TIẾN SĨ NGUYỄN TRẦN NGHĨA – HIỆU TRƯỞNG TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ TPHCM


Rớt đại học vẫn còn cơ hội học tiếp


 


TS Nguyễn Trần Nghĩa

Thực tế khảo sát trên 1.115 phụ huynh học sinh ở TP.HCM về lý do trường dạy nghề không thu hút được HS do Viện Nghiên cứu giáo dục Trường ĐH Sư phạm TP.HCM thực hiện năm 2005 cho thấy: 44,84% nêu lý do “không có cơ hội học lên cao”, 29,24% “không muốn làm công nhân, làm thợ”, tức là vẫn còn đánh giá thấp vai trò người công nhân. Việc học nghề vẫn chưa vượt qua tâm lý xã hội về khoa cử, bằng cấp, danh vị xã hội...

Trường đào tạo nghề cũng là “con đường thứ hai” giúp HS đạt được tấm bằng kỹ sư

Đó là chương trình liên thông. Sau khi học 1-2 năm ở trường nghề, HS có thể vừa đi làm vừa học nâng cao theo hệ liên thông. Hằng năm Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM đều có tuyển sinh viên vào học khối K dành cho HS tốt nghiệp trung cấp chuyên nghiệp hoặc có bằng công nhân bậc 3/7 (các ngành: chế tạo máy, ôtô, điện, điện tử, may). SV sẽ học thêm ba năm rưỡi để lấy bằng ĐH.

Ngoài ra, các trường ĐH Tôn Đức Thắng, ĐH Công nghiệp và một số trường ĐH dân lập, tư thục có đào tạo nghề cũng mở hệ liên thông bậc ĐH cùng ngành. Vì thế nếu thi rớt ĐH, CĐ, ngay từ bây giờ TS vẫn có thể đăng ký học ở các trường công nhân kỹ thuật (chỉ xét tuyển, không phải thi) và trung cấp chuyên nghiệp, trung cấp nghề, cao đẳng nghề (xét hoặc thi tuyển tuỳ theo từng trường). Mỗi năm các trường này tuyển sinh từ tháng tám đến tháng chín và đợt 2 từ tháng một đến tháng hai.

Những năm gần đây, năm nào ngành cơ khí (tiện, hàn, nguội) cũng “hút” lao động và được trả lương cao. Thế nhưng nhà trường không thể đáp ứng “đơn đặt hàng” của doanh nghiệp vì HS ngại dầu mỡ, sợ vất vả nên không chọn ngành này.

 

Giờ thực hành tại Trường CĐ kỹ thuật Cao Thắng (TP.HCM) - Ảnh: Như Hùng

TỔNG LƯỢT TRUY CẬP: 000000024875410

TRUY CẬP HÔM NAY: 442

ĐANG ONLINE: 9