TP.HCM: Cần 135.000 nhân lực từ nay tới cuối năm 2016


Trong 6 tháng cuối năm, TP.HCM có 135.000 chỗ làm việc trống, trong đó 35.000 nhu cầu tuyển dụng lao động thời vụ, tăng khoảng 15% - 20% so với cùng kỳ năm 2015. Các lĩnh vực ngành nghề dịch vụ, phục vụ luôn cần nguồn lao động cho các công việc lao động giản đơn và ngắn hạn.


    



Đây là nhận định của ông Trần Anh Tuấn - Phó Giám đốc Trung tâm Dự báo nhu cầu nhân lực và Thông tin thị trường lao động TP.HCM (Falmi) - về tình hình thị trường lao động TP.HCM từ nay tới cuối năm 2016.

Nhu cầu việc làm thời vụ, bán thời gian, việc làm mùa hè tăng với đối tượng học sinh, sinh viên. Nhu cầu tuyển dụng lao động thời vụ 6 tháng cuối năm 2016 có xu hướng tăng khoảng 15% - 20% so với cùng kỳ năm 2015. Đặc biệt các lĩnh vực ngành nghề dịch vụ, phục vụ luôn cần bổ sung nguồn lao động cho các công việc lao động giản đơn, ngắn hạn.

Theo ông Trần Anh Tuấn, do đặc điểm việc làm thời vụ tại TPHCM trong Quý III/2016 các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh có quy mô vừa và nhỏ thường xuyên có nhu cầu khoảng trên 15.000 công việc lao động thời vụ ngắn hạn, lao động bán thời gian, lao động làm việc tại nhà.

Chủ yếu gồm các công việc thuộc ngành: CNTT, điện dân dụng - điện tử; thực phẩm; dệt may - giày da; xây dựng - sửa chữa nhà ở…

Dự báo của Falmi, tình hình kinh tế thành phố trong Quý 3/2016 dự báo tiếp tục phát triển theo xu hướng hội nhập - ổn định sản xuất kinh doanh, thị trường tuyển dụng lao động có sự gia tăng theo xu hướng nhân lực chất lượng cao. Nhu cầu tuyển dụng của các doanh nghiệp tăng so quý 1 và quý 2/2016.

Trong Quý 3/2016, TPHCM cần khoảng 70.000 chỗ làm việc trống. Tập trung thu hút lao động ở một số ngành nghề như: CNTT, dệt may - giày da, vận tải - kho bãi - xuất nhập khẩu, kinh doanh tài sản - bất động sản, tài chính - tín dụng…

Trong Quý 4/2016, toàn thành phố có nhu cầu khoảng 65.000 chỗ làm việc trống, việc tuyển dụng nhân sự chú trọng chất lượng, trình độ, nhu cầu tuyển dụng lao động phổ thông chiếm 28%.

Nhu cầu tuyển dụng nhân lực tập trung ở các nhóm ngành nghề như: Dệt may - giày da, công nghệ thực phẩm, CNTT, dịch vụ - phục vụ, bán hàng, nhân viên kinh doanh, BHXH, quản trị nhân sự,…

Phân loại theo nhóm ngành nghề, Bản tin của Falmi cho thấy nổi bật về sự chênh lệch cung - cầu trong 6 tháng đầu năm 2016.

Theo đó, lĩnh vực dệt may - giày da: Chiếm 5,69% tổng nhu cầu tuyển dụng, tăng hơn 2 lần so với nhu cầu tuyển dụng cùng kỳ năm 2015. Nhu cầu tuyển dụng tăng ở hầu hết các trình độ: 65,44% nhu cầu tuyển dụng nhân lực có trình độ công nhân may, thợ kiểm vải, thợ may mẫu, thợ cắt rập; 20,91% nhu cầu tuyển dụng thợ cắt tay, nhân viên thiết kế rập, thiết kế thời trang, nhân viên giác sơ đồ, nhân viên kiểm định chất lượng sản phẩm…

Về lĩnh vực công nghệ thông tin: Chiếm 6,10%, tăng 7,63% so với 6 tháng đầu năm 2015. Nhu cầu tuyển dụng lao động có trình độ Cao đẳng - Đại học chiếm 79,99%, Trung cấp chiếm 18,44%, Sơ cấp nghề, CNKT, chưa qua đào tạo chiếm 1,56%. Nhu cầu tuyển dụng nhân lực có trình độ và kinh nghiệm từ 1 đến 5 năm làm việc chiếm 86,06%, tập trung ở các vị trí: Nhân viên triển khai phần mềm hệ thống, Chuyên viên phân tích nghiệp vụ phần mềm và truyền thông (ITC BA), Lập trình viên (C#, Java, PHP…), nhân viên quản trị hệ thống, Kiểm định phần mềm, Kỹ sư cầu nối…

Theo http://nguonlucquocte.com
 

TỔNG LƯỢT TRUY CẬP: 000000024881359

TRUY CẬP HÔM NAY: 3678

ĐANG ONLINE: 11