PHƯƠNG ÁN TỔ CHỨC ĐIỀU TRA KHẢO SÁT ĐỊNH KỲ CUNG – CẦU LAO ĐỘNG NĂM 2010


   Căn cứ chức năng, nhiệm vụ của Trung tâm Dự báo Nhu cầu nhân lực và thông tin thị trường lao động chủ lực là hoạt động Dự báo nhu cầu nhân lực và Thông tin thị trường lao động để tham mưu cho Sở Lao động Thương binh và Xã hội, các ngành chức năng của thành phố về định hướng kết nối đào tạo, cung ứng nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu phát triển thị trường lao động, phục vụ công tác quản lý Nhà nước về lao động việc làm theo chủ trương của UBND Thành phố. 

 

SỞ LAO ĐỘNG
THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI
TRUNG TÂM DỰ BÁO NHU CẦU

NHÂN LỰC VÀ THÔNG TIN 
THỊ TRƯỜNG LAO ĐỘNG TP.HCM


Dự Thảo

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

 

 


TP. Hồ Chí Minh, ngày  tháng  năm 2010

  

PHƯƠNG ÁN

TỔ CHỨC ĐIỀU TRA KHẢO SÁT ĐỊNH KỲ CUNG – CẦU LAO ĐỘNG NĂM 2010

 
   I. MỤC TIÊU – YÊU CẦU:
 
      - Căn cứ chức năng, nhiệm vụ của Trung tâm Dự báo Nhu cầu nhân lực và thông tin thị trường lao động chủ lực là hoạt động Dự báo nhu cầu nhân lực và Thông tin thị trường lao động để tham mưu cho Sở Lao động Thương binh và Xã hội, các ngành chức năng của thành phố về định hướng kết nối đào tạo, cung ứng nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu phát triển thị trường lao động, phục vụ công tác quản lý Nhà nước về lao động việc làm theo chủ trương của UBND Thành phố. 
 
      Do đó Trung tâm có nhiệm vụ tổ chức nghiên cứu, khảo sát, thu thập, phân tích đánh giá, cung cấp các thông tin về nguồn nhân lực, lao động, việc làm và dạy nghề; thu thập thông tin thị trường lao động, nhu cầu nhân lực và nhu cầu đào tạo nghề trên địa bàn Thành phố. Kế hoach điều tra, khảo sát cung – cầu lao động năm 2010 sẽ tạo lập được hệ thống cơ sở dữ liệu về cung – cầu lao động phục vụ cho nhiệm vụ nghiên cứu, dự báo nhu cầu nhân lực của Trung tâm theo chỉ đạo của Sở Sở Lao động Thương binh và Xã hội thành phố.
 
      - Các năm qua và hiện nay, Thành phố chưa có những cuộc điều tra, khảo sát riêng về cung cầu lao động mà chỉ tiến hành theo những cuộc khảo sát định kỳ của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội hàng năm và năm năm nên thành phố đang rất thiếu cơ sở dữ liệu về thị trường lao động cần thiết để phân tích và dự báo nhân lực. Với mục tiêu xây dựng, bổ sung nguồn dữ liệu, việc điều tra khảo sát định kỳ về cung – cầu lao động năm 2010 nhằm từng bước mở rộng hệ thống cơ sở dữ liệu về thị trường lao động thành phố của ngành Lao động Thương binh Xã hội.
 
      - Sau 07 tháng đi vào hoạt động, Trung tâm Dự báo Nhu cầu nhân lực và Thông tin thị trường lao động  thành phố đã từng bước được ổn định và bộ máy nhân sự của Trung tâm đã bước đầu hình thành, trình độ của các cán bộ viên chức Trung tâm cũng được nâng lên và co khả năng tổ chức khảo sát, thu thập, phân tích và dự báo nhu cầu nhân lực cho thành phố đồng thời mở rộng quy mô, nhiệm vụ Trung tâm theo yêu cầu dược giao.
 
      Với mục tiêu-việc làm như trên, Trung tâm xây dựng phương án tổ chức điều tra khảo sát định kỳ cung – cầu lao động năm 2010.
 
   II. CƠ SỞ PHÁP LÝ:
 
      Căn cứ Quyết định số: 1518/QĐ-UBND ngày 11 tháng 04 năm 2009 của Uỷ ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh về thành lập Trung tâm Dự báo nhu cầu nhân lực và Thông tin thị trường lao động  thành phố Hồ Chí Minh.
 
Căn cứ Quyết định số 5408/QĐ-SLDTBXH ngày 17 tháng 7 năm 2009 của Sở Lao động Thương binh và Xã hội Thành phố ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của Trung tâm Dự báo nhu cầu nhân lực và Thông tin trường lao động;
 
      Căn cứ kế hoạch năm 2010 của Sở Lao động Thương binh và Xã hội thành phố giao cho Trung tâm Dự báo nhu cầu nhân lực nhân lực và Thông tin thị trường lao động  về việc thu thập, phân tích, tổng hợp và dự báo nhu cầu nhân lực năm 2010 và những năm tiếp theo. 
 
   III- PHƯƠNG ÁN ĐIỀU TRA- KHẢO SÁT ĐỊNH KỲ CUNG – CẦU LAO ĐỘNG
 
      1- Khảo sát nhu cầu nhân lực (Cầu lao động) đối với doanh nghiệp
 
         1.1 Quy mô: 10.000 doanh nghiệp
 
            - Doanh nghiệp ngoài khu chế xuất: 9.500 DN / 45.000 doanh nghiệp
 
            - Doanh nghiệp trong khu chế xuất: 500 DN/ 1.000 doanh nghiệp
 
                Trong đó:
 
                  + Điều tra, khảo sát trực tiếp là: Điều tra viên trực tiếp đến đơn vị doanh nghiệp, trường học, cơ sở đào tạo để hỏi và điền những thông tin vào phiếu khảo sát với yêu cầu số liệu được thu thập phải chính xác, khách quan, trung thực.
 
                  + Điều tra gián tiếp là: Việc gửi phiếu khảo sát đến đơn vị, doanh nghiệp, trường học, cơ sở đào tạo cùng bảng hướng dẫn cách ghi phiếu bằng đường bưu điện để họ điền đầy đủ thông tin vào phiếu khảo sát gửi về Trung tâm 
 
            1.2 Nôi dung điều tra (Theo mẫu phiếu điều tra doanh nghiệp)
 
        - Điều tra chọn mẫu doanh nghiệp theo phương pháp thu thập số liệu kết hợp cả 02 phương pháp: Trực tiếp và gián tiếp do Trung tâm thực hiện thông qua chỉ đạo của Sở Lao động Thương binh và Xã hội và phối hợp với các phòng chức năng thuộc Sở, các cơ quan đơn vị có quan hệ phối hợp.
 
        -  Số lượng mẫu điều tra trực tiếp: 1.000 doanh nghiệp
 
        - Số lượng mẫu điều tra gián tiếp 9.000 doanh nghiệp
 
        - Nội dung điều tra:
 
             + Tên, địa chỉ, ngành – nghề SXKD chính, loại hình doanh nghiệp
 
             + Số lượng, cơ cấu, chất lượng lao động
 
             + Nhu cầu sử dụng lao động (dựa vào kế hoạch SXKD, nhu cầu mở rộng sản xuất …
 
            1.3 Định kỳ khảo sát: Năm 2010 Tổ chức 04 đợt điều tra, khảo sát cụ thể nhu sau:
 
                   Đợt 1: (Tháng 04/2010) Khảo sát 500 doanh nghiệp trong KCX-KCN theo 05  nhóm ngành nghề chính.
 
Ngành nghề 
1 Chế biến thực phẩm
2 Hóa-Hóa chất
3 Công nghệ thông tin
4 Điện tử - viễn thông
5 Cơ khí - Luyện kim

 

                   Đợt 2: (Tháng 06/2010) Khảo sát 2.000 doanh nghiệp ngoài KCX-KCN theo 15  nhóm ngành nghề chính.

 

Ngành nghề 
1 Chế biến thực phẩm
2 Hóa-Hóa chất
3 Công nghệ thông tin
4 Điện tử - viễn thông
5 Cơ khí - Luyện kim
6 Xây dựng - Kiến trúc
7 Điện - Điện công nghiệp - Điện lạnh
8 Công nghệ ô tô, xe máy
9 Quản lý điều hành
10 Tài chính - Ngân hàng
11 Đầu tư - Bất động sản - Chứng khoáng
12 Kế toán - Kiểm toán
13 Marketing -  Nhân viên Kinh doanh
14 Bán hàng
15 Du lịch - Giải trí

 

                   Đợt 3: (Tháng 08/2010) Khảo sát 3.000 doanh nghiệp ngoài KCX-KCN theo 25  nhóm ngành nghề chính.

 

Ngành nghề 
1 Chế biến thực phẩm
2 Hóa-Hóa chất
3 Công nghệ thông tin
4 Điện tử - viễn thông
5 Cơ khí - Luyện kim
6 Xây dựng - Kiến trúc
7 Điện - Điện công nghiệp - Điện lạnh
8 Công nghệ ô tô, xe máy
9 Quản lý điều hành
10 Tài chính - Ngân hàng
11 Đầu tư - Bất động sản - Chứng khoáng
12 Kế toán - Kiểm toán
13 Marketing -  Nhân viên Kinh doanh
14 Bán hàng
15 Du lịch - Giải trí
16 Nhà hàng - Khách sạn
17 Dịch vụ và phục vụ
18 Tư vấn - Bảo hiểm
19 Luật - Pháp lý
20 Khoa học nghiên cứu
21 Quản lý nhân sự - Hành chánh văn phòng
22 Giáo dục - Đào tạo - Thư viện
23 Truyền thông - báo chi
24 Biên phiên dịch
25 Đồ họa - In ấn - Xuất bản

 

                   Đợt 4: (Tháng 10/2010) Khảo sát 4.500 doanh nghiệp ngoài KCX-KCN theo 35  nhóm ngành nghề chính.

 

Ngành nghề 
1 Chế biến thực phẩm
2 Hóa-Hóa chất
3 Công nghệ thông tin
4 Điện tử - viễn thông
5 Cơ khí - Luyện kim
6 Xây dựng - Kiến trúc
7 Điện - Điện công nghiệp - Điện lạnh
8 Công nghệ ô tô, xe máy
9 Quản lý điều hành
10 Tài chính - Ngân hàng
11 Đầu tư - Bất động sản - Chứng khoáng
12 Kế toán - Kiểm toán
13 Marketing -  Nhân viên Kinh doanh
14 Bán hàng
15 Du lịch - Giải trí
16 Nhà hàng - Khách sạn
17 Dịch vụ và phục vụ
18 Tư vấn - Bảo hiểm
19 Luật - Pháp lý
20 Khoa học nghiên cứu
21 Quản lý nhân sự - Hành chánh văn phòng
22 Giáo dục - Đào tạo - Thư viện
23 Truyền thông - báo chi
24 Biên phiên dịch
25 Đồ họa - In ấn - Xuất bản
26 Giao thông-Vận tải-Thủy lợi
27 Dầu khí - Địa chất
28 Môi trường- Xử lý chất thải
29 Kho bãi - Vật tư - Xuất nhập khẩu
30 Nông nghiệp - Lâm nghiệp - Thủy sản
31 Y tế - Chăm sóc sức khỏe 
32 Dược - Công nghệ sinh học
33 Dệt - May - Giày da
34 Nhựa - Bao bì
35 Mộc - Mỹ nghệ - Trang trí nội thất

 

      2- Khảo sát nhu cầu việc làm (Cung lao động) đối với người lao động và học sinh-sinh viên

 

         2.1 Quy mô: 20.000 phiếu khảo sát nhu cầu tìm việc 

 

         2.2 Nôi dung điều tra (Theo mẫu phiếu điều tra người lao động)

 

   - Điều tra chọn mẫu doanh nghiệp theo phương pháp thu thập số liệu kết hợp 2 phương pháp: Trực tiếp và gián tiếp do Trung tâm thực hiện thong qua chỉ đạo của Sở Lao động Thương binh và Xã hội và phối hợp với các phòng chức năng thuộc Sở, các cơ quan đơn vị có quan hệ phối hợp..

 

   -  Số lượng mẫu điều tra trực tiếp: 4.000 doanh nghiệp

 

   - Số lượng mẫu điều tra gián tiếp 16.000 doanh nghiệp

 

        Nội dung: 

 

           - Họ và tên, địa chỉ, tuổi, giới tính …

 

           - Trình độ giáo dục phổ thông, CMKT; ngành nghề, lĩnh vực đào tạo

 

           - Thực trạng việc làm, thu nhập, thời giờ làm việc.

 

         2.3 Định kỳ khảo sát: Năm 2010 Tổ chức 04 đợt điều tra, khảo sát cụ thể như sau:

 

            + (Tháng 05/2010) khảo sát: 3.000 phiếu từ các Trường Trung cấp nhề, Trung học chuyên nghiệp

 

            + (Tháng 07/2010) khảo sát: 4.000 phiếu từ các Trường, Trung tâm dạy nghề

 

            + (Tháng 09/2010) khảo sát : 5.000 phiếu từ các Quận, Huyện

 

            + (Tháng 11/2010) khảo sát :8.000 phiếu từ các Trường ĐH- CĐ 

 

    Dự tính khảo sát- điều tra các ngành đào tạo sau:

 
Ngành đạo tạo 
1 Văn hoá – Thể dục thể thao 
2 Kinh doanh và quản lý 
3 Pháp luật 
4 Khoa học xã hội 
5 Toán và thống kê 
6 Máy tính và công nghệ thông tin 
7 Công nghệ kỹ thuật 
8 Kiến trúc và xây dựng 
9 Y dược 
10 Sản xuất và chế biến 
11 Xã hội – dịch vụ xã hội 
12 Khách sạn – du lịch – thể thao
13 Môi trường – bảo vệ môi trường
14 Nông – Lâm nghiệp – Thuỷ sản
15 An ninh quốc phòng 
16 Giáo dục
17 Nhân văn 
18 Khoa học tự nhiên 
19 Báo chí và quản lý
20 Ngành đào tạo khác 

 

   III- TỔ CHỨC THỰC HIỆN

 

      1. Giai đoạn chuẩn bị (Từ 01/02 đến 30/03/2010)

 

         - Trình Sở Lao động Thương binh xà Xã hội thành phố duyệt phương án.

 

         - Xây dựng kế hoạch cụ thể phương án điều tra, xác định đối tượng, phạm vi điều tra - Tổ chức tiến hành rà soát, lập danh sách DN, Trường học để tổ chức điều tra

 

         - Thiết kế phiếu điều tra, hệ thống chỉ tiêu tổng hợp

 

         - In án tài liệu phục vụ điều tra;

 

         - Bố trí nhân sự và lực lượng điều tra viên;

 

         - Tập huấn nghiệp vụ điều tra

 

      2. Từ tháng 03/2010 tiến hành triển khai khảo sát theo kế hoạch năm 2010

 

      3. Tổng hợp báo cáo , và đánh giá kết quả đồng thời rút kinh nghiệm: Theo từng đợt khảo sát trong năm 2010

 

   IV- SẢN PHẨM ĐẦU RA  

 

      1- Chỉ tiêu nhu cầu sử dụng lao động trong và ngoài KCX-KCN theo nhóm ngành nghề, loại hình doanh nghiệp.

 

      2- Cơ cấu, chất lượng lao động giữa các ngành nghề

 

      3- Trình độ học vấn, trình độ chuyên môn giữa các ngành nghề;

 

      4- Năng suất lao động và thời gian làm việc phân theo ngành nghề

 

      5- Cơ cấu tiền lương, mức thu nhập của người lao động giữa các ngành nghề;

 

      6- Mức độ và tính ổn định công việc giữa các ngành nghề;

 

      7- Biểu đồ, độ thị biểu diễn mối tương quan giữa các nhóm ngành nghề;

 

      8- Mô tả mối quan hệ cung – cầu lao động theo đồ thị, biểu đồ

 

      9- Phân tích mức độ chặt chẽ mối liên hệ giữa, thời giờ làm việc, trình độ lao động và thu nhập bình quân của lao động trong từng ngành, giữa các ngành …

 

      10- Kết nối cung - cầu giữa lao động, việc làm và đào tạo …

 

   V. KINH PHÍ THỰC HIỆN

 

    Nguồn kinh phí từ Ngân sách thành phố nằm trong dự toán giao cho Trung tâm năm 2010.

 

      1- Khảo sát- điều tra Cầu lao động năm 2010(04 đợt) là: 291.800.000 đồng

 

      2- Khảo sát- điều tra Cung lao động năm 2010(04 đợt) là: 108.200.000 đồng

 

      3- Tổng chi phí điều tra Cung-Cầu lao động năm 2010 (04 đợt)  là: 405.125.000 đồng.

 

 TẬP THỂ 4 PHÒNG CB-VC NGHIÊN CỨU

TỔNG LƯỢT TRUY CẬP: 000000024932423

TRUY CẬP HÔM NAY: 5199

ĐANG ONLINE: 24