Tuyển dụng –Tuyển sinh: Giải pháp đột phá trong đào tạo nhân lực CNTT lành nghề


Tuyển dụng –Tuyển sinh: Giải pháp đột phá trong đào tạo nhân lực CNTT lành nghề

 

GD&TĐ - Hầu hết các doanh nghiệp (DN) công nghệ thông tin (CNTT) đều mong muốn tìm được những nhân sự có thể làm việc ngay. Trong khi, phần lớn các sinh viên mới tốt nghiệp chưa thể đáp ứng tốt các yêu cầu. Chất lượng nguồn nhân lực thực sự là một thách thức lớn đối với DN hiện nay.   
 

Nhân lực chưa đáp ứng yêu cầu cao

 

Theo Quy hoạch phát triển nhân lực TPHCM đến 2020, một trong bốn ngành công nghiệp ưu tiên phát triển là CNTT, với nhu cầu khoảng 20.000 người/năm, tập trung vào các lĩnh vực: lập trình, hệ thống mạng, phần cứng, tester, nhân viên phát triển phần mềm, công nghệ di động, thương mại điện tử, game, an ninh mạng, thiết kế, lập trình web…

 

Trong khi đó, theo ý kiến của nhiều DN CNTT, có một khoảng cách lớn giữa chương trình đào tạo tại các trường ĐH, CĐ với thực tế nhu cầu sử dụng nhân lực ngành CNTT tại doanh nghiệp. Đa số sinh viên sau khi tốt nghiệp chưa phù hợp yêu cầu chuyên ngành, rất hạn chế về kỹ năng nghề. Vì vậy, nguồn nhân lực CNTT có trình độ chuyên môn, có tay nghề vẫn không đáp ứng đủ cho thị trường lao động.

 

Kết quả khảo sát của Viện Chiến lược CNTT cho thấy hiện nay 72% sinh viên ngành CNTT không có kinh nghiệm thực hành, 42% thiếu kỹ năng làm việc nhóm, 100% không biết lĩnh vực hành nghề. Đặc biệt là đối với các sinh viên mới tốt nghiệp, chỉ khoảng 15% số lượng sinh viên ra trường đáp ứng yêu cầu doanh nghiệp.

 

Một nghịch lý, CNTT đang là ngành khát nhân lực nhưng… thất nghiệp vẫn là ám ảnh của nhiều cử nhân trong lĩnh vực này. Như thế vấn đề cung cầu nhân lực của ngành này đang tồn tại nhiều nghịch lý, và đầu tiên phải kể đến là đào tạo chưa phù hợp với thực tế yêu cầu DN.

 

Nhà trường và doanh nghiệp hợp tác tuyển sinh – tuyển dụng

 

Ông Trần Anh Tuấn - Phó Giám đốc TT Dự báo nhu cầu nhân lực và Thông tin thị trường lao động TPHCM - chia sẻ: “Theo tôi được biết đã có một vài hợp đồng được ký kết theo dạng DN và các trường ĐH-CĐ đào tạo ngành CNTT, tuy số lượng nhân sự được đào tạo theo dạng hợp đồng này chưa nhiều nhưng đã đáp ứng yêu cầu và làm việc được ngay. Qua đó có thể thấy, sự tham gia của doanh nghiệp trong cùng lĩnh vực với cơ sở đào tạo hỗ trợ huấn luyện chuyên môn và kỹ năng nghề là một mô hình mới gắn kết sâu hơn trong đào tạo đáp ứng nhu cầu xã hội”.

 

Hiểu rõ vấn đề cung không đáp ứng cầu về chất lượng nhân lực CNTT, mấy năm qua Trường Cao đẳng CNTT iSpace đã triển khai chương trình tuyển sinh đi liền tuyển dụng “CNTT - Học để làm việc ngay”. Theo đó, bằng các thỏa thuận hợp tác, đặt hàng tuyển dụng, DN tham gia cùng nhà trường xây dựng giáo trình thực nghiệm, cử chuyên gia giảng dạy, nhận sinh viên thực tập và bố trí việc làm ngay sau khi tốt nghiệp.

 

Sinh viên được ký thỏa thuận đào tạo và tuyển dụng trước khi bắt đầu theo học để đảm bảo một công việc ổn định, đúng chuyên ngành ngay khi tốt nghiệp mà không phải tự xin việc làm. Sau 3 năm, chương trình đã nhận được sự hỗ trợ và đồng hành của nhiều DN lớn trong ngành CNTT, như: Viễn thông A, Draytek, Viettel Telecom, FPT Telecom, DCS,  WorkSoft, Global Cyber Soft, iCare Center,… 

 

Hệ thống thao trường mạng được ứng dụng vào đào tạo tại Trường CĐ CNTT iSpace

 

Điểm nhấn của chương trình là “Học kỳ trải nghiệm”. Đây là chuyên đề bắt buộc ở từng học kỳ, với giáo án thực nghiệp do nhà trường và DN cùng biên soạn. Xuyên suốt học kỳ này, SV được làm thử cho đến khi đạt yêu cầu từng công việc cụ thể dưới sự hướng dẫn của các chuyên viên thực hành và chuyên gia đến từ các DN.  

 

Sở dĩ Trường Cao đẳng CNTT iSpace được các DN ủng hộ và đạt được các thỏa thuận này là do nhà trường đã xây dựng được chương trình học và phương pháp đào tạo tiên tiến bám sát nhu cầu xã hội. Hệ thống thực hành - trải nghiệm thực tế tại xưởng thực tập được nhà trường phối hợp với các DN như Intel, Nexans, Cyberoam,... cùng đầu tư; đặc biệt là hệ thống thao trường huấn luyện an ninh mạng trị giá hàng trăm triệu USD là mô hình đột phá, lần đầu tiên có tại Việt Nam. Mô hình được đưa vào huấn luyện cho SV iSpace, tăng cường bảo đảm chất lượng đầu ra cho người học đáp ứng yêu cầu làm việc ngay tại DN.

 

Hệ thống thao trường mạng mô phỏng các cuộc tấn công mạng hiệu năng cao với hơn 6.000 kiểu tấn công (với hơn 100 kỹ thuật né tránh các hệ thống phòng vệ), hàng chục kiểu tấn công DDoS, 30.000 loại mã độc thực tế và các dạng Botnet cũng như các máy chủ điều khiển và chỉ huy C&C của nhiều chủng mã độc (Duqu, TDL4, ZeroAccess, Zeus,…).

Trải qua khóa thao luyện trên thao trường mạng, ngoài các kiến thức và kỹ năng chuyên môn cá nhân thu được, thao trường mạng còn giúp huấn luyện các kỹ năng làm việc theo nhóm, các kỹ năng mềm và quy trình xử lý và ứng phó với các sự cố an ninh mạng dồn dập, bất ngờ.

 

 

Chí Dũng

TỔNG LƯỢT TRUY CẬP: 000000024932267

TRUY CẬP HÔM NAY: 5040

ĐANG ONLINE: 16