Đam mê: Cơ hội để phát triển nghề


Cui tun qua, chương trình hưng nghip “Cùng bn chn nghcho tương lai” ln 10 năm 2017 do Báo Giáo dc TP.HCM phi hp vi ĐH Công ngh TP.HCM (Hutech) và ĐH Kinh tế Tài chính TP.HCM (UEF) t chc đã din ra  hai trưng: THPT Nguyn Trãi và THPT Diên Hng (TP.HCM).

Hc sinh Trưng THPT Nguyn Trãi đt câu hi cho ban tư vn

 

Ngh nào cũng cn chuyên môn và k năng

Tại Trường THPT Nguyễn Trãi, TS. Dương Tôn Thái Dương (Phó Ban ĐH, ĐH Quốc gia TP.HCM) cho biết cả nước hiện có khoảng 3.000 nghề, trong đó có sự chuyển dịch, thay thế, bổ sung và tăng biến 10%. Theo đó, có 7 nhóm ngành với gần 250 ngành đào tạo, vì vậy, việc lựa chọn ngành phù hợp với năng lực, sở thích, điều kiện kinh tế và nhu cầu xã hội cũng phải cân nhắc kỹ. “Liệt kê các danh mục ngành nghề phù hợp với bản thân, tìm hiểu thông tin sâu về nghề, sau đó chọn cơ sở đào tạo, như vậy mới có cơ hội phát triển nghề đã chọn. Đam mê chính là cơ hội để phát triển nghề mình đã chọn trong tương lai”, ông Dương nhấn mạnh.

Ông Trang Thành Phước (Trung tâm Dự báo nhu cầu nhân lực và thông tin thị trường lao động TP.HCM) thông tin: Giai đoạn 2018-2025, nhu cầu việc làm qua đào tạo tại TP.HCM chiếm 85%, trong đó nhóm ngành công nghệ kỹ thuật (4 ngành mũi nhọn là cơ khí, điện - điện tử, hóa chất nhựa - cao su, chế biến tinh lương thực thực phẩm) chiếm 35%. Còn lao động nhóm ngành tài chính - ngân hàng - luật chiếm 33%. Tiếp đến là các nhóm ngành KHXH, KHTN, sư phạm và quản lý giáo dục, y dược, nông lâm, nghệ thuật - TDTT. “Bất cứ ngành nghề nào cũng đòi hỏi năng lực chuyên môn, ngoại ngữ và kỹ năng, đặc biệt là kỹ năng giao tiếp và làm việc nhóm. Cụ thể như nhóm ngành tài chính - ngân hàng hiện vừa thừa vừa thiếu (thiếu nhân lực có chuyên môn, kỹ năng đáp ứng yêu cầu)”, ông Phước thông tin thêm.

“Việc lựa chọn đúng nghề phù hợp với bản thân sẽ quyết định tương lai các em. Ngay từ bây giờ, các em hãy xác định nghề yêu thích của mình có phù hợp với nhu cầu xã hội, điều kiện gia đình và hơn hết là khả năng của bản thân không”, ông Đỗ Đình Đoàn (Phó Hiệu trưởng Trường THPT Nguyễn Trãi) khuyên các em học sinh tại chương trình.

Cũng theo ông Phước, bên cạnh nhóm ngành công nghệ - kỹ thuật, các ngành kinh doanh - thương mại - kế toán - tài chính cũng nằm trong nhóm ngành nổi bật những năm tới. Theo đó, ngoài các ngành truyền thống như quản trị kinh doanh, kế toán, tài chính…, thì các chuyên ngành tương đối non trẻ như dịch vụ vận tải - kho bãi - dịch vụ cảng, thương mại điện tử, luật quốc tế, tín dụng - bảo hiểm… cũng cần nguồn nhân lực ngày càng tăng về số lượng lẫn chất lượng.

T cht đ chn ngh tư vn tâm lý và ngôn ng

Minh Nhật (học lớp 12A3 Trường THPT Nguyễn Trãi) chia sẻ rằng em rất muốn học ngành tâm lý, vì vậy rất cần thông tin sâu hơn cũng như cơ hội nghề nghiệp của ngành này. Là người trong cuộc, chuyên gia tâm lý Vũ Thiện Toàn khẳng định: “Người học ngành tâm lý thì nhiều nhưng thành công với nghề thì rất ít. Nghề không chỉ cần khả năng nghe, thẩm thấu, có kỹ năng giải quyết tốt vấn đề mà đòi hỏi phải có kỹ năng phản ngữ. Như vậy, để xác định mình có phù hợp với ngành này hay không, các em hãy lắng nghe người đi trước, vẽ sơ đồ nghề nghiệp, làm các bài trắc nghiệm về tính cách, sở thích xem bản thân phù hợp với nhóm nghề nghiệp nào… Tốt nghiệp ngành tâm lý có cơ hội trở thành chuyên gia tư vấn độc lập, chuyên viên tư vấn học đường, chuyên viên tư vấn ở các bệnh viện nhi, giảng viên, nhân viên dự án cho các tổ chức phi chính phủ…”. Ngoài ra, ông Toàn cũng khuyên các em học sinh trước khi chọn nghề hãy nhìn nghề ở hai mặt trái, phải, tức không chỉ nhìn hào quang mà còn ở góc khuất để sau này khỏi bị hụt hẫng.

Tương tự, ngôn ngữ Nhật cũng là ngành được nhiều học sinh quan tâm. ThS. Nguyễn Hồng Thư (Giám đốc Trung tâm Nhật ngữ và Du học Redbook) khuyên: “Để xác định mình có hợp với ngành này hay không cần xét đến các tố chất như năng động, tư duy hướng ngoại, thích khám phá, có năng khiếu về ngoại ngữ, yêu thích tiếng Nhật. Đặc biệt là cẩn thận, chu đáo, ham học hỏi, có kiến thức rộng về văn hóa - xã hội… Tốt nghiệp ngành ngôn ngữ Nhật sẽ được thử sức với nghề biên tập viên, phiên dịch viên tại các công ty, cơ quan ngoại giao, tổ chức của Nhật. Hoặc trở thành chuyên viên hướng dẫn giao dịch với đối tác Nhật Bản, giảng dạy tại các cơ sở giáo dục…”.

T.Anh

HỎI - ĐÁP

TS. Dương Tôn Thái Dương tr li thc mc ca hc sinh 

Ngành k thut đin t - truyn thông và ngành k thut đin - đin t khác nhau thế nào? (nhóm học sinh lớp 12A4 Trường THPT Nguyễn Trãi)

TS. Dương Tôn Thái Dương (Phó Ban ĐH, ĐH Quốc gia TP.HCM) trả lời: Kỹ thuật điện tử - truyền thông là ngành sử dụng các công nghệ, kỹ thuật tiên tiến để tạo nên các thiết bị vệ tinh, cáp và thiết bị điện tử như: Máy thu hình, điện thoại, máy tính cá nhân, máy tính bảng… nhằm xây dựng hệ thống mạng thông tin liên lạc toàn cầu. Còn kỹ thuật điện - điện tử là ngành nghiên cứu và áp dụng liên quan đến điện, điện tử và điện từ với nhiều chuyên ngành như: Năng lượng, điện tử học, hệ thống điều khiển, xử lý tín hiệu viễn thông. Đời sống công nghệ hiện đại không thể thiếu các thiết bị điện, điện tử, vì vậy đây là ngành quan trọng trong lĩnh vực kỹ thuật.

T.An

Học gì để tạo ra máy móc, robot?

Trong chương trình hướng nghiệp “Cùng bạn chọn nghề cho tương lai” lần 10 năm 2017 do Báo Giáo dục TP.HCM tổ chức tại Trường THPT Nhơn Trạch (Đồng Nai) vừa qua, em Trần Hữu Nghĩa (học lớp 12A6) băn khoăn: “Em học không giỏi nhưng lại hay mày mò, tìm tòi các loại máy móc, thích nghiên cứu robot. Em được biết ngành kỹ thuật cơ khí có thể chế tạo ra máy móc, robot. Vậy em có thể theo học ngành này được không?”. ThS. Vũ Quang Huy (Phó Ban tuyển sinh Trường ĐH Công Nghệ TP.HCM) trả lời: Kỹ thuật cơ khí là ngành ứng dụng các nguyên lý vật lý để tạo ra các loại máy móc, thiết bị, vật dụng hữu ích phục vụ cho đời sống và sản xuất như: Ô tô, máy bay, robot… Đây là ngành được mệnh danh là “trái tim của quá trình công nghiệp hóa”. Ngày nay, tất cả máy móc vận hành trong các dây chuyền sản xuất, hoạt động trên và dưới mặt đất, trên mặt biển và dưới đáy biển, trên không gian và cả ngoài vũ trụ… đều có sự đóng góp to lớn của các nhà khoa học, kỹ sư, cán bộ kỹ thuật cơ khí. Vì vậy, đây là ngành học thu hút nhiều sinh viên theo đuổi. Nếu đăng ký học ngành này, ngoài những kiến thức chuyên ngành được cung cấp, các em sẽ được rèn luyện kỹ năng thực hành tại hệ thống trung tâm thực hành với các thiết bị cơ khí tiên tiến, được tham gia các hội thảo chuyên đề với sự đồng hành của các doanh nghiệp, tập đoàn lớn trong và ngoài nước… Đây là những điểm mấu chốt không thể thiếu giúp sinh viên phát huy tối đa những tố chất, khả năng mà một người kỹ sư cơ khí cần phải có.

Linh Vy

 

Nguồn: giaoduc.edu.vn

TỔNG LƯỢT TRUY CẬP: 000000024910895

TRUY CẬP HÔM NAY: 4781

ĐANG ONLINE: 54