TP.HCM: Tạo điều kiện để phát triển sản phẩm chủ lực


Ngày 20-10, UBND TP.HCM đã t chc Hi ngh công b“Nhóm sn phm công nghip ch lc TP và sn phm chlc ca ngành nông nghip TP”. Tham d có Ch tch UBND TP Nguyn Thành Phong; Phó Ch tch UBND TP Lê Thanh Liêm; Trưng ban Tuyên giáo Thành y Thân Th Thư...

Ch tch UBND TP.HCM Nguyn Thành Phong tham quan ti gian trong nhóm sn phm ch lc nông nghip

Theo báo cáo, giá trị gia tăng của khu vực công nghiệp (CN) ước tăng 7,52%; chỉ số sản xuất CN năm 2017 ước tăng 7,9% so với năm 2016, 9 tháng đầu năm 2018 ước tăng 7,89% so với cùng kỳ. Đây là mức tăng cao nhất trong những năm gần đây đóng góp quan trọng vào kinh tế TP, nhiều doanh nghiệp (DN) đã tạo dựng thương hiệu mạnh, cung ứng cho thị trường trong nước và xuất khẩu. Tuy vậy, CN TP vẫn còn nhiều tiềm năng và dư địa phát triển, UBND TP.HCM đã chỉ đạo Sở Công thương tham mưu, xây dựng, đề xuất nhóm sản phẩm CN chủ lực của TP để tập trung hỗ trợ phát triển, làm động lực cho toàn ngành CN phát triển.

Theo đó, Sở Công thương đã đề xuất 7 nhóm sản phẩm CN chủ lực gồm: Sản phẩm từ kim loại đúc sẵn; Sản phẩm từ thiết bị điện; Sản phẩm từ nhựa, cao su; Sản phẩm thực phẩm chế biến; Sản phẩm đồ uống; Sản phẩm điện tử công nghệ thông tin; sản phẩm trang phục may sẵn. Ngoài ra có nhóm sản phẩm CN tiềm năng như thuốc, hóa dược và dược liệu.

Về nông nghiệp (NN), các sản phẩm chủ lực được xác định gồm: cây trồng (rau, hoa, cây kiểng); chăn nuôi (bò sữa, con giống, sữa, heo, heo giống); thủy sản (tôm nước lợ).

Ông Phạm Thành Kiên - Giám đốc Sở Công thương TP.HCM - cho rằng, bên cạnh công bố các nhóm sản phẩm chủ lực cần có những chính sách để đẩy mạnh sản xuất, xuất khẩu, phát triển các nhóm sản phẩm này thành thương hiệu mạnh. Cụ thể trong thời gian tới, các DN sẽ được hỗ trợ các chính sách về vốn, được hưởng chính sách ưu đãi kích cầu, hỗ trợ lãi vay để đầu tư xây dựng nhà xưởng, sản xuất với tổng số vay lên tới 200 tỷ đồng trong vòng 7 năm. Ngoài ra, DN được hỗ trợ chính sách về khoa học công nghệ, hỗ trợ đào tạo tư vấn về chuyên môn, chuyển giao công nghệ, đổi mới công nghệ; chính sách đào tạo nguồn nhân lực…

Ông Nguyễn Phước Trung - Giám đốc Sở NN&PTNT TP - cũng cho biết, đối với các sản phẩm chủ lực ngành NN sẽ được hỗ trợ, tạo cơ chế làm “đòn bẩy” phát triển. Đó là các chương trình liên kết chăn nuôi, liên kết trong trồng trọt; DN, HTX, người dân được hỗ trợ vay vốn; hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực NN công nghệ cao… 

Phát biểu tại hội nghị, Chủ tịch Nguyễn Thành Phong đánh giá cao những nhóm sản phẩm chủ lực được lựa chọn mang tính đại diện, các giá trị gia tăng năng suất lao động cao, chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu ngành kinh tế của TP và cả nước. Đây là cơ sở để TP tập trung đầu tư một cách có trọng tâm, trọng điểm nhằm xây dựng nên những thương hiệu mạnh; đồng thời để TP lập quy hoạch mới phát triển kinh tế xã hội giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến 2050.

“Để phát huy những kết quả đã đạt được, khai thác hiệu quả các nhóm sản phẩm CN, NN chủ lực, Sở Công thương, Sở NN&PTNT cần tập trung đẩy mạnh tuyên truyền các nhóm sản phẩm này trong đó gắn với cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”, phong trào “Hàng Việt Nam chinh phục người Việt Nam”, phát triển các sản phẩm tiềm năng; Xây dựng cơ sở dữ liệu các sản phẩm chủ lực của TP để kết nối giữa sản xuất và thị trường tiêu thụ. Xây dựng chương trình đổi mới công nghệ cho 1,4% DN của TP (hiện TP có 5.943 DN có số vốn từ 100 tỷ đồng trở lên) gắn với sản phẩm chủ lực và tận dụng cơ hội cuộc cách mạng 4.0 để tạo sự vượt trội về năng suất lao động...”, ông Phong nhấn mạnh.

 

 

 

TỔNG LƯỢT TRUY CẬP: 000000024932755

TRUY CẬP HÔM NAY: 5535

ĐANG ONLINE: 15