TS. Nguyễn Đức Nghĩa tư vấn tuyển sinh 2018 và những điều cần biết?


Định hướng ngành nghề từ sớm là bước chuẩn bị vô cùng cần thiết cho các bạn học sinh. Chuyên gia tuyển sinh sẽ đưa ra những lời khuyên bổ ích giúp chúng ta hiểu rõ hơn vấn đề trong bài viết này.

TS. Nguyễn Đức Nghĩa có kinh nghiệm làm công tác tuyển sinh trong nhiều năm (Nguồn: VOH)

 

Tiến sĩ (TS) Nguyễn Đức Nghĩa, chuyên gia tuyển sinh, Phó Chủ tịch Thường trực Hiệp hội các trường đại học, cao đẳng Việt Nam đã có buổi tư vấn tuyển sinh 2018đến các bạn đã và đang chuẩn bị cho mùa thi THPT Quốc gia sắp tới. Những chia sẻ này không chỉ giúp giải đáp thắc mắc mà còn đưa ra góc nhìn khách quan để các bạn biết “mình đã chọn đúng hướng hay chưa?”

Theo TS, nhìn chung việc hướng nghiệp phải được kết hợp với công tác phân luồng học sinh sau trung học cơ sở thì mới có thể giải quyết được cái gốc rễ của bài toán nhu cầu nhân lực. Hoạt động hướng nghiệp cũng cần đòi hỏi sự chuyên nghiệp hơn.

Chương trình "VÌ 1 TRIỆU NGƯỜI VIỆT TỰ TIN GIAO TIẾP TIẾNG ANH". Edu2Review tặng bạn Voucher khuyến học trị giá lên tới 500.000đ, Nhận ngay Voucher

 

Vấn đề điểm ưu tiên

Từ đầu buổi phỏng vấn, TS giải đáp cho các bạn về vấn đề điểm ưu tiên. Đây là một thay đổi của quy chế tuyển sinh 2018, nhiều người cho rằng việc giảm nửa số điểm ưu tiên khu vực sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi thí sinh.

Theo quan điểm của TS, việc rút ngắn khoảng cách ưu tiên khu vực giảm xuống 50% so với năm 2017 là hoàn toàn hợp lý. 

Ông lý giải rằng sau một thời gian thì việc đào tạo, giáo dục ở các vùng miền đã tương đối cân bằng với nhau. Kết quả của những năm thi cử gần đây cho thấy khoảng cách về điểm giữa các thí sinh cũng không còn chênh lệch quá lớn như những năm trước nữa. 

Thực tế ở năm 2017, khi xét tuyển có một số ngành nghề thu hút thí sinh, những thí sinh được ưu tiên khu vực gần như chiếm hết các vị trí top đầu của những ngành này. Do đó, việc điều chỉnh giảm 50% điểm ưu tiên trong kỳ xét tuyển sắp tới sẽ hợp lý hơn để có thể giữ được tỷ lệ cân bằng trong tuyển sinh của các trường đại học đối với các thí sinh ở vùng miền khác nhau.

 

Vấn đề hướng nghiệp cho học sinh

Là người gắn bó với công tác tư vấn tuyển sinh và hướng nghiệp trong nhiều năm, TS. Nguyễn Đức Nghĩa cũng đã đưa ra đánh giá về quan điểm chọn ngành, chọn trường qua từng giai đoạn.

Theo ông, với một thí sinh chưa thi THPT Quốc gia lần nào, với một thí sinh chuẩn bị bước vào đời, và trước khi bước vào đời phải qua một thời gian được tiếp tục đào tạo mang tính chất chuyên nghiệp chuyên môn, thì việc chọn ngành chọn trường là một vấn đề rất lớn.

Nếu như không có sự hỗ trợ của gia đình, thầy cô (đặc biệt là giáo viên chủ nhiệm), phương tiện truyền thông… thì việc chọn lựa ngành, định hướng bậc học của các bạn sẽ rất mênh mông.

Vì vậy, công tác tư vấn tuyển sinh – hướng nghiệp trong thời gian tới vẫn phải tiếp tục. Hơn thế nữa, TS cho rằng chuyện tư vấn hướng nghiệp cho thí sinh nên kết hợp với định hướng phân luồng của giáo dục Việt Nam.

Trong đó, việc định hướng phân luồng cho học sinh theo định hướng nghề nghiệp không phải đợi đến thi THPT Quốc gia mới thực hiện, mà phải thực hiện ở giai đoạn sớm hơn khi học sinh thi chuyển cấp từ lớp 9 lên lớp 10. Nếu làm được như vậy thì khi kết thúc lớp 12 việc hướng nghiệp sẽ nhẹ nhàng hơn

Ông đưa ra kiến nghị ở mỗi trường học cần phải có đội ngũ thầy cô giáo làm công việc hướng nghiệp cho học sinh chuyên nghiệp hơn, được cập nhật đầy đủ hơn về chiến lược phát triển kinh tế của cả nước và địa phương. Từ đó, thầy cô có thể cung cấp thông tin cho học sinh để có hướng đi và chọn lựa đúng đắn hơn.

 

Vấn đề chọn ngành theo xu hướng

Một vấn đề khác được đề cập trong buổi phỏng vấn là trong bối cảnh của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, quan niệm về ngành “hot” trong xã hội, học ngành nào ra trường dễ kiếm việc làm, thu nhập cao... là những thông tin hấp dẫn thí sinh nhất.

TS cho rằng đó là lẽ tự nhiên, vì bản thân ông cũng phải định hướng chính xác hoặc ở mức tương đối chấp nhận được về sự phát triển của các ngành nghề trong tương lai gần từ 2-4 năm. Để khi các bạn ra trường có thể tiếp cận thực tế mà trước đó đã được hình dung.

Tuy nhiên, ông cũng chia sẻ thêm rằng các ngành nghề kinh tế phát triển rất nhanh và bối cảnh chung của thế giới là bước vào cách mạng công nghiệp 4.0. Rõ ràng dự báo ngành nào, nghề nào trong tương lai gần có thể thất nghiệp, dễ tìm việc làm là một vấn đề lớn mà ngay cả các nước tiên tiến trên thế giới cũng chưa thể dự báo được.

Vì thế, chính các trường đại học cũng phải dự báo để mở những ngành mới cho phù hợp với xu thế phát triển kinh tế xã hội không chỉ thế giới mà cả của Việt Nam.

 

Nguồn : edu2review.com

TỔNG LƯỢT TRUY CẬP: 000000024718711

TRUY CẬP HÔM NAY: 3214

ĐANG ONLINE: 87