GIÁO SƯ TIẾN SỸ PHẠM VĂN NĂNG – HIỆU TRƯỞNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HCM


         Chương trình "Hiệu trưởng gặp gỡ sinh viên Kinh Tế 2010"


   Chào mừng 79 năm thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, 13g30 chiều 26/03/2010, Hiệu trưởng trường Đại học Kinh Tế Tp.HCM gặp gỡ và giao lưu với sinh viên Kinh tế cùng với sự tham gia của các Thầy Cô trong Ban giám hiệu, trưởng các phòng, ban, khoa, trung tâm thuộc trường. Chương trình được thực hiện tại hội trường A116, được truyền hình trực tiếp ra màn hình LCD sảnh A, tường thuật trực tuyến trên web Youth www.youth.ueh.edu.vn, ghi hình và phát lại trên bản tin truyền hình sinh viên STV.


   

   Sau đây là nội dung trả lời các câu hỏi.


    Trả lời các câu hỏi liên quan đến việc triển khai, đánh giá, nhận định thực hiện học chế tín chỉ tại trường Đại Học Kinh Tế TP.HCM


    1. Đặc điểm tình hình


       Việc áp dụng học chế tín chỉ (HCTC) trong giáo dục đại học đã và đang trở thành xu thế phổ biến trên thế giới. Tại Việt Nam, từ năm 1992, trường Đại học Bách Khoa TP.HCM đã áp dụng đào tạo theo HCTC. Tiếp theo đó, Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng đã có chỉ đạo các trường đại học phải triển khai đào tạo theo HCTC với thời hạn chót từ năm 2010.


       Trường Đại học Kinh tế TP.HCM có quá trình hình thành và phát triển trên 33 năm, trong suốt quá trình đó nhà trường luôn quan tâm đến việc nâng cao chất lượng giảng dạy, học tập nhằm cung cấp cho xã hội nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng nhu cầu xây dựng và phát triển đất nước. Việc chuyển đổi phương thức đào tạo từ niên chế sang HCTC cũng để nhằm góp phần nâng cao chất lượng đào tạo. Vì vậy, trường đã chủ động chuẩn bị các điều kiện cần thiết để chuyển sang HCTC.


       Với quy mô đào tạo lớn, lãnh đạo nhà trường ý thức được rằng việc thay đổi quy trình đào tạo từ niên chế sang HCTC có ảnh hưởng đến toàn bộ công tác giảng dạy, quản lý của nhà trường. Do đó, nhà trường đã thận trọng và từng bước thực hiện việc chuyển đổi đào tạo theo HCTC. Trước tiên triển khai cho hệ văn bằng 2 chính quy Khóa 9 (năm 2006), sau đó triển khai cho bậc cao học Khoá 17 (năm 2007) và triển khai (HCTC) cho hệ đại học chính quy Khóa 35 (2009), hệ hoàn chỉnh kiến thức đại học Khóa 15 (2010).


      Việc làm khi ra trường


       Thưa thầy, với số lượng sinh viên tốt nghiệp mỗi năm là khá đông( nếu tính riêng trường ĐH Kinh Tế Tp. HCM là khoảng 5000 người) thì cơ hội kiếm việc làm sẽ khá khó khăn, trường đã có những chính sách hỗ trợ giúp đỡ sinh viên trong việc kiếm việc tìm kiếm việc làm như thế nào? ( Hoàng Thanh Thảo )


TRẢ LỜI:


   1/ Theo số liệu tổng hợp của Trung tâm Dự báo nhu cầu nhân lực và Thông tin thị trường lao động thành phố Hồ Chí Minh, dự kiến năm 2010, thành phố có nhu cầu nhân lực 280.000 chỗ làm việc. Xu hướng phát triển về cơ cấu 16 nhóm ngành nghề của thị trường lao động như sau:
 

STT Ngành nghề Tỷ trọng (%)
 1 Công nghệ Thông tin – Viễn thong  7,75
 2 Điện – Điện tử - Điện công nghiệp – Điện lạnh  6,82
 3 Hóa – Hóa thực phẩm – Hóa chất – Hóa dầu  3,15
 4 Cơ khí – Xây dựng – Giao thông vận tải – Hàng hải  7,36
 5 Sản xuất đồ gỗ,trang trí nội thất  2,07
 6 Kiến trúc – Thiết kế - Giấy bao bì – Xuất bản  6,42
 7 Giáo dục – Đào tạo  3,08
 8 Tài chính – Ngân hàng – Kiểm toán – Bảo hiểm  6,83
 9 Y khoa – Y tế - Mỹ phẩm – Dược  4,56
 10 Du lịch – Môi trường – Nhà hàng – Khách sạn  6,45
 11 Marketing – Dịch vụ tư vấn  6,16
 12 Quản lý – Quản trị - Hành chánh - Văn phòng  7,60
 13 Phục vụ và bán hang  5,18
 14 Nông – Lâm – Ngư – Thủy sản  1,55
 15 May dệt – giày da – Thủ công mỹ nghệ  18,79
 16 Các ngành nghề khác  6,23
  Tổng cộng  100,00

      Như vậy các bạn sinh viên cũng không phải lo lắng về số lượng 5.000 sinh viên khó tìm được việc làm. Vấn đề là các bạn có đáp ứng được yêu cầu tuyển dụng lao động của doanh nghiệp hay không.


   2/  Về phía nhà trường trong những năm qua có nhiều hoạt động để hỗ trợ cho sinh viên trong việc tìm kiếm việc làm thông qua hoạt động của Trung tâm Quan hệ Doanh nghiệp - Hỗ trợ Sinh viên, tiêu biểu như:


       - Tư vấn hướng nghiệp cho sinh viên: phối hợp với các tập đoàn đa quốc gia, các công ty lớn tổ chức các chương trình hướng nghiệp cho sinh viên năm cuốu chuẩn bị ra trường như: Khởi nghiệp cùng Nestlé, Chat với Unilerver, P&G Asean Business Challence 2009, Khởi nghiệp cùng LG Electronic, Samsung – Kiến tạo tương lai, Khởi nghiệp cùng Prudential, … Thông qua các chương trình này, sinh viên có thể định hướng đúng đắn về nghề nghiệp của mình trong tương lai, đồng thời sinh viên tiếp nhận được những thông tin bổ ích về nhu cầu nhân lực của doanh nghiệp trong thời gian tới và xu hướng tuyển dụng của doanh nghiệp. Ngoài ra, qua các chương trình giao lưu sinh viên còn được nghe báo cáo, tọa đàm và học tập kinh nghiệm thực tiễn từ các doanh nhân thành đạt.  


       - “Ngày hội Nghề nghiệp Sinh viên TP.HCM” được tổ chức hằng năm (đến năm 2009 ngày hội được tổ chức 12 lần liên tục). Thông qua ngày hội sinh viên sắp tốt nghiệp có cơ hội tiếp cận với các nhà tuyển dụng hang đầu tại Việt Nam, cập nhật thông tin về thị trường lao động, nhu cầu tuyển dụng của các doanh nghiệp, tham dự phỏng vấn,…


       - Tư vấn giới thiệu việc làm cho sinh viên: trung tâm đã tổ chức tốt công tác tư vấn và giới thiệu việc làm tại 2 cơ sở chính của trường (59C Nguyễn Đình Chiểu - phòng B.020 và 279 Nguyễn Tri Phương - phòng B.003)


       - Huấn luyện kỹ năng mềm cho sinh viên : từ năm 2009, sinh viên năm 4 sẽ tham gia chương trình sinh hoạt công dân, có nhiều lĩnh vực, trong đó chương trình huấn luyện kỹ năng mềm dành cho sinh viên như : Kỹ năng chuẩn bị hồ sơ xin việc và kinh nghiệm dự phỏn g vấn; Kỹ năng khởi nghiệp; Kỹ năng giao tiếp trong kinh doanh; Kỹ năng làm việc nhóm; Kỹ năng quản lý thời gian; Kỹ năng giải quyết vấn đề; Kỹ năng lập kế hoạch kinh doanh; Kỹ năng xây dựng thương hiệu cá nhân… Sau khi tham gia chương trình, sinh viên có thể hoàn thiện được một bộ hồ sơ xin việc hoàn chỉnh, tự tin hơn khi dự phỏng vấn và dễ dàng hòa nhập vào môi trường làm việc thực tế.


       Sinh viên ra trường luôn thiếu kỹ năng, mong thầy cho biết trường có liên kết với các doanh nghiệp để tao cơ hội cho sinh viên có thể đi làm ngay khi còn học ở trường để sau khi ra trường có thể thích ứng nhanh với môi trường làm việc ? (Trần Thị Mai Huệ)


TRẢ LỜI


    Để thực hiện tốt chuẩn đầu ra của trường, đồng thời hỗ trợ sinh viên bổ sung kiến thức và rèn luyện kỹ năng nhằm hội nhập nhanh vào môi trường làm việc thực tiễn, hằng năm thông qua Trung tâm Quan hệ Doanh nghiệp – Hỗ trợ sinh viên nhà trường đã phối hợp với các doanh nghiệp tổ chức các chương trình huấn luyện kỹ năng mềm cho sinh viên, tiêu biểu là chương trình “Student Development Program” (dành cho 40 sinh viên xuất sắc) và chương trình “Soft Skills Training Program” dành cho các sinh viên năm thứ 3 và năm cuối. Nội dung huấn luyện bao gồm các kỹ năng như: kỹ năng giao tiếp, kỹ năng quản lý thời gian và giải quyết công việc độc lập, kỹ năng xây dựng thương hiệu cá nhân, kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng đàm phán, kỹ năng khởi nghiệp, kỹ năng xây dựng văn bản, kỹ năng văn phòng, kỹ năng xây dựng và tổ chức triển khai kế hoạch kinh doanh,…. Đây là chương trình thiết thực và có hiệu quả cao, sẽ được trung tâm duy trì tổ chức hàng năm và huấn luyện cho toàn thể sinh viên năm cuối của trường.


    Đặc biệt trong năm 2009, Trung tâm đã phối hợp với phòng Công tác chính trị tổ chức tốt chương trình sinh hoạt cuối khóa cho toàn thể sinh viên khóa 32 với những nội dung huấn luyện kỹ năng mềm thiết thực dành cho sinh viên chuẩn bị ra trường và các chương trình Giao lưu Hướng nghiệp với các công ty, doanh nghiệp thực tiễn theo từng chuyên ngành đào tạo.


    Trong năm 2010, trung tâm tiếp tục tổ chức các khóa huấn luyện kỹ năng dành cho sinh viên, các bạn sinh viên có thể theo dõi thông tin và đăng ký tham gia các khóa huấn luyện


Nguồn : youth.ueh.edu.vn

TỔNG LƯỢT TRUY CẬP: 000000024722251

TRUY CẬP HÔM NAY: 6889

ĐANG ONLINE: 22