Chương trình Tư vấn mùa thi 2017: Số thí sinh chọn Khoa học Tự nhiên vượt xa so với Khoa học Xã hội


Nằm trong chuỗi chương trình Tư vấn mùa thi 2017 – Cùng VTM định hướng tương lai, các trường THPT Nguyễn Thị Diệu, THCS – THPT Hoa Sen và THPT Tân Bình tiếp tục đón tiếp các thầy cô trong ban tư vấn để được nghe giải đáp những thắc mắc về kỳ thi THPT quốc gia cũng như việc chọn ngành, nghề và giữ gìn sức khỏe trong mùa thi.

 

THPT Nguyễn Thị Diệu – Cách tính điểm tổ hợp môn xét tuyển ĐH, CĐ

 

Từ sáng sớm, sân trường THPT Nguyễn Thị Diệu đã chật kín các bạn học sinh khối 11 và 12 tham dự chương trình. Nhiều câu hỏi cũng như vấn đề rất chung đã được đưa ra, chẳng hạn bạn Nguyễn Ngọc Quỳnh Như thắc mắc: “Em đã biết cách tính điểm tốt nghiệp THPT nhưng với cách tính điểm cho từng tổ hợp môn để xét tuyển vào các trường, ngành thì vẫn khá mơ hồ ạ, mong được thầy cô giải đáp”.

 

vtm605_200317_tvmt_1

Đông đảo học sinh Trường THPT Nguyễn Thị Diệu tham dự chương trình

 

vtm605_200317_tvmt_2

Bạn Thu Ngân (lớp 12A9) đặt câu hỏi về học bổng của Trường ĐH Kinh tế Tài chính – UEF

 

vtm605_200317_tvmt_3

Thạc sĩ Nguyễn Tiến Hùng – đại diện Trường UEF giải đáp thắc mắc cho Ngân

 

Thầy Nguyễn Quốc Cường – nguyên Chuyên viên Tư vấn Tuyển sinh Văn phòng 2 – Bộ Giáo dục – Đào tạo tại TP.HCM đã “gỡ rối” cho Như: “Đối với các bạn thi THPT năm nay, điểm được tính theo điểm từng môn chứ không phải theo bài thi. Nghĩa là sau khi các bạn có điểm thi cụ thể thì bảng điểm sẽ hiện rõ cho các bạn điểm của các môn, nếu là tổ hợp nó sẽ hiện ra điểm của từng môn thành phần và các trường sẽ dựa vào điểm của từng môn để xét tuyển chứ không phải chọn điểm của cả tổ hợp. Riêng một số trường sẽ lấy điểm tổng của tổ hợp quy ra thang điểm 10, nghĩa là ngoài các điểm thành phần trong tổ hợp, một số trường còn tính điểm tổng của tổ hợp đó quy về thang điểm 10. Hiện nay, tất cả các trường đều xét theo tổ hợp ba môn, và điểm là điểm cụ thể của từng môn nên các bạn cần theo dõi cụ thể từng trường để có được định hướng rõ ràng nhất”.

 

vtm605_200317_tvmt_4

Các bạn học sinh tranh thủ đọc thông tin các trường trước khi đặt câu hỏi

 

vtm605_200317_tvmt_5

Nhiều cánh tay đưa lên giữa sân trường

 

Với những bạn còn hoang mang chưa biết nên đặt bút chọn ngành nào khi thời điểm đăng ký đã gần kề, ông Trần Anh Tuấn – Phó giám đốc Trung tâm Dự báo nhu cầu nhân lực và Thông tin thị trường lao động TP.HCM khuyên: “Muốn chọn nghề, các bạn cần chọn theo bốn cách. Đầu tiên là dựa vào sở thích, sau đó là năng lực, tức ngành bạn thích nhất định phải phù hợp với năng lực của bản thân. Chẳng hạn, bạn thích làm bác sĩ nhưng học lực lại không giỏi thì cũng không thể đăng ký học bác sĩ. Tiếp đó là dựa vào thị trường lao động và cuối cùng là dựa vào điều kiện của chính bản thân mình. Đặc biệt, các bạn không nên chọn theo xu hướng mà nên chọn theo thế mạnh cũng như sở thích và đam mê của bản thân”.

 

vtm605_200317_tvmt_6

Các bạn đều rất nhiệt tình bày tỏ băn khoăn với ban tư vấn

 

vtm605_200317_tvmt_7

Thạc sĩ Phan Thị Mỹ Hạnh – Phó ban Tuyển sinh Trường ĐH Công nghệ TP.HCM – HUTECH giải

đáp thắc mắc cho học sinh

 

Đang trong quá trình ôn thi, nhiều teen cũng bày tỏ sự lo lắng về sức khỏe cũng như chế độ ăn uống giúp các bạn có thể tăng cường trí nhớ và giữ được sức khỏe ổn định. Bạn Bảo Anh tâm sự: “Mẹ em có mua thực phẩm chức năng giúp tăng cường trí nhớ cho em uống, không biết việc sử dụng thực phẩm chức năng như vậy có tốt không ạ?”.

 

vtm605_200317_tvmt_8

Khu vực tư vấn chuyên sâu cũng thu hút rất đông học sinh tham gia

 

vtm605_200317_tvmt_9

Tại đây các bạn được tư vấn chi tiết hơn về ngành và trường

 

vtm605_200317_tvmt_10

Khu vực tư vấn của Trường ĐH KHXH&NV TP.HCM chật kín học sinh

 

vtm605_200317_tvmt_25

Anh Ngô Thành Chung – Chuyên viên cấp cao, phụ trách bộ phận tuyển sinh Trường Quốc tế PSB Việt Nam

chia sẻ về vấn đề du học và học trường quốc tế

 

Bác sĩ Trương Trọng Hoàng – Phó chủ nhiệm bộ môn Khoa học hành vi và Y đức – Trường ĐH Y khoa Phạm Ngọc Thạch giải đáp: “Những thực phẩm chức năng đó các bạn có thể dùng hằng ngày nhưng phải với liều lượng vừa đủ và có tham khảo bác sĩ hoặc người có chuyên môn. Thường những thực phẩm chức năng này trong Đông y sẽ tăng lượng máu trong não, còn nếu thuộc Tây y thì sẽ vừa cung cấp máu vừa cung cấp dưỡng chất cho não nên bạn có thể cân nhắc lựa chọn từng loại phù hợp với bản thân. Ngoài ra, nếu không sử dụng thực phẩm chức năng, các bạn có thể sử dụng các thực phẩm hằng ngày như rau đậu, cá, thịt bò, trứng… đây cũng là những thực phẩm rất tốt cho não”.

 

THCS – THPT Hoa Sen – Sợ máu thì có thể làm bác sĩ ngành gì?

 

Học sinh Trường THCS – THPT Hoa Sen đã có rất nhiều câu hỏi hấp dẫn, trong đó chủ yếu thắc mắc về các khối ngành Kinh tế và Nghệ thuật. Nhiều bạn đã mạnh dạn đứng giữa sân trường bày tỏ những băn khoăn của mình. Thanh Trúc (lớp 12D1) cho biết: “Em có khả năng ca hát và diễn xuất, nhưng thiên về ca hát nhiều hơn. Vậy thì giữa Sân khấu Điện ảnh và Nhạc viện thì em nên chọn bên nào sẽ tốt hơn ạ?”.

 

vtm605_200317_tvmt_11

Thầy Nguyễn Quốc Cường – nguyên Chuyên viên Tư vấn Tuyển sinh Văn phòng 2 – Bộ Giáo dục – Đào tạo

tại TP.HCM giới thiệu chi tiết về kỳ thi THPT quốc gia 2017

 

vtm605_200317_tvmt_12

Các bạn học sinh chăm chú lắng nghe tư vấn của thầy cô

 

vtm605_200317_tvmt_13

Ông Trần Anh Tuấn – Phó giám đốc Trung tâm Dự báo nhu cầu nhân lực và Thông tin thị trường lao

động TP.HCM chia sẻ về ngành Thống kê

 

vtm605_200317_tvmt_14

Học sinh tích cực giơ tay thắc mắc từ dưới sân trường

 

Thanh Trúc cũng là cô bạn cực kỳ tự tin và đã nhận được sự tư vấn tận tình của thầy Nguyễn Quốc Cường: “Em nên chọn trường theo thế mạnh của bản thân để khả năng đậu cao hơn. Nếu khả năng ca hát tốt hơn, em có thể lựa chọn Nhạc viện TP.HCM. Tuy nhiên, ngoài hai trường này em cũng có thể cân nhắc giữa ĐH Nguyễn Tất Thành, ĐH Văn Hiến, Cao đẳng Nghề Du lịch Sài Gòn. Những trường này đều xét tuyển môn Văn của kỳ thi THPT quốc gia với yêu cầu là trên 5 điểm. Ngoài ra, hai môn năng khiếu của ngành này là thi tiết tấu và biểu diễn ca khúc. Đối với những trường thuộc khối ngành liên quan đến năng khiếu, các em phải đăng ký thi sơ tuyển và kỳ thi thường sẽ diễn ra ngay sau kỳ thi THPT quốc gia nên các em cần theo dõi thông tin trên website các trường để không làm lỡ thời gian”.

 

vtm605_200317_tvmt_15

Thạc sĩ Trương Thị Ngọc Bích – Phó giám đốc Trung tâm Tư vấn Tuyển sinh và Truyền thông Trường

ĐH Kinh tế Tài chính – UEF chia sẻ về ngành học của trường

 

Nhóm ngành Y – Dược cũng giành được nhiều sự quan tâm của teen Hoa Sen, nhiều câu hỏi đã thể hiện ước vọng “lớn lao” của các bạn trẻ. Duy Thịnh (lớp 10A7) thắc mắc: “Em rất thích học làm bác sĩ nhưng lại mắc chứng sợ máu hoặc không thể tiếp xúc quá nhiều với máu. Vậy em có thể chọn những ngành liên quan nào không ạ?”.

 

vtm605_200317_tvmt_16

Bác sĩ Trương Trọng Hoàng giới thiệu về ngành Dược sắp mở của Trường ĐH Y khoa Phạm Ngọc Thạch

 

vtm605_200317_tvmt_17

Các thầy cô đem lại nhiều thông tin bổ ích cho học sinh

 

Bác sĩ Trương Trọng Hoàng cho biết: “Thực tế học làm bác sĩ là một ngành rất rộng vì em có thể làm nhiều công việc khác nhau. Chẳng hạn nếu sợ máu em có thể làm bác sĩ cận lâm sàng tức là chỉ làm việc trong phòng thí nghiệm; ngành giải phẫu bệnh tức là chỉ coi kính hiển vi; ngành vi sinh vi trùng cũng chỉ cần coi kính hiển vi để chẩn đoán bệnh; hay chẩn đoán hình ảnh là công việc của bác sĩ siêu âm. Có rất nhiều công việc liên quan đến ngành Y mà em không nhất thiết phải tiếp xúc với máu, nếu yêu thích em có thể tìm hiểu kỹ hơn tại website của các trường có nhóm ngành Y – Dược”.

 

Với nhóm ngành Kinh tế, học sinh Hoa Sen đã nêu những thắc mắc rất cụ thể. Nhiều bạn đặt câu hỏi về ngành Thống kê, một ngành học đang cần nhiều nhân lực trong tương lai.

 

vtm605_200317_tvmt_20

 

vtm605_200317_tvmt_19

 

vtm605_200317_tvmt_18

Khu vực tư vấn chuyên sâu giúp thí sinh tìm hiểu kỹ hơn về ngành và trường mình chọn

 

Giải thích về ngành này, ông Trần Anh Tuấn chia sẻ: “Thống kê là ngành thu thập thông tin, xử lý số liệu, tổng hợp, phân tích số liệu cho tất cả những nhóm ngành khác. Do đó, khi học ngành này, bạn có thể chọn cho mình rất nhiều nơi làm việc cũng như nhiều mức lương khác nhau. Đào tạo ngành này hiện nay đang dẫn đầu là Trường ĐH Kinh tế TP.HCM, hoặc các bạn cũng có thể tham khảo Trường ĐH Kinh tế Tài chính – UEF”.

 

THPT Tân Bình – Du học hay học trường quốc tế có lợi hơn?

 

vtm605_200317_tvmt_21

Học sinh đứng chật sân trường THPT Tân Bình từ sáng sớm

 

vtm605_200317_tvmt_23

Ông Trần Anh Tuấn chia sẻ về ngành nghề với học sinh

 

vtm605_200317_tvmt_24

Một bạn học sinh đặt câu hỏi giữa sân trường

 

Anh Ngô Thành Chung – Chuyên viên cấp cao, phụ trách bộ phận tuyển sinh Trường Quốc tế PSB Việt Nam chia sẻ về vấn đề du học và học trường quốc tế

 

Các bạn học sinh Trường THPT Tân Bình tỏ ra đặc biệt quan tâm đến vấn đề du học và theo học các trường quốc tế tại Việt Nam. Bạn Hoàng Nam (lớp 12A1) tâm sự: “Em muốn đi du học nhưng mẹ em khuyên nên học trường quốc tế vì lợi ích cũng giống nhau, vậy giữa đi du học và học trường quốc tế thì bên nào sẽ tốt hơn ạ?”.

 

vtm605_200317_tvmt_26

Thạc sĩ Trần Hải Nam – Phó phòng Tuyển sinh Trường ĐH HUTECH giải đáp thắc mắc cho học sinh

 

Anh Ngô Thành Chung – Chuyên viên cấp cao, phụ trách bộ phận tuyển sinh Trường Quốc tế PSB Việt Nam đáp: “Nếu theo học các trường quốc tế ở Việt Nam, các bạn sẽ có một số lợi ích như: Nếu trình độ tiếng Anh chưa tốt, các bạn sẽ được đào tạo một đến hai năm trước khi du học, ngoài ra thông thường học phí cũng chỉ bằng một nửa hoặc 1/3 so với các trường ở nước ngoài, chưa kể chi phí ăn ở, sinh hoạt. Đặc biệt, tại các trường quốc tế, các bạn luôn được chuyển tiếp du học, chẳng hạn như ở PSB các bạn có thể chọn theo học hai năm tại Việt Nam, hai năm ở nước ngoài. Điều này sẽ giúp các bạn tiết kiệm được rất nhiều chi phí nhưng bằng cấp vẫn tương đương như khi học ở nước ngoài”.

 

vtm605_200317_tvmt_25

Anh Ngô Thành Chung – Chuyên viên cấp cao, phụ trách bộ phận tuyển sinh Trường Quốc tế PSB Việt Nam

chia sẻ về vấn đề du học và học trường quốc tế

 

Riêng đối với ngành Sư phạm, nhiều bạn bày tỏ cùng một băn khoăn: Nếu không học Sư phạm có đi dạy được không? Bằng cấp các trường có giá trị như nhau hay không?

 

vtm605_200317_tvmt_27

Nhiều bạn đặt câu hỏi khá vui nhộn và thú vị

 

Bạn Thanh Bình (lớp 12A12) hỏi: Ngoài hai trường ĐH Sư phạm, ĐH Sài Gòn, còn trường nào đào tạo ngành này không ạ? Nếu em học ngành khác nhưng muốn đi dạy có được không?

 

Còn bạn Bùi Thị Thanh Trúc (lớp 12A8) thì lo lắng: Điểm số của hai trường khi xét tuyển vào ngành Sư phạm Ngữ Văn ra sao?

 

Trả lời các bạn, thầy Nguyễn Quốc Cường cho biết: “Ngoài hai trường ĐH Sư phạm, ĐH Sài Gòn, cũng còn một số trường cao đẳng có đào tạo khối ngành Sư phạm. Tuy nhiên, để làm giáo viên, các bạn cũng có thể theo học các ngành học khác, sau đó học thêm để lấy chứng chỉ Sư phạm để đi dạy các khối ngành đặc thù thiên về kỹ thuật hay thể chất”.

 

vtm605_200317_tvmt_28

Các bạn cũng rất chăm chú nghe tư vấn của các thầy cô

 

vtm605_200317_tvmt_29

Tại các gian hàng tư vấn chuyên sâu của các trường, học sinh có thể đăng ký để nhận quà tặng

 

vtm605_200317_tvmt_30

 

vtm605_200317_tvmt_31

Hoặc được các thầy cô tận tình tư vấn trực tiếp

 

Thạc sĩ Hoàng Minh Tâm – Trưởng phòng CTSV Trường ĐH Sài Gòn cũng chia sẻ: “Đối với ngành Sư phạm Ngữ Văn, năm trước trường lấy 26,25 điểm với môn Văn đã nhân hệ số hai, các bạn có thể cân nhắc lựa chọn. Ngoài ra, hai ngành Sư phạm “hot” của trường là Sư phạm Mầm non và Giáo dục Tiểu học do thiếu nguồn nhân lực, vì vậy nếu các bạn yêu thích khối ngành Sư phạm có thể xem xét hai ngành này”.

 

Bài Thảo Nguyễn

Ảnh Nam Nguyễn – Quang Nguyễn (VTM)

Nguồn: http://www.vtmonline.vn

TỔNG LƯỢT TRUY CẬP: 000000024714098

TRUY CẬP HÔM NAY: 97

ĐANG ONLINE: 82