TÀI LIỆU HƯỚNG NGHIỆP NĂM 2017 DỰ BÁO NHU CẦU NHÂN LỰC CÁC NGÀNH TRỌNG ĐIỂM GIAI ĐOẠN 2017-2020 ĐẾN 2025


TÀI  LIỆU HƯỚNG NGHIỆP NĂM 2017

DỰ BÁO NHU CẦU NHÂN LỰC CÁC NGÀNH TRỌNG ĐIỂM

GIAI ĐOẠN 2017-2020 ĐẾN 2025

 

I. HỘI NHẬP KINH TẾ VÀ PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG LAO ĐỘNG

 

Với những cơ hội phát triển kinh tế được mở ra từ việc hội nhập sâu rộng hơn vào nền kinh tế, khi ký kết nhiều hiệp định thương mại tự do và tham gia Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC), nhu cầu nhân lực của Việt Nam được dự báo sẽ tăng mạnh.

 

Theo dự báo của Tổ chức Lao động Thế giới (ILO), Việt Nam sẽ có khả năng tạo thêm được 6 triệu việc làm, tương đương với 1/10 số việc làm tăng thêm đến năm 2025 của toàn bộ khối ASEAN do tác động từ việc hình thành AEC. Khi tham gia AEC, số việc làm của Việt Nam sẽ tăng 14,5% vào năm 2025. Trong giai đoạn 2016 - 2025, nhu cầu tuyển dụng nhân sự hình thành 03 cấp nhân lực: chuyên môn kỹ thuật bậc cao (tăng 41% - 14 triệu chỗ làm việc), chuyên môn kỹ thuật bậc trung (tăng 22% - 38 triệu chỗ làm việc), chuyên môn kỹ thuật bậc thấp (tăng 24% - 12,4 triệu chỗ làm việc).

 

 

 Theo thỏa thuận trong khuôn khổ Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC), có 08 ngành nghề mà lao động có kỹ năng tay nghề cao được phép di chuyển trong được 10 nước ASEAN thống nhất công nhận giá trị tương đương của chứng chỉ đào tạo của các nước thành viên là dịch vụ kỹ thuật, dịch vụ điều dưỡng, kiến trúc, giám sát thi công, kế toán, bác sĩ, nha sĩ, du lịch.

 

Bên cạnh việc gia nhập AEC, năm 2016 là năm đánh dấu mốc hội nhập sâu hơn vào nền kinh tế với việc ký kết hàng loạt hiệp định thương mại tự do. Đặc biệt, với hiệp định thương mại tự do ở mức cam kết cao như TPP, việc hoàn thành ký kết và tham gia của Việt Nam cũng sẽ mang lại những cơ hội lớn cho thị trường lao động trong nhiều lĩnh vực. Theo dự báo của các cơ quan nhân lực quốc tế, nhu cầu tuyển dụng tại Việt Nam sẽ tăng mạnh trong các ngành sản xuất phục vụ xuất khẩu trong thời gian tới, đặc biệt là trong các ngành điện tử và dệt may, bởi đây là những ngành sẽ được hưởng những lợi ích lớn ngay sau khi Việt Nam ký kết và đưa vào thực thi Hiệp định TPP, cũng như từ một loạt các xu thế chuyển dịch đầu tư tới đây. “Có thể thấy, nhu cầu lao động tại Việt Nam sẽ chịu tác động trực tiếp từ một số yếu tố lớn, theo đó, sẽ tăng mạnh trong thời gian tới. Đó là từ lợi ích tiềm ẩn của TPP đối với các ngành xuất khẩu như da giày, dệt may, điện tử, bởi đây là những ngành sẽ hưởng lợi lớn từ TPP”.

 

Với những yếu tố này, chắc chắn thị trường lao động Việt Nam sẽ có những chuyển biến lớn với việc gia tăng rất nhiều cơ hội việc làm cho người lao động.

 

Hãy có cách nhìn về thị trường lao động mở với 4 xu hướng việc làm: 

 

1-  Các cơ quan, doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế;

 

2-  Xuất khẩu lao động;

 

3-  Di chuyển lao động theo nhu cầu thị trường lao động các tỉnh thành, khu vực kinh tế và quốc gia và hội nhập;

 

4-  Khởi nghiệp (tự tạo việc làm).

 

II. NHU CẦU NHÂN LỰC CÁC NGÀNH TRỌNG  ĐIỂM

 

Ngày 09/6/2014, Chính phủ đã ban hành Quyết định số 879/QĐ-TTg phê duyệt Chiến lược phát triển công nghiệp Việt Nam đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2035 và Quyết định số 880/QĐ-TTg phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển các ngành công nghiệp Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030. 

 

Chiến lược phát triển công nghiệp Việt Nam đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2035 nhằm huy động hiệu quả mọi nguồn lực từ các thành phần kinh tế trong nước và từ bên ngoài để phát triển, tái cơ cấu ngành công nghiệp theo hướng hiện đại; Chú trọng đào tạo nguồn nhân lực công nghiệp có kỹ năng, có kỷ luật, có năng lực sáng tạo; Ưu tiên phát triển và chuyển giao công nghệ đối với các ngành, các lĩnh vực có lợi thế cạnh tranh và công nghệ hiện đại, tiên tiến ở một số lĩnh vực chế biến nông, lâm, thủy sản, điện tử, viễn thông, năng lượng mới và tái tạo, cơ khí chế tạo và hóa dược; Điều chỉnh phân bố không gian công nghiệp hợp lý nhằm phát huy sức mạnh liên kết giữa các ngành, vùng, địa phương để tham gia sâu vào chuỗi giá trị toàn cầu.

 

Trong Chiến lược phát triển công nghiệp Việt Nam đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2035 Chính phủ đã xác định 3 nhóm ngành công nghiệp lựa chọn ưu tiên phát triển, gồm: Công nghiệp chế biến chế tạo, Ngành Điện tử và viễn thông, Năng lượng mới và năng lượng tái tạo. Đồng thời Chiến lược cũng định hướng quy hoạch không gian theo các cùng lãnh thổ sẽ bao gồm vùng công nghiệp lõi và vùng công nghiệp đệm, trong đó các địa phương thuộc vùng lõi  gồm 4 vùng kinh tế trọng điểm và 5 khu kinh tế biển được ưu tiên phát triển.Vùng Đông Nam bộ (trong đó có vùng Kinh tế trọng điểm phía Nam), phát triển các ngành công nghiệp cơ khí, dầu khí và các chế phẩm hóa dầu, hóa chất, công nghiệp điện tử, công nghiệp công nghệ cao; nghiên cứu phát triển công nghiệp phụ trợ.

 

Theo Quy hoạch vùng Kinh tế trọng điểm phía Nam đến 2020, định hướng 2030 được Thủ tướng Chính Phủ phê duyệt tại Quyết định số 252/QĐ-TT ngày 13.2.2014 đã xác định Vùng Kinh tế trọng điểm phía Nam có vị trí, vai trò đặc biệt quan trọng trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của cả nước; là vùng duy nhất hiện nay hội tụ đủ các điều kiện và lợi thế để phát triển công nghiệp, dịch vụ, đi đầu trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa (CNH, HĐH); đặc biệt phát triển công nghiệp công nghệ cao, công nghiệp điện tử, tin học, công nghiệp dầu khí và sản phẩm hóa dầu; phát triển dịch vụ cao cấp, dịch vụ du lịch, dịch vụ viễn thông, tài chính, ngân hàng.

 

Đồng bằng sông Cửu Long hiện là vựa lúa của cả nước; nông nghiệp, thủy sản là những ngành nghề chính, nhưng hiện nay tỷ lệ sinh viên theo học những ngành nông, lâm, thủy sản trong các trường đại học trong vùng lại quá thấp.

 

III. DỰ BÁO NHU CẦU NHÂN LỰC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH GIAI ĐOẠN 2017 - 2020 ĐẾN 2025

 

Trong giai đoạn 2017 - 2020 đến năm 2025, nhu cầu nhân lực tại thành phố Hồ Chí Minh dự báo bình quân mỗi năm có khoảng 270.000 - 280.000 chỗ làm việc (130.000 chỗ làm việc mới). Trong đó nhu cầu nhân lực qua đào tạo chiếm 85%, nhu cầu nhân lực có trình độ trung cấp chiếm tỉ lệ cao nhất 33%, sơ cấp nghề và công nhân kỹ thuật chiếm 18%, trình độ cao đẳng chiếm 15%, trình độ đại học chiếm 17%, trên đại học chiếm 2%.

 

 

Trong tổng nhu cầu nhân lực, khu vực Dịch vụ chiếm tỷ trọng cao nhất 67%, khu vực Công nghiệp – Xây dựng chiếm tỷ trọng 31%, khu vực Nông nghiệp chiếm tỷ trọng 2%; khu vực kinh tế Nhà nước chiếm tỷ trọng 5% khu vực kinh tế Ngoài nhà nước chiếm tỷ trọng 70%, khu vực kinh tế Có vốn đầu tư nước ngoài chiếm 25%.

 

Trong tổng nhu cầu nhân lực, 04 nhóm ngành công nghiệp trọng yếu chiếm tỷ trọng 17%, 09 nhóm ngành kinh tế dịch vụ chiếm tỷ trọng 42%, các ngành nghề khác chiếm tỷ trọng 41%.

 

Trong tổng nhu cầu nhân lực qua đào tạo, nhóm ngành nghề Kỹ thuật công nghệ chiếm tỷ trọng 35%, nhóm ngành Kinh tế - Tài chính – Ngân hàng – Pháp luật – Hành chính chiếm tỷ trọng 33%, nhóm ngành khoa học tự nhiên chiếm tỷ trọng 7%, các nhóm ngành khác chiếm tỷ trọng 3-5%.

 

Bảng 1: Nhu cầu nhân lực phân theo ngành kinh tế tại TP. Hồ Chí Minh giai đoạn 2017 – 2020 đến năm 2025

 

STT

Ngành kinh tế

Tỉ lệ ngành nghề so với tổng số việc làm (%)

Số chỗ làm việc

(Người/ năm)

1

Nông nghiệp

2

5.400

2

Công nghiệp - Xây dựng

31

83.700

3

Dịch vụ

67

180.900

Tổng nhu cầu nhân lực bình quân hàng năm

100

270.000

 

Nguồn: Trung tâm Dự báo nhu cầu nhân lực và Thông tin thị trường lao động TP. Hồ Chí Minh

 

Bảng 2: Nhu cầu nhân lực phân theo loại hình kinh tế tại TP. Hồ Chí Minh giai đoạn 2017 – 2020 đến năm 2025

 

STT

Loại hình

Tỉ lệ ngành nghề so với tổng số việc làm (%)

Số chỗ làm việc

(Người/năm)

1

Nhà nước

5

13.500

2

Ngoài nhà nước

70

189.000

3

Có vốn đầu tư nước ngoài

25

67.500

Tổng nhu cầu nhân lực bình quân hàng năm

100

270.000

 

Nguồn: Trung tâm Dự báo nhu cầu nhân lực và Thông tin thị trường lao động TP. Hồ Chí Minh

 

Bảng 3: Nhu cầu nhân lực 04 nhóm ngành công nghiệp trọng yếu tại TP. Hồ Chí Minh giai đoạn 2017 – 2020 đến năm 2025

 

STT

Ngành nghề

Tỉ lệ ngành nghề so với tổng số việc làm (%)

Số chỗ làm việc 
(Người/ năm)

1

Cơ khí

3

8.100

2

Điện tử - Công nghệ thông tin

6

16.200

3

Chế biến lương thực thực phẩm

4

10.800

4

Hóa chất – Nhựa cao su

4

10.800

Tổng nhu cầu nhân lực 04 ngành công nghiệp trọng yếu hàng năm

17

45.900

 

Nguồn: Trung tâm Dự báo nhu cầu nhân lực và Thông tin thị trường lao động TP. Hồ Chí Minh

 

Bảng 4: Nhu cầu nhân lực 09 nhóm ngành dịch vụ tại TP. Hồ Chí Minh giai đoạn 2017 – 2020 đến năm 2025

 

STT

Ngành nghề

Tỉ lệ ngành nghề so với tổng số việc làm (%)

Số chỗ làm việc 
(Người/ năm)

1

Tài chính – Tín dụng – Ngân hàng – Bảo hiểm

4

10.800

2

Giáo dục – Đào tạo

5

13.500

3

Du lịch

8

21.600

4

Y tế

4

10.800

5

Kinh doanh tài sản – Bất động sản

4

10.800

6

Dịch vụ tư vấn, khoa học – công nghệ, nghiên cứu và triển khai

3

8.100

7

Thương mại

8

21.600

8

Dịch vụ vận tải – Kho bãi – Dịch vụ cảng

3

8.100

9

Dịch vụ bưu chính, viễn thông và công nghệ thông tin

3

8.100

Tổng nhu cầu nhân lực 09 nhóm ngành dịch vụ hàng năm

42

113.400

Nguồn: Trung tâm Dự báo nhu cầu nhân lực và Thông tin thị trường lao động TP. Hồ Chí Minh

 

Bảng 5: Nhu cầu nhân lực ngành nghề khác thu hút nhiều lao động tại TP. Hồ Chí Minh giai đoạn 2017 – 2020 đến năm 2025

 

STT

Ngành nghề

Tỉ lệ ngành nghề so với tổng số việc làm (%)

Số chỗ làm việc  
(Người/ năm)

1

Truyền thông - Quảng cáo - Marketing

8

21.600

2

Dịch vụ phục vụ

10

27.000

3

Dệt may - Giày da - Thủ công mỹ nghệ

7

18.900

4

Quản lý - Hành chính - Nhân sự

4

10.800

5

Kiến trúc - Xây dựng - Môi trường

4

10.800

6

Công nghệ - Nông lâm

3

8.100

7

Khoa học - Xã hội - Nhân văn

2

5.400

8

Ngành nghề khác

3

8.100

Tổng nhu cầu nhân lực ngành nghề thu hút nhiều lao động

41

110.700

Nguồn: Trung tâm Dự báo nhu cầu nhân lực và Thông tin thị trường lao động TP. Hồ Chí Minh

 

Bảng 6: Nhu cầu nhân lực qua đào tạo phân theo 08 nhóm ngành tại TP.Hồ Chí Minh giai đoạn 2017 – 2020 đến năm 2025

 

STT

Nhóm ngành

Tỉ lệ ngành nghề so với tổng số việc làm (%)

Số chỗ làm việc  
(Người/ năm)

1

Kỹ thuật công nghệ

35

70.875

2

Khoa học tự nhiên

7

14.175

3

Kinh tế - Tài chính - Ngân hàng - Pháp luật - Hành chính

33

66.825

4

Khoa học xã hội - Nhân văn - Du lịch

8

16.200

5

Sư phạm - Quản lý giáo dục

5

10.125

6

Y - Dược

5

10.125

7

Nông – Lâm – Thủy sản

3

6.075

8

Nghệ thuật - Thể dục - Thể thao

4

8.100

Tổng nhu cầu nhân lực bình quân

100

202.500

 

Ghi chú: Tổng số 202.500 chỗ làm việc tính trên  nhu cầu nhân lực qua đào tạo có trình độ Sơ cấp nghề – Trung cấp  – Cao đẳng – Đại học

Nguồn: Trung tâm Dự báo nhu cầu nhân lực và Thông tin thị trường lao động TP. Hồ Chí Minh

 

Bảng 7: Nhu cầu nhân lực theo trình độ nghề tại TP. Hồ Chí Minh giai đoạn 2017 – 2020 đến năm 2025

 

STT

Trình độ nghề

2017 - 2020

2021 - 2025

Tỉ lệ so với tổng số việc làm trống (%)

Số chỗ làm việc
(Người/năm)

Tỉ lệ so với tổng số việc làm trống (%)

Số chỗ làm việc
(Người/năm)

1

Trên đại học

2

5.400

2

5.400

2

Đại học

13

35.100

17

45.900

3

Cao đẳng

15

40.500

15

40.500

4

Trung cấp

35

94.500

33

89.100

5

Sơ cấp nghề

14

37.800

18

48.600

6

Lao động chưa qua đào tạo

21

56.700

15

40.500

Tổng số nhu cầu về trình độ nghề bình quân hàng năm

100

270.000

100

270.000

Nguồn: Trung tâm Dự báo nhu cầu nhân lực và Thông tin thị trường lao động TP. Hồ Chí Minh

 

Quá trình phát triển thị trường lao động trong giai đoạn các năm tới theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập làm thay đổi một số cơ cấu ngành nghề trong xã hội. Một số nhóm ngành nghề mới sẽ xuất hiện. Các nhóm ngành này vẫn dựa trên cơ sở của những nhóm ngành cũ và có sự kết hợp, lồng ghép các nhóm ngành với nhau dẫn đến sự hình thành của những nhóm ngành nghề mới phù hợp với nhu cầu phát triển của nền kinh tế Việt Nam. Dự báo xu hướng phát triển như sau:

 

1. Nhóm ngành Công nghệ thông tin:

 

Ngành Công nghệ thông tin trong giai đoạn hội nhập ASEAN sẽ có cơ hội phát triển và hình thành một số nhóm nghề mới như: Bảo mật mạng, Lập trình ứng dụng di động, Lập trình game, Lập trình thiết kế game 3D, Lập trình thiết kế hiệu ứng hình ảnh và hoạt hình 3D. Vẫn dựa trên nền tảng của ngành đào tạo là công nghệ thông tin và được phát triển theo hướng chuyên sâu hơn.

 

2. Nhóm ngành Công nghệ và Kỹ thuật:

 

Sự kết hợp giữa nhóm ngành Công nghệ và Kỹ thuật dẫn đến sự xuất hiện một số nhóm ngành như: Kỹ thuật thương mại, Quản trị viên của các ngành kỹ thuật.

 

3. Nhóm ngành Quản trị kinh doanh - Tài chính – Ngân hàng:

 

Xu hướng kết hợp giữa các chuyên ngành hình thành ra những nhóm ngành nghề mới như: Quản trị rủi ro, Quản lý chất lượng chuyên ngành công nghiệp – công nghệ kỹ thuật và y tế, Quản lý hệ thống thông tin, Kế hoạch và Dự báo kinh tế - nhân lực - xã hội – kinh doanh, Tư vấn tài chính cá nhân, Quản lý dự án khoa học môi trường – hàng không, Logistic, Quản lý văn phòng cao cấp…

 

4. Nhóm ngành Khoa học xã hội:

 

Sự kết hợp giữa ngành tâm lý học, khoa học xã hội với các nhóm ngành khác như pháp luật, giáo dục như: Tư vấn học đường, Tâm lý xã hội, Tâm lý điều trị bệnh lý…

 

5. Nhóm ngành Y tế:

 

Xu hướng ứng dụng các kỹ thuật cao vào y tế hình thành các nhóm ngành mới như:  Quản trị cơ sở dữ liệu ngành y tế, Kỹ sư nghiên cứu tế bào gốc, Công nghệ y sinh, Chuyên viên nghiên cứu các vấn đề về gen…

 

Các nhóm ngành mới xuất hiện trong giai đoạn 2017 – 2020 đến 2025 đều chú trọng đến tính chuyên sâu, đó là sự kết hợp giữa hai hay nhiều nhóm ngành cũ với nhau trên cơ sở cải tiến, nâng cao chất lượng trong đào tạo, kết hợp rèn luyện tay nghề. Các nhóm ngành này chú trọng đến khả năng ứng dụng vào trong thực tiễn hơn là mang tính học thuật. Nguồn nhân lực làm việc trong các nhóm ngành này đa số là nhân lực có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao, được đào tạo chuyên sâu, có kiến thức và được rèn luyện kỹ năng tốt, có trình độ ngoại ngữ. Điều này cũng đặt ra những thách thức cho nhân lực của TP.HCM trong giai đoạn hội nhập.

 

                                                   Trần Anh Tuấn

                                                   Phó Giám đốc

                                            Trung tâm Dự báo nhu cầu nhân lực

                                             và Thông tin thị trường lao động TP.HCM

                                                  Tháng 8 năm 2016

TỔNG LƯỢT TRUY CẬP: 000000024714116

TRUY CẬP HÔM NAY: 115

ĐANG ONLINE: 83