CƠ HỘI VÀNG NGÀNH CÔNG NGHỆ THÔNG TIN


Những năm gần đây Công Nghệ Thông Tin luôn nằm trong TOP những ngành học HOT nhất tại Việt Nam. Theo báo cáo của Bộ thông tin và Truyền thông năm 2017, Việt Nam cần khoảng 1,2 triệu nhân lực ngành Công Nghệ Thông Tin vào năm 2020, số nhân lực thiếu hụt lên đến 500.000 người

 

 

Công nghệ thông tin đã “ăn sâu” vào đời sống con người

 

Sự xuất hiện của công nghệ thông tin (CNTT) đã thay đổi hầu như toàn bộ đời sống con người. Nhờ đó cuộc sống của con người đã trở nên hiện đại và văn minh hơn rất nhiều. Thật không dám nghĩ tới nếu một ngày Internet, CNTT biến mất. Chính vì thế để vận hành, và tiếp tục phát triển những sản phẩm CNTT cần nguồn nhân lực rất lớn.

 

 

Lý giải sự “khủng hoảng” trong nhân lực ngành CNTT

 

Lý giải điều này, Ông Trần Anh Tuấn – Phó giám đốc trung tâm Dự báo nhu cầu nhân lực và thông tin thị trường lao động TP.HCM cho biết: “Kể từ khi ký kết nhiều hiệp định thương mại tự do và tham gia Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC), nhu cầu nhân lực của Việt Nam được dự báo sẽ tăng mạnh với hơn 6 triệu việc làm được tạo thêm.

 

Trong đó, nhóm ngành Công nghệ thông tin với đặc thù phát triển không ngừng, nếu trước đây chúng ta chỉ biết về phần cứng, phần mềm và mạng máy tính thì nhóm ngành này đã xuất hiện thêm nhiều ngành mới liên quan như Bảo mật mạng, Lập trình ứng dụng di động, Lập trình game, Lập trình thiết kế game 3D, Lập trình thiết kế hiệu ứng hình ảnh và hoạt hình 3D…từ đó khiến cho nhu cầu nhân lực của ngành tăng liên tục, trong khi số lượng sinh viên ra trường chưa đáp ứng được cả về lượng lẫn chất”.

 

 

Ông Trần Anh Tuấn – Phó giám đốc trung tâm Dự báo nhu cầu nhân lực

và Thông tin thị trường lao động TP.HCM

 

Đối với ngành CNTT, Ông Trần Anh Tuấn cũng “bật mí” nhiều hướng đi cho sinh viên sau khi ra trường: “Đối với ngành này, sau khi ra trường, sinh viên có thể làm việc tại các cơ quan nhà nước, doanh nghiệp trong nước, doanh nghiệp nước ngoài hoặc tự tạo việc làm. Hầu như bất cứ doanh nghiệp nào cũng cần nhân lực ở lĩnh vực này”.

 

Nhân lực ngành CNTT Việt Nam “mỏng” và “yếu”

 

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam nhận xét “ lực lượng là CNTT của Việt Nam còn rất mỏng về số lượng, yếu về chất lượng”

 

Báo cáo mới nhất về ngành CNTT Việt Nam 2017 của Vietnamworks cho hay, nhu cầu nhân sự ngành CNTT đang ở mức cao nhất trong lịch sử với gần 15.000 việc làm được tuyển dụng trong năm 2016. Theo dự báo của Vietnamworks, với gần 80.000 nhân lực CNTT sẽ được các trường cho “ra lò” trong hai năm, 2017 và 2018, so với nhu cầu tính đến cuối năm 2018, Việt Nam sẽ thiếu khoảng 70.000 nhân lực về CNTT

 

Còn nếu tính tới năm 2020, số nhân lực thiếu hụt sẽ lên tới hơn 500.000 người.

 

Báo cáo của Bộ Thông tin và Truyền thông cho hay, tổng số nhân lực trong ngành công nghiệp CNTT hiện nay là hơn 600.000 người, trong đó số lao động đang làm việc trong các ngành công nghiệp phần cứng - điện tử là khoảng 300.000 người. Số còn lại thuộc về lĩnh vực công nghiệp phần mềm và công nghiệp nội dung số. Cũng theo Báo cáo này, Việt Nam cần khoảng 1,2 triệu nhân lực CNTT vào năm 2020.

 

Không những yếu về số lượng, nhân lực ngành công nghệ thông tin cũng đang trong tình trạng báo động về chất lượng.

 

Số lượng sinh viên được đào tạo và số lượng sinh viên có khả năng làm việc ngay sau khi ra trường là trái ngược nhau.

 

Tại nhà máy của LG ở Hải Phòng, kỹ sư CNTT làm việc tại Trung tâm R&D LG phải đào tạo - chuyển giao thêm trong 3 năm, nhân lực đảm nhận công việc liên quan đến thử nghiệm chất lượng hoặc bảo hành sản phẩm phải đào tạo giám sát thêm từ 4 tháng đến 1 năm, còn công nhân dây chuyền lắp ráp sẽ làm việc được sau khi được đào tạo 1 tháng.

 

Ở FPT, kỹ sư CNTT tốt nghiệp đại học cũng phải đào tạo lại 1 năm.

 

HUTeX tìm đường tắt cho ngành CNTT

 

Với mục tiêu tạo ra nhiều cơ hội cho thế hệ trẻ thanh niên Việt Nam nói chung và nguồn nhân lực ngành CNTT cho Việt Nam nói riêng. Trường ĐH Công Nghệ Tp.HCM (HUTECH) cho ra đời CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO KỸ SƯ PHẦN MỀM ONLINE- HUTeX.

 

Được hợp tác triển khai cùng Đại học trực tuyến FUNIX. Từ thành công của sự hợp tác toàn diện này, HUTECH hứa hẹn tiếp tục mang đến cơ hội học tập và nhận bằng Đại học chất lượng cho tất cả những đối tượng gặp khó khăn về thời gian, không có điều kiện đến học tại trường.

 

GS.TSKH Hồ Đắc Lộc – Hiệu trưởng HUTECH và Ông Nguyễn Thành Nam – Phó Chủ tịch HĐQT Đại học FPT, Giám đốc Trung Tâm Đào tạo từ xa ký kết biên bản hợp tác

 

GS.TSKH. Hồ Đắc Lộc – Hiệu trưởng HUTECH cho biết:“Hiện HUTECH đang thực hiện tuyển sinh hệ Đại học từ xa đối với 6 ngành gồm Quản trị kinh doanh, Kế toán, Tài chính – Ngân hàng, Công nghệ thông tin, Luật kinh tế và Ngôn ngữ Anh. Theo đó, với thế mạnh đào tạo của HUTECH cùng truyền thống đào tạo lâu năm của FUNiX, chương trình Đại học từ xa ngành Công nghệ thông tin hợp tác giữa 2 trường sẽ mang đến thêm cơ hội học tập mới chất lượng, uy tín và chuyên nghiệp dành cho các học viên tương lai”.

 

Chương trình đào tạo thực hiện theo hình thức học trực tuyến với bài giảng của các Giáo sư từ các Trường ĐH hàng đầu thế giới trực tiếp bằng tiếng Anh với sự trợ giúp cuả các Chuyên gia Việt Nam trong lĩnh vực phần mềm. Ngoài ra, hệ thống hỗ trợ giải đáp thắc mắc thực hiện bởi các Chuyên gia được duy trì hàng ngày. Học viên học mọi lúc, mọi nơi, trên mọi thiết bị...kết nối với cộng đồng chuyên gia phần mềm Việt Nam và Thế giới. Học viên tích lũy đủ 8 Chứng chỉ sẽ được nhận Bằng Đai học của Đại học Công nghệ Tp.HCM (HUTECH) được Bộ Giáo dục và Đào tạo công nhận và được chấp nhận học lên ở bậc cao hơn (Thạc sỹ, Tiến sỹ).

 

Hiện tại Chương trình đào tạo kỹ sư ONLINE- HUTeX đã bắt đầu nhận hồ sơ xét tuyển Chương trình đào tạo kỹ sư Online. Hoàn thành khóa học, học viên được nhận bằng Đại học hệ Đào tạo từ xa trong hệ thống văn bằng quốc gia của Bộ GD&ĐT, có thể học lên các chương trình Thạc sĩ, Tiến sĩ trong và ngoài nước.

 

Tìm hiểu thêm thông tin về chương trình TẠI ĐÂY.

 

Nguồn: hutex.edu.vn

TỔNG LƯỢT TRUY CẬP: 000000024877362

TRUY CẬP HÔM NAY: 629

ĐANG ONLINE: 9