THỊ TRƯỜNG LAO ĐỘNG QUÝ I/2017 DỰ BÁO NHU CẦU NHÂN LỰC QUÝ II/2017 TẠI TP. HỒ CHÍ MINH


SỞ LAO ĐỘNG
THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI
TRUNG TÂM DỰ BÁO NHU CẦU
NHÂN LỰC VÀ THÔNG TIN
THỊ TRƯỜNG LAO ĐỘNG TP.HCM

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

 

Số: 104/BC-TTDBNL-PTDB Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 28 tháng 03 năm 2017

 

PHÂN TÍCH THỊ TRƯỜNG LAO ĐỘNG QUÝ I/2017
DỰ BÁO NHU CẦU NHÂN LỰC QUÝ II/2017
TẠI TP. HỒ CHÍ MINH

I. PHÂN TÍCH THỊ TRƯỜNG LAO ĐỘNG QUÝ I/2017

 

Trong quý I/2017, Trung tâm Dự báo nhu cầu nhân lực và Thông tin thị trường lao động thành phố thực hiện khảo sát 5.198 doanh nghiệp có nhu cầu tuyển dụng với tổng số 52.144 chỗ làm việc; 16.930 lao động có nhu cầu tìm việc. Tổng hợp phân tích kết quả khảo sát, tình hình như sau:

 

   1. Nhu cầu tuyển dụng lao động

 

   Tình hình kinh tế - xã hội của thành phố Hồ Chí Minh tiếp tục phát triển và tăng trưởng ổn định. Theo báo cáo của Sở Kế hoạch – Đầu tư thành phố Hồ Chí Minh (tính đến ngày 28/2/2017) đã có hơn 4.400 doanh nghiệp được cấp phép thành lập mới với tổng số vốn đăng ký 57.199 tỷ đồng. Ngoài ra, có 5.735 lượt doanh nghiệp thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh, trong đó vốn điều chỉnh bổ sung tăng 25.437 tỷ đồng.

 

   Xu hướng nhu cầu tuyển dụng lao động quý I/2017 tăng 34,96% so với cùng kỳ năm 2016, các nhóm ngành có nhu cầu tuyển dụng nhiều lao động là: Cơ khí tự động hóa, Điện tử - Cơ điện tử, Công nghệ thông tin, Công nghệ thực phẩm, Dệt may – Giày Da, Kế toán - Kiểm toán, Kinh doanh tài sản – Bất động sản, Kinh doanh – Bán hàng, Dịch vụ du lịch – Nhà hàng khách sạn, Vận tải – Kho bãi xuất nhập khẩu, Dịch vụ thông tin tư vấn – Chăm sóc khách hàng, Dịch vụ phục vụ, …

 

   Nhu cầu tuyển dụng lao động thời vụ ở các vị trí như: nhân viên đóng gói, bao bì sản phẩm, nhân viên phục vụ tại các hệ thống nhà hàng – các khu vui chơi giải trí, tiếp thị - quảng cáo sản phẩm, giao hàng nhanh, dịch vụ vận chuyển, chăm sóc cây cảnh, giúp việc nhà theo giờ,…

 

   Các nhóm ngành nghề có nhu cầu tuyển dụng nhân lực cao trong quý I/2017: Kinh doanh – Bán hàng (20,43%), Dịch vụ phục vụ (15,43%), Dệt may – Giày da (13,88%), Dịch vụ thông tin tư vấn - Chăm sóc khách hàng (4,58%), Dịch vụ du lịch – Nhà hàng khách sạn (4,05%), Kinh doanh tài sản – Bất động sản (3,59%), Công nghệ thông tin (2,99%), Kế toán – Kiểm toán (2,88%),…

 

Biểu đồ 1: 08 nhóm ngành nghề có nhu cầu tuyển dụng lao động cao quý I/2017

 

   Quý I/2017, các doanh nghiệp có xu hướng tuyển dụng lao động theo trình độ nghề cụ thể như sau:

 

   + Nhu cầu tuyển dụng lao động phổ thông chiếm 40,74% tăng 45,01% so với cùng kỳ năm 2016, tăng gấp 3 lần so với quý IV/2016. Nhu cầu tuyển dụng chủ yếu tập trung ở các nhóm ngành như: Nhân viên Bán hàng, Dịch vụ du lịch – Nhà hàng khách sạn, Vận tải – Kho bãi, Dịch vụ phục vụ (giúp việc gia đình, giao hàng nhanh, tiếp thị sản phẩm,...) và nhu cầu nhân lực bổ sung thiếu hụt sau tết nguyên đán trong các nhóm ngành nghề gia công sản xuất: Dệt may – Da giày, Chế biến thực phẩm, thủy sản, …

 

   + Nhu cầu tuyển dụng lao động có trình độ Sơ cấp nghề - CNKT (19,95%) tăng hơn 2 lần so với cùng kỳ: nhu cầu tuyển dụng tập trung ở các nhóm ngành Kinh doanh – Bán hàng, Dịch vụ du lịch – Nhà hàng – Khách sạn, Sư phạm Kỹ thuật, Dịch vụ - phục vụ, Vận tải, Xây dựng dân dụng – Cầu đường,...

 

   + Nhu cầu tuyển dụng trình độ Trung cấp (chiếm 19,60%) giảm 29,5% so với quý IV/2016; tập trung ở các nhóm ngành Dệt may – Giày da, Cơ khí – Tự động hóa, Điện – Điện lạnh – Điện công nghiệp, Mộc – Mỹ nghệ - Tiểu thủ công nghiệp, Kiến trúc – Kỹ thuật công trình xây dựng (thợ xây dựng, thợ phụ,…), Vận tải – Kho bãi – Xuất nhập khẩu,…

 

   + Nhu cầu tuyển dụng lao động có trình độ Trên Đại học – Đại học – Cao đẳng chiếm 19,71%; nhu cầu tuyển dụng chủ yếu ở các nhóm ngành như: Công nghệ thông tin; Quản trị Kinh doanh, Kế toán – Kiểm toán, Kinh doanh tài sản – Bất động sản, Y Dược – Chăm sóc sức khỏe, Kiến trúc – Kỹ thuật công trình xây dựng, Tài chính – Tín dụng Ngân hàng, thông tin truyền thông,…

 

Biểu đồ 02: Nhu cầu tuyển dụng nhân lực theo trình độ nghề trong quý I/2017

 

   Quý I/2017, nhu cầu tuyển dụng lao động không yêu cầu kinh nghiệm chiếm 56,73% chủ yếu ở các nhóm ngành Dịch vụ phục vụ, Kinh doanh – Bán hàng, Vận tải – kho bãi - xuất nhập khẩu, Dịch vụ thông tin tư vấn chăm sóc khách hàng… Nhu cầu tuyển dụng 01 năm đến 05 năm kinh nghiệm chiếm 42,71% chủ yếu ở các nhóm ngành Công nghệ thông tin, Kinh doanh – Bán hàng (ở các vị trí quản lý kinh doanh, trưởng nhóm kinh doanh…); Nhu cầu tuyển dụng lao động có trên 05 năm kinh nghiệm chiếm 0,56% chủ yếu ở các ngành như: Quản lý điều hành, Kiến trúc - Kỹ thuật công trình xây dựng, Kế toán - Kiểm toán, Kinh doanh tài sản - Bất động sản…

 

Kinh nghiệm

Tỷ lệ (%)

1 Năm

32,23

2 - 5 Năm

10,48

Trên 5 năm

0,56

Không có kinh nghiệm

56,73

Biểu 03: Nhu cầu tuyển dụng lao động theo kinh nghiệm làm việc

 

                Biểu đồ 04: Mức lương tuyển dụng trong quý I/2017

 

   2. Nhu cầu tìm việc làm

 

   Nhu cầu tìm việc tăng 41,93% so quý IV/2016, tập trung ở một số vị trí như: Công nghệ sinh học, Nông – Lâm nghiệp – Thủy sản, Kinh doanh tài sản – Bất động sản, Bưu chính – viễn thông, Truyền thông – Quảng cáo – Thiết kế đồ họa, Quản lý kiểm định chất lượng, Công nghệ thực phẩm, …

 

   Trong quý I/2017, các nhóm ngành có nhu cầu tìm việc nhiều nhất chủ yếu ở một số vị trí cụ thể như là Kế toán - kiểm toán (16,82%); Kinh doanh – Bán hàng (11,10%); Hành chính văn phòng (9,33%), Kiến trúc - Kỹ thuật công trình xây dựng (6,83%), Vận tải – kho bãi - xuất nhập khẩu (5,58%), Công nghệ thông tin (4,15%), Cơ khí – Tự động hóa (3,92%), Nhân sự (3,63%);…

 

Biểu đồ 5: 08 nhóm ngành có nguồn cung nhân lực cao trong quý I/2017

 

   Về trình độ lao động: Nhu cầu tìm việc của lao động phổ thông, Sơ cấp nghề, CNKT lành nghề chiếm (8,38%), Trung cấp chiếm 7,03% tăng 8,38% so với quý IV/2015. Lực lượng lao động có trình độ Đại học chiếm 48,25% tăng 51,93%; Trên đại học chiếm 1,75% tăng hơn gấp 3 lần so với nhu cầu tìm việc quý IV/2016.

 

Biểu đồ 6: Nhu cầu tìm việc làm theo trình độ trong quý I/2017

 

   Mức lương của người lao động có nhu cầu tìm việc làm chiếm 64,92% từ 6 – 10 triệu và mức lương 10 triệu trở lên chiếm 24,82% tập trung ở các nhóm ngành như: Kế toán – Kiểm toán, Công nghệ thông tin, Kiến trúc – Kỹ thuật công trình xây dựng, Kinh doanh – Bán hàng, Vận tải – Kho bãi – Xuất nhập khẩu…

 

Kinh nghiệm

Tỷ lệ(%)

Không có kinh nghiệm

22,03

1 Năm

14,76

2 - 5 Năm

37,35

Trên 5 năm

25,86

Biểu 7: Nhu cầu tìm việc theo kinh nghiệm làm việc

 

II. XU HƯỚNG NHU CẦU NHÂN LỰC QUÝ II/2017.

 

   1. Nhận định chung về thị trường lao động

 

   Các nhóm ngành có xu hướng tuyển dụng lao động gia tăng:

 

   + Kế toán – kiểm toán (2,88%): nhu cầu tuyển dụng tăng 12,61% so với cùng kỳ; tập trung chủ yếu kế toán tổng hợp, nhân viên thu ngân, kế toán công nợ, kế toán trưởng, kế toán thuế, thủ kho, kế toán kinh doanh – bán hàng… Các doanh nghiệp yêu cầu lao động có trình độ Sơ cấp nghề - CNKT chiếm tỷ lệ (0,40%), Trung cấp – Cao đẳng – Đại học (95,60%) và lao động phổ thông (4,00%).

 

   + Kinh doanh tài sản – Bất động sản: chiếm 3,59% tổng nhu cầu tuyển dụng nhân lực (tăng 63,21% so với quý IV/2016) chủ yếu ở một số vị trí như nhân viên kinh doanh bất động sản, nhân viên môi giới, chuyên viên tư vấn tài chính, chuyên viên tư vấn bất động sản, nhân viên kỹ thuật tòa nhà, ... Kinh doanh tài sản – Bất động sản là một trong các ngành nghề phúc lợi cao và đòi hỏi người lao động phải có đủ kỹ năng và sự am tường về thị trường bất động sản, pháp luật, kỹ năng thuyết phục và sự am hiểu về lĩnh vực trang trí thiết kế nội thất, một số nguyên tắc cơ bản về xây dựng,...

 

Biểu đồ 9: Nhu cầu tuyển dụng lao động theo trình độ nghề của ngành

Kinh doanh tài sản – Bất động sản quý I/2017

 

   + Dệt may – giày da (13,88%): tăng hơn gấp 4 lần tổng nhu cầu tuyển dụng so với quý IV/2016; nhu cầu tuyển dụng ở các vị trí nhân viên thiết kế, nhân viên may mẫu, nhân viên kỹ thuật rập, nhân viên in mẫu, thợ ủi, công nhân vận hành máy… chủ yếu là lao động qua đào tạo chiếm 71,58% và yêu cầu ít nhất 01 năm kinh nghiệm làm việc. Năm 2017, các doanh nghiệp dệt may – giày da, đặc biệt là doanh nghiệp nhỏ và vừa cần cải thiện công nghệ, nâng cao trình độ để đáp ứng được yêu cầu về chất lượng của đơn hàng. Đồng thời, đẩy mạnh xúc tiến thương mại, tìm kiếm thị trường mới, đối tác mới để duy trì và đẩy mạnh xuất khẩu.

 

   + Vận tải – Kho bãi – Xuất nhập khẩu (6,98%): tăng gấp 3 lần nhu cầu tuyển dụng nhân lực so với quý IV/2016. Thường xuyên tập trung ở một số vị trí như lái xe, quản lý kho, nhân viên giao nhận hàng hoá – thu mua, giám sát kho và điều vận, nhân viên chứng từ vận tải, nhân viên xử lý đơn hàng, nhân viên giữ kho, nhân viên bốc xếp, nhân viên phụ kho, nhân viên vận chuyển, nhân viên điều hành xe, quản lý đội xe, nhân viên giao nhận chứng từ xuất nhập khẩu nhằn đảm bảo phục vụ cho nhu cầu chuyên chở – tiêu thụ hàng hoá.

 

   2. Nhu cầu nhân lực quý II/2017

 

   Căn cứ tình hình kinh tế thành phố ổn định sản xuất kinh doanh, tạo động lực cho thành phố tiếp tục phát triển kinh tế theo những định hướng phát triển năm 2017, thị trường lao động có sự gia tăng theo xu hướng nhân lực chất lượng cao, có tay nghề. Dự kiến nhu cầu tuyển dụng của Quý II/2017 khoảng 72.000 chỗ làm việc (tháng 4/2017: 26.000 chỗ làm việc; tháng 5/2017: 21.000 chỗ làm việc và tháng 7/2016: 25.000 chỗ làm việc). Trong đó về trình độ lao động phổ thông chiếm 30%, Sơ cấp nghề - CNKT lành nghề chiếm 15%, Trung cấp 20%, Cao Đẳng – Đại học – Trên Đại học 35%. Thị trường lao động tiếp tục có sự dịch chuyển lao động có kinh nghiệm – chuyên môn tuy nhiên mức độ dịch chuyển không cao bình quân từ 15%.

 

   Tập trung thu hút lao động ở một số ngành nghề như: Marketing - Kinh doanh – Bán hàng, Cơ khí, Kiến trúc – Kỹ thuật công trình xây dựng, Công nghệ thông tin, Dệt may - Giày da, Vận tải – Kho bãi – Xuất nhập khẩu, Kinh doanh tài sản – Bất động sản, Tài chính – Tín dụng – Ngân hàng, Công nghệ ô tô – xe máy, Nông – Lâm nghiệp – Thủy sản, Quản lý nhân sự, Kế toán kiểm toán, Hóa – Hóa chất, Dịch vụ - Phục vụ, Điện – Điện tử - Điện lạnh – Điện công nghiêp,…

 

   Các hoạt động nghỉ lễ giỗ tổ Hùng Vương, 30/4 và 1/5, đây là thời điểm thu hút nhiều nhu cầu tuyển dụng lao động chủ yếu là sinh viên, học sinh và lao động phổ thông ở các nhóm ngành về dịch vụ phục vụ, giao hàng nhanh, lái xe, điều hành xe, tổ chức sự kiện, các dịch vụ du lịch, nhân viên vệ sinh, biên phiên dịch, hướng dẫn viên,… Nhu cầu nhân lực tháng 4/2017 cần 26.000 chỗ làm việc và 6.000 lao động thời vụ, bán thời gian.

 

Biểu đồ 10: Cơ cấu nhu cầu nhân lực theo cấp bậc đào tạo

 

Stt

Nhóm ngành nghề

Tỷ trọng (%)

1

Kinh doanh - Bán hàng

20,36

2

Dịch vụ phục vụ

16,38

3

Dệt may - Giày da

11,79

4

Kinh doanh tài sản – Bất động sản

4,94

5

Công nghệ thông tin

4,59

6

Cơ khí – Tự động hóa

3,50

7

Vận tải - Kho bãi - Xuất nhập khẩu

5,33

8

Kế toán - Kiểm toán

3,13

Biểu 11: Nhóm ngành nghề thu hút nhiều nhân lực trong quý II/2017

 

 

Nơi nhận:                                                       

- Đ/c Trần Ngọc Sơn – Phó Giám đốc Sở;       

- Đ/c Nguyễn Văn Lâm – Phó Giám đốc Sở;

- Phòng Việc làm;

- Phòng Lao động - Tiền Công – Tiền Lương;

- Văn phòng Sở;

- Phòng Văn hóa – Xã hội – UBND TP.HCM;

- Ban Giám đốc và các phòng thuộc Trung tâm;

- Lưu.

 

KT. GIÁM ĐỐC

PHÓ GIÁM ĐỐC

 

 

 

 

 

Trần Anh Tuấn

 

TỔNG LƯỢT TRUY CẬP: 000000024933046

TRUY CẬP HÔM NAY: 5833

ĐANG ONLINE: 16