngoài ra, tham mưu tốt một số nội dung dự báo cung cầu phối hợp tổ chức tốt “Hội nghị gặp gỡ, tiếp xúc đại diện doanh nghiệp và hộ kinh doanh trên địa bàn Phường 4, quận Gò Vấp”.


2. Công tác Nghiên cứu – Thị trường lao động


Trong tháng, thực hiện thu thập thông tin cung - cầu lao động trên hệ thống thông tin lao động – việc làm, nhu cầu tuyển dụng lao động, nhu cầu tìm kiếm việc làm, cụ thể: kết quả thu thập thông tin cầu 9.215 lượt doanh nghiệp, nâng kết quả trong 4 tháng đầu năm 29.555 lượt doanh nghiệp, đạt tỷ lệ 42,22% với chỉ tiêu kế hoạch năm 2022; thu thập thông tin cung là 12.453 người có nhu cầu tìm việc làm nâng kết quả trong 4 tháng thu thập thông tin 56.601 người có nhu cầu tìm việc làm, đạt tỷ lệ 46,39% so với chỉ tiêu kế hoạch năm 2022.


Thông tin thị trường lao động trên hệ thống điện tử 315.337 lượt truy cập , nâng kết quả thực hiện trong 4 tháng 1.483.026 lượt truy cập, đạt 39,03% so với chỉ tiêu kế hoạch năm đề ra.


Khảo sát trực tiếp chất lượng lao động và nhu cầu sử dụng lao động trong các loại hình doanh nghiệp 2.000 doanh nghiệp. Kết quả thực hiện thu về 426 doanh nghiệp, đạt được 21,30%. Ngoài ra, trong tháng thực hiện ký kết thỏa thuận hợp tác về hoạt động dự báo nhân lực, thông tin thị trường lao động, hướng nghiệp và đào tạo kỹ năng với KCN Hiệp Phước và thực hiện chuyên đề nghiên cứu “Ứng dụng phần mềm Camtasia 9.0 để xây dựng video bản tin thị trường lao động tại Trung tâm”.


3. Công tác Tổ chức – Kế toán


3.1. Về công tác tổ chức


- Tổ chức cán bộ:


+ Tổng số định biên giao là 48 người. Tổng số viên chức và người lao động hiện nay là 35 người (19 nữ) trong đó viên chức: 33 người; người lao động: 02 người.


+ Quyết định chấm dứt hợp đồng, thông báo về việc thôi trả lương và chế độ đối với 01 viên chức; chuyển công tác 01 viên chức.


+ Thực hiện hồ sơ đánh giá theo hiệu quả công việc quý 1/2022 đối với viên chức, người lao động tại Trung tâm.


+ Ban hành Quy định về công tác thi đua, khen thưởng; Quy chế đánh giá, xếp loại chất lượng viên chức, người lao động thuộc Trung tâm; Quy chế thực hành tiết kiệm, chống lãng phí của Trung tâm.


+ Thực hiện quy trình và bổ nhiệm 03 viên chức lãnh đạo của 3 phòng thuộc Trung tâm.


+ Rà soát, cập nhật và quản lý hồ sơ viên chức tại Trung tâm theo Công văn số 5035/SLĐTBXH-VP ngày 11/2/2022 về việc quản lý hồ sơ viên chức.


- Báo cáo sơ kết 04 năm và tổng kết thực hiện Nghị quyết số 03/2018/NQ-HĐND ngày 16 tháng 3 năm 2018 của Hội đồng nhân dân Thành phố.


- Xây dựng Kế hoạch tổ chức thực hiện phong trào thi đua yêu nước năm 2022; kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng viên chức năm 2022.


- Lập danh sách cử 05 người tham gia bồi dưỡng lãnh đạo, quản lý cấp phòng.


- Thực hiện rà soát, hoàn chỉnh 06 quy trình của phòng.


- Đảm bảo thực hiện các báo cáo theo quy định của cấp trên. Ngoài ra, báo cáo về tình hình sử dụng thư điện tử thành phố quý I/2022 tại Trung tâm.


- Tiếp tục theo dõi tiến độ về hồ sơ cấp giấy chứng nhận nhà, đất của đơn vị. Thực hiện Báo cáo về việc rà soát thực hiện sắp xếp lại, xử lý nhà đất theo Nghị định số 67/2021/NĐ-CP để giải trình Thường trực Ban Chỉ đạo 167.


- Về an ninh trật tự, phòng chống cháy nổ:


+ Phối hợp với chính quyền địa phương thường xuyên nhắc nhở người dân không tụ tập, buôn bán trước khu vực hoạt động của Trung tâm; chú trọng công tác tăng cường đảm bảo tình hình an ninh trật tự, an toàn - vệ sinh lao động.


+ Về phòng chống cháy nổ, phòng cháy chữa cháy: thường xuyên kiểm tra các trang thiết bị có sử dụng điện và thực hiện tốt các hợp đồng bảo trì, bảo dưỡng máy photo, thang máy, máy phát điện, máy PCCC, bảo hiểm tòa nhà; kiểm định hệ thống chống sét tòa nhà. Nâng cao ý thức viên chức - người lao động đối với công tác phòng chống chảy nổ có thể xảy ra.


3.2. Về công tác tài chính


- Thực hiện công tác tài chính - kế toán về chế độ tiền lương, thu nhập cho viên chức T3/2022 đảm bảo tiến độ theo quy định; ứng dụng dịch vụ công trực tuyến trong thanh toán các khoản chi thường xuyên trên hệ thống dịch vụ công kho bạc nhà nước.


- Thực hiện công khai tài chính về chế độ tiền lương, thu nhập, tình hình thực hiện theo quy định. Chốt sổ kế toán, kiểm kê quỹ tiền mặt định kỳ T02/2022.


- Tổng hợp chứng từ đối chiếu tình hình sử dụng kinh phí Qúy I/2022; nhậpchứng từ vào phần mềm IMAS; lập báo cáo tài chính Qúy I/2022; tình hình trích nộp bảo hiểm với Bảo hiểm xã hội thành phố tháng 03/2022.


- Báo tăng giảm lao động, các chế độ chính sách với cơ quan bảo hiểm xã hội TP.HCM.


- Nộp hồ sơ quyết toán thuế TNCN năm 2021 cho cơ quan thuế.


- Dự thảo kinh phí thực hiện khảo sát 2.000 doanh nghiệp.


4. Công tác phòng, chống dịch Covid-19


- Thực hiện các kế hoạch, báo cáo nhanh về công tác phòng, chống dịch Covid – 19 tại Trung tâm (trên phần mềm của Sở).


- Báo cáo kết quả đánh giá cấp độ dịch hàng tuần tại Trung tâm.


- Sử dụng phần mềm “PC-COVID” của Ban Chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch COVID-19 và nền tảng tiêm chủng quốc gia để kiểm soát tình hình dịch bệnh COVID-19 tại Trung tâm.


- Kiểm soát việc viên chức, người lao động và người dân đến liên hệ công tác tại Trung tâm khi vào/ra phải sử dụng phần mềm “PC-COVID” quét mã QR địa điểm tại Bộ phận bảo vệ.


- Thường xuyên theo dõi Hệ thống thông tin an toàn Covid-19 (địa chỉ truy cập https://antoan-covid.tphcm.gov.vn) để phát hiện các trường hợp nhiễm, nghi nhiễm và có biện pháp xử lý kịp thời.


5. Công tác cải cách hành chính, ứng dụng công nghệ thông tin


- Rà soát tinh gọn bộ máy hành chính; bố trí sắp xếp đội ngũ viên chức, người lao động chuyên nghiệp trong thực hiện chuyên môn nghiệp vụ, tác phong làm việc khoa học, thực hiện đạo đức công vụ trong giao tiếp, ứng xử.


- Vận hành tốt 15 quy trình xử lý công việc nội bộ liên quan đến các phòng chuyên môn nghiệp vụ. Ứng dụng công nghệ thông tin trong quy trình xử lý công việc như thường xuyên theo dõi, sử dụng hộp thư công vụ, phần mềm quản lý văn bản; thực hiện chế độ báo cáo, trao đổi thông tin với Sở và các phòng, ban chuyên môn thông qua hệ thống thư điện tử công vụ; giao dịch thanh quyết toán kinh phí phục vụ hoạt động thường xuyên của đơn vị.


- Nghiên cứu và ứng dụng các phần mềm trong thu thập, thống kê thông tin cung cầu lao động định kỳ hàng tháng.


6. Kết quả thực hiện chỉ tiêu (đính kèm phụ lục).


II. Đánh giá chung


1. Nhận định mặt được


Trong tháng, các nhiệm vụ chuyên môn và các hoạt động thu thập thông tin, tổng hợp, phân tích dữ liệu cho hoạt động dự báo và thông tin thị trường lao động đảm bảo thực hiện tốt, đúng tiến độ. Tham gia, tổ chức nghiêm túc ngày hội việc làm; Hội nghị gặp gỡ, tiếp xúc đại diện doanh nghiệp và hộ kinh doanh trên địa bàn Phường 4, quận Gò Vấp tại cơ quan đảm bảo an toàn, tiết kiệm, đảm bảo an ninh trật tự.


Triển khai thường xuyên, liên tục công tác phòng, chống dịch Covid-19 đến các phòng và viên chức của đơn vị.


2. Nhận định điểm hạn chế


Viên chức đơn vị vẫn còn hạn chế trong ứng dụng các phần mềm thống kê, phương pháp dự báo nhu cầu nhân lực; hạn chế trong đánh giá, nhận định thị trường lao động tổng thể.

III. Phương hướng, nhiệm vụ công tác tháng 5


1. Công tác Dự báo – Cơ sở dữ liệu


- Thực hiện 02 báo cáo và 01 chuyên đề nghiên cứu:


+ Thực trạng lao động và dự báo nhu cầu nhân lực 02 ngành công nghiệp truyền thống tại Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2022 – 2026.


+ Thực trạng lao động và dự báo nhu cầu nhân lực 4 ngành công nghiệp trọng điểm tại Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2022 – 2026.


+ Thực hiện chuyên đề nghiên cứu “Đề xuất một số giải pháp nâng cao hoạt động dự báo nguồn nhân lực của Trung tâm”.


- Tiếp tục thực hiện khảo sát trực tiếp về chất lượng lao động và nhu cầu sử dụng lao động trong các loại hình doanh nghiệp năm 2022.


2. Công tác Nghiên cứu – Thị trường lao động


- Khảo sát cung - cầu nhân lực: Thu thập thông tin và cập nhật định kỳ về cơ sở dữ liệu cung, cầu lao động 5.500 doanh nghiệp và 10.000 lao động tìm việc làm.


- Thông tin thị trường lao động trên hệ thống điện tử: 400.000 lượt.


- Thực hiện điều tra, khảo sát trực tiếp tại các doanh nghiệp “Khảo sát chất lượng lao động và nhu cầu sử dụng lao động trong các loại hình doanh nghiệp năm 2022”.


- Thực hiện chuyên đề nghiên cứu Quy trình khai thác các nội dung đề tài nghiên cứu.


- Tiếp tục thực hiện tiếp nhận thông tin, dữ liệu phục vụ cho hoạt động phân tích, dự báo nhu cầu nhân lực và thông tin thị trường lao động theo Quyết định số 843/QĐ-UBND ngày 07 tháng 3 năm 2019 của Ủy ban nhân dân Thành phố về ban hành Quy chế phối hợp trao đổi, cung cấp thông tin đối với hoạt động dự báo nhu cầu nhân lực trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh.


- Liên hệ với các đơn vị Dịch vụ việc làm và các trường Đại học, Cao đẳng, Trung cấp trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh để thực hiện các chương trình liên kết, kết nối thông tin thị trường lao động, khảo sát …


3. Công tác Tổ chức – Kế toán


- Đảm bảo thực hiện chế độ báo cáo chuyên đề năm theo quy định. Tiếp tục thực hiện công tác điểm danh chấm công, giải quyết chế độ nghỉ phép theo quy định, nâng lương, tổng hợp kết quả đánh giá, phân loại theo hiệu quả công việc đối với viên chức, người lao động tại Trung tâm theo quy định.


- Tiếp tục theo dõi tiến độ về kết quả cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của Trung tâm.


- Kiểm tra, giám sát việc tăng cường công tác phòng, chống dịch Covid – 19 tại đơn vị.


- Rà soát các nội quy, quy chế, quy định của Trung tâm phù hợp với tình hình thực tế của đơn vị để nâng cao tính chấp hành thực hiện nghiêm của viên chức, người lao động. Rà soát, cải tiến một số quy trình quản lý và xây dựng các quy trình thực hiện nhiệm vụ chuyên môn để nâng cao hiệu quả, chất lượng giải quyết công việc, cải cách hành chính trong quá trình xử lý công việc, chú trọng ứng dụng công nghệ thông tin trong các hoạt động chuyên môn nghiệp vụ tại đơn vị.


- Theo dõi và sử dụng hộp thư công vụ và phần mềm quản lý văn bản của Sở, kịp thời cập nhật thông tin chỉ đạo của lãnh đạo Sở và tổ chức thực hiện theo quy định.


- Tăng cường đảm bảo tình hình an ninh trật tự, an toàn - vệ sinh lao động, phòng chống cháy nổ và giữ gìn tài sản cơ quan.


- Phối hợp với 02 tổ chức đoàn thể công đoàn, chi đoàn tổ chức chào cờ và sinh hoạt đầu tuần, kể chuyện về tấm gương, đạo đức và phong cách Hồ Chí Minh; tuyên truyền pháp luật và các buổi sinh hoạt đầu tuần nhân dịp kỷ niệm các ngày lễ lớn của đất nước.


- Thực hiện công tác thu chi tài chính, lập thủ tục thanh toán các khoản chi thường xuyên phục vụ hoạt động tại Trung tâm. Thực hiện chế độ tiền lương, phúc lợi, giải quyết chế độ ốm đau cho viên chức và người lao động đầy đủ, kịp thời. Thực hiện công khai tài chính, kiểm kê quỹ tiền mặt định kỳ hàng tháng theo quy định.


- Thực hiện các chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, ốm đau, thai sản cho viên chức theo quy định.


IV. Giải pháp, kiến nghị, đề xuất


1. Giải pháp thực hiện


- Thường xuyên theo dõi diễn biến của thị trường lao động; thu thập, tổng hợp thông tin lao động, việc làm. Nghiên cứu, thu thập thông tin trên các trang thông tin điện tử về thị trường lao động, các yếu tố ảnh hưởng đến thị trường lao động trên địa bàn thành phố.


- Khai thác dữ liệu, thông tin thị trường lao động từ nguồn khảo sát cung – cầu lao động của Trung tâm; Tiếp nhận, khai thác dữ liệu về kinh tế xã hội, lao động, việc làm và đào tạo từ Sở Lao động – Thương binh và Xã hội, các Sở, ngành, Viện Nghiên cứu và Phát triển, Cục Thống kê TP.HCM, Trung tâm Dịch vụ việc làm và phòng Lao động của 24 quận/huyện theo Quy chế phối hợp, trao đổi thông tin.


- Phân tích diễn biến thị trường lao động, bám sát tình hình thực hiện các chỉ tiêu lao động – việc làm năm 2022, chú trọng phân tích thị trường lao động, dự báo nhân lực của 08 lĩnh vực, 04 ngành công nghiệp trọng yếu, 09 ngành kinh tế - dịch vụ, 02 ngành công nghiệp truyền thống và 08 ngành nghề dịch chuyển lao động tự do trong khối AEC.


- Nâng cao ứng dụng công nghệ thông tin, phần mềm thống kê, mô hình dự báo trong công tác tổng hợp, xử lý số liệu, phân tích và dự báo nhân lực.


- Từng viên chức có trách nhiệm đối với các nội dung công việc đề ra trong tháng cụ thể về tiến độ thực hiện, hiệu quả nội dung công việc, phối hợp giữa các phòng chuyên môn, giữa viên chức với nhau để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.


2. Kiến nghị, đề xuất: không có


Trên đây là báo cáo kết quả thực hiện công tác tháng 4 và phương hướng, nhiệm vụ công tác tháng 5 năm 2022 của Trung tâm Dự báo nhu cầu nhân lực và thông tin thị trường lao động thành phố Hồ Chí Minh./.

TỔNG LƯỢT TRUY CẬP: 000000024873485

TRUY CẬP HÔM NAY: 2558

ĐANG ONLINE: 13