Giáo dục nghề nghiệp: Chưa bắt kịp cuộc cách mạng số


TP.HCM hin có 484 cơ s giáo dc ngh nghip (GDNN). Mng lưi cơ s ngh phát trin nhanh v sng, công tác đào to ngun nhân lc ca TP đã đt đưc ch tiêu, kế hoch đ ra. Tuy nhiên, cht lưng ngun nhân lc vn chưa đáp ng đưc yêu cu phát trin và hi nhp quc tế hin nay...

 

Ông Trn Anh Tun cho biết, d báo năm 2018, TP.HCM cn khong 270.000 ch làm,

các cơ s GDNN nên căn c vào đó đ đào to. Ảnh: Q.Huy

 

Thông tin này được ông Nguyễn Văn Lâm - Phó Giám đốc Sở LĐ-TB&XH TP.HCM - cung cấp tại tọa đàm “Thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng công tác dạy nghề đáp ứng yêu cầu nguồn nhân lực của thành phố” do Ban Tuyên giáo Thành ủy TP.HCM vừa tổ chức.

 

Đào to va thiếu li va tha

 

PGS.TS Đỗ Văn Dũng - Hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP - cho rằng: “Hệ thống đào tạo nghề của chúng ta chưa chuyển biến kịp với những thay đổi của cuộc cách mạng số đang diễn ra với tốc độ chóng mặt. Nếu không dạy cho người học tính sáng tạo chúng ta sẽ thua cuộc. Vì vậy, người thầy không đơn giản chỉ dạy học mà phải hướng dẫn cho người học cách giải quyết các vấn đề phức tạp. Bên cạnh đó, cần có chính sách đồng bộ, trong đó có việc tăng thu nhập để thu hút người giỏi làm thầy và giữ chân thầy giỏi”.

 

Về công tác tuyển sinh, ông Lê Lâm - Hiệu trưởng Trường CĐ Đại Việt Sài Gòn - thừa nhận, trường nghề tuyển sinh rất khó khăn. Nguyên nhân là Bộ GD-ĐT cung cấp thông tin tuyển sinh chậm; công tác tư vấn hướng nghiệp của các trường phổ thông “lạc nhịp” với các trường nghề...

 

Tuy nhiên, đứng ở góc độ tuyển dụng lao động, theo ông Lê Văn Làm - Phó Giám đốc Sở Nội vụ TP - thì, nhiều trường ĐH, CĐ, TC đào tạo cùng một ngành nghề dẫn đến tình trạng vừa thiếu lại vừa thừa. Chẳng hạn như các bệnh viện chỉ nhận điều dưỡng tốt nghiệp từ các trường ĐH lớn, còn điều dưỡng tốt nghiệp từ các trường CĐ và TC, bệnh viện không nhận vì phải đào tạo lại. Ngành GD-ĐT TP năm nào cũng không tuyển đủ giáo viên mầm non, tiểu học, âm nhạc, hội họa, ngoại ngữ nhưng lại thừa giáo viên Toán, Văn, Lý, Hóa, Sinh. Chưa kể nhiều sinh viên tốt nghiệp các ngành học không biết sắp xếp vào vị trí việc làm nào cho phù hợp như Đông Nam Á học, Nhân học…

 

Riêng về nguồn tuyển của các cơ sở GDNN, ông Trương Văn Hùng - Trưởng phòng GDCN&ĐH Sở GD-ĐT TP - cho biết, mỗi năm TP có khoảng 15.000 HS tốt nghiệp THCS không vào học THPT. Một phần trong số đó có thể vào học tại các TT GDTX, trường nghề, các trường chuyên nghiệp hoặc ra xã hội lao động mà chưa được đào tạo nghề. Từ thực tế số lượng thanh niên đến tuổi lao động chưa được đào tạo nghề đã gây ra sự lãng phí cho xã hội và tác động đến tính hiệu quả của GD-ĐT cả nước nói chung và TP.HCM nói riêng.

 

Đào to ngh phi đi trưc - đón đu

 

Để giải tỏa khó khăn cho các trường nghề cũng như nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho TP, ông Làm cho rằng, cần phải có dự báo và kế hoạch đào tạo phù hợp nhu cầu. Nhìn vào thực tế phát triển kinh tế xã hội trước mắt, TP.HCM hiện rất thiếu nhân lực về hướng dẫn viên du lịch và người có trình độ CNTT.

 

Đồng tình, ông Phạm Huy Thông - Phó Trưởng Ban quản lý các KCN-KCX TP - nói, TP cần ưu tiên đào tạo các ngành công nghiệp có kỹ thuật cao. Trong đó chú trọng ngành CNTT nhằm đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của sự chuyển dịch cơ cấu ngành nghề trong tương lai. Tổ chức kết nối các doanh nghiệp với cơ sở đào tạo nhằm xác định nhu cầu lao động, ngành nghề đào tạo, kiến thức, kỹ năng mà người sử dụng lao động đòi hỏi...

 

Ông Trần Anh Tuấn - Phó Giám đốc Trung tâm Dự báo nhu cầu nhân lực và Thông tin thị trường lao động TP.HCM - thông tin: “Từ năm 2018 mức độ tăng trưởng trung bình của việc làm sẽ tăng nhanh hơn tốc độ tăng trưởng nhân lực với mỗi năm cần khoảng 270.000 chỗ làm (bao gồm khoảng 130.000 chỗ làm mới). Trong đó, nhu cầu nhân lực qua đào tạo chiếm 85%, nhu cầu ở khu vực dịch vụ chiếm 67%. Do đó, sẽ có một số nhóm ngành nghề mới xuất hiện, đáng chú ý là xu hướng phát triển mạnh các công việc thuộc nhóm: CNTT, tài chính ngân hàng, y tế… Đây là điểm nhấn mà các trường nghề cần quan tâm và có hướng tuyển sinh, không chỉ cho năm 2018 mà phải có định hướng đi trước - đón đầu, đào tạo nguồn nhân lực này để phục vụ cho 4.0”.

 

Ghi nhận các ý kiến tại buổi tọa đàm, ông Huỳnh Văn Chúm - Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Thành ủy - khẳng định: “Nhiệm vụ đặt ra đối với các trường, cơ sở GDNN và doanh nghiệp, đơn vị sử dụng lao động trong thời gian tới phải nâng cao vị trí, vai trò của GDNN; phát huy thế mạnh của hệ thống thông tin, truyền thông trong việc thay đổi nhận thức của xã hội về GDNN. Nâng cao trình độ chuyên môn, chuẩn hóa đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nâng cao hiệu quả công tác đào tạo nghề, phát triển nguồn nhân lực có tay nghề cao…”.

 

Lê Quang Huy

Nguồn: http://www.giaoduc.edu.vn

TỔNG LƯỢT TRUY CẬP: 000000024873449

TRUY CẬP HÔM NAY: 2522

ĐANG ONLINE: 15