Học một ngành làm được nhiều nghề: Cần nhất sự chủ động


Khi chn hc bt c ngành ngh nào cn phi trang b cho mình thêm nhng k năng ct lõi đ có th thích ng vi cuc cách mng công nghip 4.0. Đây là lưu ý đưc các chuyên gia đưa ra cho hc sinh trong chương trình hưng nghip “Cùng bn chn ngh cho tương lai” ln th 11 năm hc 2018-2019 do Báo Giáo dc TP.HCM phi hp cùng SGD-ĐT TP và ĐHQG TP.HCM t chc.

ThS. Vũ Quang Huy (Phó ban Tuyn sinh, Trưng ĐH Công ngh TP.HCM) tư vn la chn ngành ngh cho hc sinh Trưng THPT Nguyn Công Tr (TP.HCM)

Chìa khóa để mở ra những kỹ năng cốt lõi, theo các chuyên gia, đó là ngoại ngữ và tin học. Chỉ cần có ngoại ngữ và tin học thì có thể thích ứng với bất cứ ngành nghề nào.

Chìa khóa đ “hc mt ngành làm đưc nhiu ngh

“Băn khoăn mà tôi thường nhận được từ học sinh là các em lo lắng “ra trường có thể sẽ không làm việc đúng ngành đã học”. Nhiều em còn chia sẻ câu chuyện của anh chị mình là ở trường học ngành A nhưng khi ra trường lại làm nghề B”, TS. Nguyễn Thanh Tùng (Viện trưởng Viện Quản trị tri thức, Sở Khoa học - Công nghệ TP.HCM) kể lại. Theo TS. Tùng, chính những câu chuyện có thật đó đã khiến rất nhiều học sinh hoang mang khi lựa chọn ngành học. Các em cho rằng mình có quyền lựa chọn ngành học nhưng chưa chắc lựa chọn được công việc. “Bất cứ trường ĐH, CĐ nào hiện nay cũng đều có xu hướng đào tạo đa ngành nghề, học một ngành chúng ta vẫn có thể làm được nhiều nghề. Và đó cũng là xu hướng đào tạo nghề nghiệp để người học linh hoạt thích ứng với những yêu cầu nghề nghiệp. Nhưng làm tốt đến đâu thì lại lệ thuộc vào khả năng của từng người”, TS. Tùng nói.

Trong “cuc đua” vic làm sau khi ra trưng, theo các chuyên gia, nếu ngưi hc không có s ch đng trong quá trình hc thì chính bn thân h đang loi mình ra khi “cuc đua” y.

Do vậy, TS. Tùng trấn an rằng khi lựa chọn ngành học, các em không nên băn khoăn quá nhiều vấn đề “sau này ra trường mình sẽ làm trái ngành, trái nghề” mà quan trọng là hãy lựa chọn một ngành học phù hợp với bản thân, học một cách say mê thì nhất định sẽ có những cơ hội việc làm rộng mở.

Đồng quan điểm, ông Trần Anh Tuấn (Phó Giám đốc Trung tâm Dự báo nhu cầu nhân lực và Thông tin thị trường lao động TP.HCM) chia sẻ quan điểm “làm trái ngành, trái nghề” trong xu hướng nghề nghiệp hiện nay dường như không còn phù hợp, nhất là khi cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang ngày càng thể hiện rõ vị thế của mình. “Rất nhiều ngành nghề mới được mở ra từ chính những ngành nghề cũ nhưng được cộng thêm yếu tố công nghệ thông tin. Rất nhiều ngành nghề cũ mang tính chất lặp đi lặp lại cũng sẽ dần bị thay thế. Vì vậy, kiến thức chuyên ngành chỉ là kiến thức lõi, còn để thích nghi được với xu hướng ngành nghề hiện tại, chính người học phải trang bị cho mình thêm nhiều kỹ năng mềm, đặc biệt là tin học và ngoại ngữ”, ông Tuấn cho biết.

Nhấn mạnh tầm quan trọng của ngoại ngữ và tin học, theo ông Tuấn, đó chính là hai kỹ năng mà bất cứ công việc nào trong tương lai cũng sẽ cần đến và cạnh tranh được với lao động chất lượng cao của nước ngoài trong xu hướng lao động toàn cầu.

Cùng chung nhận định về vấn đề “học một ngành làm được nhiều nghề”, ThS. Phạm Doãn Nguyên (Phó Giám đốc Trung tâm Tư vấn Tuyển sinh và Truyền thông, Trường ĐH Kinh tế Tài chính TP.HCM) nhắn nhủ dù lựa chọn ngành học nào cũng cần phải mở rộng thêm cho bản thân những kiến thức xã hội, thế giới, những kỹ năng về tìm kiếm và nắm bắt thông tin, tính kỷ luật, nhất là ngoại ngữ và tin học. “Đây được coi là hai quai ba lô cuộc đời, là chìa khóa để các em thích ứng với bất cứ công việc nào. Dù là học ngành nào đi nữa, chỉ cần các em trang bị cho mình được hai kỹ năng này thì rất nhiều vị trí công việc sẽ mở ra cho các em chứ không chỉ bó buộc ở ngành mà bản thân đã học”, ThS. Nguyên lưu ý.

Không ch đng s b loi khi “cuc đua”

Trong “cuộc đua” việc làm sau khi ra trường, theo các chuyên gia, nếu người học không có sự chủ động trong quá trình học thì chính bản thân họ đang loại mình ra khỏi “cuộc đua” ấy.

“Chủ động ở đây là phải trải nghiệm và tích lũy. Kiến thức trong trường học chỉ là một phần, còn để chinh phục nhà tuyển dụng thì lại cần có những kỹ năng thực tế”, ThS. Phạm Doãn Nguyên cho hay.

Còn theo ThS. Vũ Quang Huy (Phó ban Tuyển sinh, Trường ĐH Công nghệ TP.HCM), dù các trường ĐH đều trang bị cho người học kiến thức chuyên ngành, đảm bảo có thể làm được những công việc có tính chất liên quan. Thế nhưng, nếu chính người học không tự mình trang bị thêm kiến thức, kỹ năng thì không khác gì “đóng khung” mình vào một số công việc nhất định. “Với xu hướng toàn cầu hóa, nghĩa là không giới hạn về cơ hội nghề nghiệp, về vị trí công việc cũng như nơi làm việc sẽ mang đến nhiều thuận lợi về học tập cũng như việc làm cho người học hiện nay. Nhưng đồng thời đó cũng chính là thách thức cho người học, làm sao để cạnh tranh được với thế giới. Muốn như vậy, không gì khác là phải chủ động”, ThS. Huy nhấn mạnh.

Trưc tiên, hãy có trách nhim vi chính mình!

Trong chương trình hướng nghiệp “Cùng bạn chọn nghề cho tương lai” lần thứ 11 năm học 2018-2019 tổ chức ở Trường THPT Nam Kỳ Khởi Nghĩa (Q.11) mới đây, TS. Phạm Tấn Hạ (Phó Hiệu trưởng Trường ĐH KHXH-NV TP.HCM) khẳng định học ở bậc nào không quan trọng mà quan trọng là phải lựa chọn được một ngành nghề phù hợp. Dù học TC, CĐ hay ĐH, sự phù hợp chính là bản thân tìm thấy được niềm vui để theo đuổi, để phấn đấu và cống hiến. “Rất nhiều sinh viên ĐH học mà không thể tốt nghiệp được hoặc bị “rơi rụng” trong quá trình học. Lý do duy nhất là các bạn ấy đã không thể tìm thấy được niềm vui, sự say mê, hứng thú trong những bài học ở giảng đường để rồi lại phải theo đuổi những giấc mơ riêng biệt ngoài giảng đường”, TS. Hạ cho hay.

Để tránh “đi vào vết xe đổ” này, lời khuyên được TS. Hạ đưa ra là đừng bằng mọi giá để bắt buộc vào ĐH nếu ngành nghề đó bản thân không có sự hứng thú và mong đợi. Bởi như thế chỉ gây tốn thời gian, tiền bạc và công sức. “Khi vào ĐH là các em đang vẽ ra những ước mơ rực rỡ cho tương lai và cố gắng hết mình thực hiện ước mơ đó. Vì vậy, đừng bước chân vào giảng đường ĐH nhưng lại mơ một giấc mơ khác, đau một nỗi đau khác và rồi lại phải bắt đầu một khởi đầu khác”, TS. Hạ nhắn nhủ.

Bên cạnh đó, TS. Hạ cho rằng việc lựa chọn ngành nghề chính là cách mà chúng ta thể hiện trách nhiệm với tương lai. Và có trách nhiệm với tương lai không gì hơn là ngay từ bây giờ phải có trách nhiệm với chính mình từ trong chính suy nghĩ và lựa chọn.

Q.Long

Đưa ra ví dụ điển hình về một số ngành học có thể làm được nhiều công việc khác nhau trong thực tế, ông Trần Anh Tuấn thông tin: Những ngành về văn học có thể làm phóng viên, làm truyền thông, làm biên kịch, thậm chí là làm giáo viên, hướng dẫn viên du lịch; những ngành về ngôn ngữ có thể làm các công việc về phiên dịch, giao dịch, làm việc cho các doanh nghiệp, tổ chức đa quốc gia...; ngành quản trị kinh doanh có thể làm ở vị trí kế toán, nhân viên bán hàng, quản trị doanh nghiệp…

“Bất kể các em làm công việc nào, điều cần thiết nhất cũng là kỹ năng và kỷ luật. Sau đó mới đến những tố chất của nghề. Bởi các tố chất của nghề, cùng với thời gian các em có thể trang bị được. Nhưng với kỹ năng và tính kỷ luật, nếu ngay từ bây giờ các em không tự trang bị thì khó có thể trở thành các thói quen để cạnh tranh công việc trên chính “sân nhà” mình”, ông Tuấn nhấn mạnh.

 

Nguồn : giaoduc.edu.vn

TỔNG LƯỢT TRUY CẬP: 000000024908608

TRUY CẬP HÔM NAY: 2493

ĐANG ONLINE: 136