Kinh Tế Việt Nam TS. Lê Xuân Nghĩa: 3 thách thức đối với kinh tế Việt Nam trong 2018


(Kinh tế) - Năm 2018, Việt Nam phải đối mặt với ba thách thức lớn, đó là: tình hình quốc tế, yếu vốn và nhân lực, rủi ro chính quyền, TS. Lê Xuân Nghĩa, Chuyên gia tài chính ngân hàng dự báo.

 

TS. Lê Xuân Nghĩa (giữa) - Ảnh: Quang Sơn.

TS. Lê Xuân Nghĩa (giữa) – Ảnh: Quang Sơn.

 

“Trong năm qua, chính sách tiền tệ đã có những thành công nhất định. Nhưng đó là những hành động thực thi chính sách tốt chứ chưa phải là đưa ra một chính sách tốt”, TS. Lê Xuân Nghĩa, Chuyên gia tài chính ngân hàng nói tại hội thảo “Cơ hội đầu tư – kinh doanh 2018” do BizLIVE phối hợp với Trung tâm Tin tức VTV24 tổ chức ngày 05/01/2018,

 

Năm 2017, Ngân hàng Nhà nước đã kiên định với mục tiêu dài hạn, không vì mục tiêu ngắn hạn và thành tích chính trị phá vỡ mục tiêu dài hạn đã được các tổ chức quốc tế đánh giá cao điều này.

 

Chính phủ mong muốn giảm lãi suất, giảm tỷ giá để hỗ trợ kinh doanh nhưng khối ngân hàng chưa có điều kiện giảm nhiều vì vẫn kiên trì với các mục tiêu ổn định và dài hạn.

 

Lòng tin vào hệ thống ngân hàng được cải thiện, các xếp hạng về ngân hàng được thay đổi theo hướng tích cực. Triển vọng xếp hạng của Việt Nam được chuyển từ “tiêu cực” sang “ổn định” và nay là triển vọng “ổn định tích cực”.

 

Nợ xấu giảm từ 17% năm 2014 xuống còn 12% năm 2016 và tiếp tục giảm xuống 9,4% năm 2017.

 

Đây là những tiến bộ đáng kể do nền tảng tài chính được cải thiện tốt, bao gồm tổng tài sản, vốn chủ sở hữu và khả năng sinh lời. Chỉ số sinh lời tăng gần gấp đôi lên tới 11%, có ngân hàng vượt mức 14-15%, đạt mức trung bình khá của khu vực Đông Nam Á.

 

Công cuộc tái cấu trúc hệ thống ngân hàng và toàn hệ thống nói chung đạt kết quả bước đầu và tạo lòng tin nhất định, tạo triển vọng sáng sủa hơn trong năm 2018.


Năm 2018 vẫn duy trì được sự ổn định và có thể cải thiện các mục tiêu dài hạn.

 

Với tăng trưởng kinh tế, chu kỳ tăng trưởng ngắn hạn sẽ kết thúc trong quý III/2018 và sau quý III sẽ vào chu kỳ giảm tăng trưởng ngắn hạn.

 

Chu kỳ dài hạn thì đến 2019 sẽ giảm dần, không có đột phá.

 

Phần lớn các nước đạt thu nhập bình quân 2.000 USD/người/năm, sau đó tốc độ tăng trưởng đều đi xuống, duy chỉ có Hàn Quốc và Trung Quốc là ngoại lệ.

 

Việt Nam đã duy trì được 4 năm từ sau năm 2014, nhưng sau đó cũng tốc độ tăng sẽ đi xuống theo quy luật chung.

 

Nếu Việt Nam có những thay đổi đột phá về công nghệ, về chất lượng nhân lực… thì mới tạo ra tăng trưởng GDP cao hơn dự kiến mà nhóm nghiên cứu riêng của chúng tôi đưa ra.

 

GDP năm 2018 dự báo chỉ tăng trên 6%, phù hợp với tính toán của các chuyên gia quốc tế. Lạm phát ở mức 4%, lãi suất ổn định, giảm nhẹ, tỷ giá ổn định.

 

Dự đoán, kiểm soát tín dụng với bất động sản năm 2018 sẽ như năm 2017, không siết vào nhưng cũng không nới lỏng làm bùng nổ thị trường này.

 

Cho vay tiêu dùng dự báo tiếp tục tăng mạnh và lĩnh vực này ngày càng đóng góp vào tăng trưởng GDP.

 

Tuy nhiên, năm 2018 sẽ phải đối mặt với 03 thách thức.

 

Thứ nhất, tình hình quốc tế vẫn khó đoán định, gỡ bỏ hạn chế kiểm soát tài chính ngân hàng.

 

Thứ hai, Việt Nam vẫn yếu nhất là vốn và nhân lực.

 

Do đó, muốn đưa công nghệ mới vào khó, muốn nâng cao kỹ năng quản lý tiệm cận quốc tế về quản trị cũng gặp khó khăn.

 

Đây là vấn đề lâu dài mà chiến lược phát triển quốc gia cần quan tâm để giúp doanh nghiệp có thể cạnh tranh.

 

Thứ ba, rủi ro chính quyền còn lớn.

 

Thủ tướng Chính phủ đã nêu tình trạng này là “trên nóng dưới lạnh”, nhưng thật ra vẫn như cũ.

 

Chi phí để chống đỡ rủi ro chính quyền cao và mất nhiều thời gian về điều này, nó kéo theo ngân sách và nợ công tăng nếu không xử lý dứt điểm. Điều quan trọng, hiệu quả vẫn rất kém.

 

Đó là những thách thức trước mắt với Việt Nam.

 

Kỳ vọng năm 2018 là năm hành động chính sách và tiền tệ nhằm đạt mục tiêu dài hạn.

 

(Theo Bizlive)

 

TỔNG LƯỢT TRUY CẬP: 000000024723727

TRUY CẬP HÔM NAY: 8414

ĐANG ONLINE: 11