[TVMT2018] 6 NGÀNH NÊN CHỌN THỜI CMCN 4.0


Tại chương trình Tư vấn mùa thi 2018 – Cùng VTM định hướng tương lai, các thầy cô trong ban tư vấn đã giải đáp nhiều thắc mắc cho các bạn học sinh Trường THPT Nguyễn Thị Diệu, trong đó đặc biệt là các câu hỏi liên quan đến lĩnh vực nghề nghiệp, nhân lực và cơ hội việc làm sau khi ra trường.

 

Có 8 nhóm ngành chi phối thị trường lao động trong tương lai

 

Chia sẻ với các bạn học sinh, ông Trần Anh Tuấn – Phó giám đốc trung tâm dự báo nhu cầu nhân lực và thông tin thị trường lao động cho biết: “Chúng ta đang có hệ thống đào tạo 366 ngành để đào tạo các em ra làm việc trong thị trường rộng lớn. Đất nước chúng ta đang hội nhập và tiến tới nền công nghiệp 4.0. Có tám nhóm ngành sẽ chi phối thị trường lao động trong tương lai. Đó là nhóm ngành công nghệ kỹ thuật chiếm 35%, trong nhóm ngành công nghệ kỹ thuật có bốn nhóm quan trọng đó là CNTT và điện tử, cơ khí, hóa chất, chế biến lương thực thực phẩm. Nhóm ngành thứ 2, chiếm 23% là kinh tế tài chính hành chính pháp luật. Nhóm ngành thứ 3 nhóm ngành KHTN – liên quan đến xây dựng – cấp thoát nước, nhóm ngành thứ 4 là nhóm ngành KHXH, trong đó thiếu nhất là nhân lực trong ngành quản trị du lịch và khách sạn, nhóm ngành thứ 5 là nhóm ngành sư phạm”.

 

Ông Trần Anh Tuấn – Phó giám đốc trung tâm dự báo nhu cầu nhân lực và thông tin thị trường lao động chia sẻ
về nhu cầu lao động trong tương lai

 

Ông Tuấn cũng nhấn mạnh hiện tại nhiều nơi cho rằng ngành sư phạm đang thừa nhân lực, tuy nhiên, bản thân nhóm ngành này vẫn đang rất thiếu người ở các lĩnh vực như sư phạm kỹ thuật, sư phạm dạy đai học, trung cấp và dạy nghề và người thầy 4.0.

 

Các bạn học sinh đặt nhiều câu hỏi liên quan đến CMCN 4.0

 

Các nhóm ngành khác lần lượt chiếm xu thế trên thị trường lao động là chăm sóc sức khỏe, công nghệ cao trong nông nghiệp và cuối cùng là thể dục thể thao.


Những ngành chiếm ưu thế trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0

Đối với cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, theo ông Trần Anh Tuấn, các nhóm ngành sẽ chiếm ưu thế và cần nhiều nhân lực hơn là công nghệ thông tin, công nghệ tự điện hóa, kỹ thuật xây dựng, công nghệ sinh sinh học, quản trị dịch vụ, nghệ thuật.

 

Học sinh chăm chú lắng nghe tư vấn

 

Đặc biệt, trong thời đại 4.0, robot sẽ thay thế con người, vì vậy, chúng ta cần phải trang bị đầy đủ các kỹ năng, tư duy và sức sáng tạo. Các kỹ năng cần trau dồi như ngoại ngữ, am hiểu công nghệ thông tin, và học hỏi thật nhiều kinh nghiệm thông qua các hoạt động thực tập, giao lưu xã hội. “Dù là cách mạng 4.0 nhưng con người vẫn là trung tâm của sự phát triển, nếu bạn không muốn bị robot thay thế thì phải phải chứng tỏ sự ưu việt, sáng tạo của bản thân. Dù học trung cấp, cao đẳng hay đại học, chỉ cần bạn có kỹ năng, có kinh nghiệm, có tư duy sáng tạo thì cơ hội việc làm luôn rộng mở”, ông Trần Anh Tuấn khẳng định.

 


Các thầy cô nhiệt tình tư vấn đến bạn học sinh cuối cùng


Đồng quan điểm với ông Tuấn, ThS Lê Dũng – Trưởng phòng Đào tạo Khảo thí – ĐH Kinh tế Tài chính TP HCM (UEF) chia sẻ: “Cách mạng công nghệ 4.0 sẽ mang đến cách mạng trong lĩnh vực công nghệ thông tin, trí tuệ nhân tạo và các sản phẩm sử dụng trí tuệ con người như máy tự động. Không chỉ có máy móc mà con người cũng trực tiếp tham gia vào các hoạt động đó, quản lý và điều hành nó. Cho nên nó thúc đẩy tất cả các ngành nghề còn lại phát triển. Và các ngành nghề còn lại cũng phải có những cơ chế và định hướng phát triển phù hợp với cách mạng 4.0 đó. Do đó, khi lựa chọn nghề nghiệp, các em cũng cần tham khảo xu hướng của thị trường lao động để cân nhắc”.

http://www.vtmonline.vn - Thảo Nguyễn – Lê Huyền
Ảnh: Kỳ Phong

TỔNG LƯỢT TRUY CẬP: 000000024629929

TRUY CẬP HÔM NAY: 2351

ĐANG ONLINE: 20