ĐỀ ÁN TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG TRẠM QUAN SÁT NHU CẦU LAO ĐỘNG – VIỆC LÀM TẠI TP.HCM


PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG


    1. Thực trạng về lao động - việc làm và nghề nghiệp tại thành phố


      Theo số liệu của Tổng Cục thống kê về điều tra dân số và nhà ở trên toàn quốc ngày 01/04/2009 thì hiện nay, tổng dân số của thành phố là 7.123.340 người, trong đó nữ là  3.697.415 người. Theo số liệu thống kê của Sở LĐ-TBXH thì lực lượng lao động của TP.HCM luôn tăng đều hàng năm, từ 3,6 triệu người năm 2001 lên 4,16 triệu người năm 2005, 4,32 triệu người vào năm 2006 và dự kiến 5 triệu người vào năm 2010 chiếm 68% dân số, trong số này tỷ lệ lao động nhập cư từ các tỉnh chiếm hơn 30% người trong độ tuổi lao động.


      Việc tăng dân số - lao động đang tạo ra rất nhiều áp lực cho công tác giải quyết việc làm tại TP.HCM. Những khó khăn mà thành phố đối mặt đó là nguồn lao động biến động mạnh, không ổn định, tình trạng lao động mất việc làm phải tái bố trí việc làm lớn, đi đôi với chất lượng lao động thấp. Ngoài ra, khoảng cách giữa đào tạo – sử dụng lao động còn quá lớn. Đáng chú ý nhất là lộ trình cải cách tiền lương vẫn còn chậm kiến thu nhập giữa các khu vực kinh tế vẫn còn sự chênh lệch lớn, dẫn đến lao động tại chỗ không muốn vào làm việc trong khu vực công nghiệp có cường độ lao động cao, thu nhập thấp, đặc biệt ở hai ngành dệt – may và giày gia.


      Những khó khăn trên bọc lộ rõ nét từ những năm 2000 đến nay và sẽ tác động trực tiếp đến cung – cầu trên thị trường lao động. Cũng do biến động mạnh nguồn lao động, hàng năm khoảng 40.000 lao động mất việc, nghỉ việc, chủ yếu trong khu vực sản xuất.


      Sở LĐ TBXH TP.HCM dự báo những năm tới, tỷ lệ lao động tái thất nghiệp hàng năm chiếm 20% trong tổng số lao động được giải quyết việc làm, khoảng hơn 45.000 người.


    2. Sự cần thiết của Trạm quan sát về nhu cầu nhân lực tại thành phố


      Hiện nay, những nguồn thông tin thu thập được từ các cuộc điều tra hàng năm, các báo cáo hành chính, các hồ sơ dữ liệu từ các hoạt động giao dịch việc làm cùng với những nghiên cứu chuyên đề đóng vai trò là thông tin đầu vào làm cơ sở phục vụ chủ yếu cho việc dự báo các mục tiêu, số liệu về cung-cầu lao động. Các dữ liệu thu thập được từ các cuộc điều tra hàng năm có tính chất phục vụ chủ yếu cho mục đích phân tích, đánh giá hiện trạng và dự báo đơn giản về một số chỉ tiêu chủ yếu như: lực lượng lao động, việc làm, tỷ lệ thất nghiệp, tỷ lệ lao động qua đào tạo,... Các dữ liệu này có giá trị thấp, chưa đáp ứng đầy đủ cho việc phân tích, đánh giá phục vụ công tác dự báo nhu cầu nhân lực thành phố, cụ thể chưa đáp ứng kịp thời với tốc độ thay đối nhanh chóng của nền kinh tế thành phố dẫn đến các nhà hoạch định chính sách của thành phố thiếu thông tin để phân tích, đánh giá và xây dựng chính sách lao động-việc làm phù hợp với nhu cầu thực tiễn.


      Mặt khác, do không có dự báo cụ thể về số lượng, ngành nghề, trình độ, kỹ năng,... của lực lượng lao động hay thống kê, phân tích nhu cầu của nhà tuyển dụng nên đào tạo chưa định hướng và chưa gắn với nhu cầu của thị trường; người lao động và người thất nghiệp thiếu thông tin về việc làm; người sử dụng lao động thiếu thông tin về cung-cầu lao động trên thị trường lao động, ảnh hưởng đến đầu tư, phát triển sản xuất, ...


      Thấy được tầm quan trọng của công tác dự báo nguồn nhân lực cho mục tiêu trước mắt và định hướng phát triển lâu dài của thành phố. Ngày 11 tháng 4 năm 2009 Ủy ban nhân dân thành phố ra quyết định thành lập Trung tâm Dự báo nhu cầu nhân lực và Thông tin thị trường lao động thành phố Hồ Chí Minh có các nhiệm vụ chính như sau:


         1.    Xây dựng kế hoạch hàng năm và 5 năm về dự báo nhu cầu nhân lực và thông tin thị trường lao động thành phố Hồ Chí Minh, trình Ủy ban nhân dân thành phố xem xét, phê duyệt.


         2.    Tổ chức nghiên cứu, khảo sát, thu thập, phân tích, đánh giá, cung cấp các thông tin về nguồn nhân lực, lao động, việc làm và dạy nghề; thu thập thông tin thị trường lao động trong nước và ngoài nước, nhu cầu lao động và đào tạo nghề trên địa bàn thành phố để dự báo và phục vụ công tác quản lý nhà nước về lao động – việc làm trên địa bàn thành phố


         3.    Quản lý, khai thác Cơ sở dữ liệu về lao động – việc làm phục vụ công tác dự báo nhu cầu nhân lực và thông tin thị trường lao động trên địa bàn, để làm cơ sở định hướng đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu phát triển thành phố.


         4.    Cung cấp thông tin về lao động, thị trường lao động; cung ứng dịch vụ lao động – việc làm đối với cơ quan nhà nước, các thành phần kinh tế và các tổ chức, cá nhân có nhu cầu theo quy định của pháp luật.


         5.    Thực hiện chế độ thống kê, báo cáo định kỳ hoặc đột xuất theo quy định cho các cơ quan chức năng và Ủy ban nhân dân thành phố.


      Để thực hiện tốt các nhiệm vụ của Ủy ban nhân dân thành phố giao. Trung tâm Dự báo nhu cầu nhân lực và Thông tin thị trường lao động thành phố triển khai tổ chức hệ thống trạm quan sát nhu cầu nhân lực về việc làm – nghề nghiệp tại thành phố thông qua sự liên kết và phối hợp giữa các Trung tâm giới thiệu việc làm, Phòng LĐ-TBXH thuộc 24 Quận, Huyện; Ban quản lý các KCX-KCN, các phòng đào tạo quản lý học sinh-sinh viên thuộc hệ thống trường học, Cơ sở đào tạo nghề và các Tổng công ty lớn đóng trên địa bàn.


    3. Mô hình hoạt động và cung cấp thông tin của Trạm quan sát:


      3.1 Mô hình hoạt động: Mỗi trạm quan sát hoạt động theo mô hình độc lập trong phương pháp thu thập, tổng hợp và thiết kế mẫu biểu khảo sát …phụ thuộc vào mục đích, yêu cầu của đối tượng trên địa bàn quan sát.


      3.2 Mô hình cung cấp thông tin:(chia theo 05 nhóm ngành nghề chính)


 

  PHẦN II. CHỨC NĂNG – NHIỆM VỤ - NỘI DUNG


    1. Chức năng


      Thu thập thông tin về nhu cầu sử dụng lao động, tình hình việc làm trong các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh; khả năng cung ứng lao động của hệ thống trường học, cơ sở đào tạo nghề; mức độ thích ứng và hoàn thành công việc của người lao động đã qua đào tạo so với công việc thưc tế …


     Cập nhật những biến động lao động trên địa bàn quan sát qua từng thời kỳ.


     Cung cấp cơ sở dữ liệu được cập nhật có hệ thống về nhu cầu nhân lực phục vụ công tác dự báo của Trung tâm.


    2. Nhiệm vụ: Thu thập, tổng hợp, thống kê số liệu nguồn cung và cầu trên thị trường lao động về số lượng, chất lượng, trình độ học vấn, chuyên môn kỹ thuật; sự biến động về lao động theo khu vực; tình trạng có việc làm, thất nghiệp và lĩnh vực ngành nghề, tại địa bàn quan sát.


    3. Nội dung : Tất cả các thông tin có liên quan đến nguồn cung – nguồn cầu lao động của thành phố và phân theo ngành nghề, loại hình doanh nghiệp; số lượng, cơ cấu và chất lượng lao động; tình hình biến động lao động theo ngành/nghề, khu vực kinh tế; mức lương và thu nhập bình quân của lao động trong các ngành nghề …


      3.1 Về cầu lao động: Nguồn thu thập từ các doanh nghiệp, đơn vị sản xuất kinh doanh thuộc các thành phần kinh tế theo loại hình doanh nghiệp gồm:


         o    Thực trạng về tình hình sử dụng lao động


         o    Cơ cấu lao động theo việc làm, ngành nghề.


         o    Thời giờ làm việc, thu nhập bình quân người lao động theo ngành nghề


         o    Đào tạo và đào tạo lại lao động theo ngành nghề


         o    Kế hoạch mở rộng sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp


      3.2 Về Cung lao động: Nguồn thông tin được thu thập từ các trường, cơ sở đào tạo nghề theo hình thức cấp văn bằng, giấy chứng nhận, chứng chỉ … cho học viên sau quá trình đào tạo


         o    Cung lao động theo số lượng, chất lượng


         o    Cung lao động theo ngành nghề đào tạo

 

  PHẦN III. MỤC TIÊU – ĐỐI TƯỢNG QUAN SÁT


    1. Mục tiêu


      Thiết lập và vận hành hệ thống trạm quan sát nhu cầu nhân lực về việc làm – nghề nghiệp tại TPHCM với mục tiêu ban đầu là tổ chức thử nghiệm các trạm quan sát tại một số doanh nghiệp thuộc khu vực kinh tế và doanh nghiệp theo địa bàn dân cư, địa bàn trường học, việc thử nghiệm này chủ yếu tập trung vào các nội dung chính như: Xây dựng mô hình tổ chức, phương pháp quản lý và hoạt động thu thập, phân tích số liệu, đánh giá tính khả thi của đề án khi áp dụng vào thực tiễn.


      Thông qua việc thử nghiệm sẽ tiến hành đúc kết kinh nghiệm, hoàn thiện mô hình, biên soạn tài liệu và qui trình tổ chức trạm quan sát để mở rộng trên phạm vi toàn thành phố.


      Xác định các chỉ tiêu thông tin nhu cầu nhân lực về lao động-việc làm trên cơ sở phân tích, đánh giá nguồn nhân lực trên thị trường làm căn cứ hoạch định các kế hoạch đáp ứng nguồn nhân lực, kế hoạch đào tạo gắn với thị trường lao động, cung cấp thông tin thị trường lao động, dự báo nhu cầu nhân lực thành phố.


    2. Đối tượng


      Tất cả các doanh nghiệp, đơn vị SXKD, hệ thống trường học, cơ sở đào tạo nghề đang hoạt động, có tư cách pháp nhân chia theo khu vực, địa bàn hành chính hoạt động đóng trên khu vực địa bàn thành phố gồm:


         o    Hệ thống trường học; các Trung tâm, cơ sở đào tạo nghề


         o    Các loại hình doanh nghiệp, cơ sở sản xuất tại các KCX – KCN.


         o    Các doanh nghiệp vừa và nhỏ chia theo địa bàn hành chính.


         o    Các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài theo ngành quản lý.


         o    Các Tổng công ty có quy mô lớn đóng trên địa bàn.


         o    Các văn phòng đại diện, tổ chức nước ngoài


  PHẦN IV. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG HỆ THỐNG QUAN SÁT


    1. Về tổ chức nhân sự


      Hệ thống trạm quan sát nhu cầu nhân lực về việc làm – nghề nghiệp do Trung tâm Dự báo nhu cầu nhân lực và Thông tin thị trường lao động thành phố Hồ Chí Minh tổ chức và thiết lập trên cơ sở phối hợp với các Trung tâm giới thiệu việc làm, các Ban quản lý Khu chế xuất – Công nghiệp; các phòng Quản lý lao động thuốc Quận, Huyện; các Trường, cơ sở đào tạo nghề và các Tổng công ty lớn đóng trên địa bàn thành phố nhằm thu thập, tổng hợp các chỉ tiêu cơ bản có liên quan đến cung – cầu lao động, công tác thu thập và tổng hợp này được thực hiện thường xuyên và liên tục theo định kỳ tháng (quý, năm). Những số liệu sau khi được thu thập được trạm quan sát phân tích, tổng hợp và báo cáo về Trung tâm.


      Giai đoạn 1: Mỗi trạm bố trí từ 2 đến 4 nhân viên phụ trách, mỗi bên phân công 01 người chịu trách nhiệm trực tiếp mọi hoạt động về thu thập, tổng hợp những số liệu có liên quan đến địa bàn quan sát.


      Giai đoạn 2 & 3: Tùy thuộc quy mô, phạm vi và địa bàn quan sát mà hai bên sẽ bàn bạc để điều chỉnh nhân sự đảm bảo việc thu thập, tổng hợp thông tin cho Trạm.


    2. Về trang bị máy móc và phương tiện làm việc


      Mỗi trạm quan sát cần bố trí tối thiểu 01 bộ máy vi tính có nối mạng internet để thường xuyên nhập và tổng hợp các số liệu đã thu thập; đồng thời có nhiệm vụ lưu trữ và chuyển dữ liệu bằng đường truyền internet sau khi đã phân tích, đánh giá về Trung tâm.


      Số liệu được thu thập, tổng hợp và báo cáo theo định kỳ tháng ( quý, năm)


    3. Quy trình nghiệp vụ

 

 

      Bước 1: Nhận thông tin thu thập và tổng hợp chỉ tiêu nguồn cung lao động hay nguồn cầu lao động hoặc cả hai nguồng cung và cầu lao động theo phạm vi và địa bàn quan sát.


      Bước 2: Phối hợp với cơ quan quản lý lao động trên địa bàn để xác định số lượng tổng thể cần quan sát


      Bước 3: Áp dụng công thức thống kê xác suất để xác định số lượng mẫu cần thiết cho việc thu thập


      Bước 4: Thu thập thông tin vào mẫu biểu khảo sát đã được thiết lập sẵn bằng hình thức trực tiếp hoặc gián tiếp và tổng hợp vào bảng tổng hợp.


      Bước 5: áp dụng các công thức xác xuất để suy rông từ mẫu cho tổng thể cần quan sát trên địa bàn.


      Bước 6: Đánh giá, kết luận về các chỉ tiêu quan sát trên địa bàn và gửi báo cáo về Trung tâm phục vụ công tác dự báo.


    4. Mẫu khảo sát, thống kê và tổng hợp số liệu


      4.1- Mẫu khảo sát cung lao động (nhu cầu việc làm của người lao động)


         Thông tin được cập nhật, tổng hợp theo tháng (quý, năm) rồi chuyển về Trung tâm làm cơ sở phân tích, đánh giá đưa ra kết quả dự báo về thị trường cung lao động.


         Mẫu tổng hợp Cung lao động gồm:


          o    Cơ cấu về nhu cầu tìm việc làm theo ngành, nghề
          o    Cơ cấu về nhu cầu tìm việc làm theo trình độ chuyên môn kỹ thuật
          o    Cơ cấu về nhu cầu tìm việc làm theo độ tuổi, giới tính
      4.2- Mẫu khảo sát cầu lao động (tình hình sử dụng lao động, chỗ làm việc trống, quan hệ lao động, nhu cầu tuyển dụng lao động …)
         Thông tin được cập nhật tổng hợp theo tháng (quý, năm) rồi chuyển về Trung tâm phân tích, đánh giá.
         Mẫu tổng hợp Cầu lao động gồm:
          o    Cơ cấu trình độ lao động phân theo ngành nghề.
          o    Cơ cấu độ tuổi, giới tính phân theo ngành nghề
          o    Mức lương, thu nhập bình quân lao động phân theo ngành nghề
          o    Cơ cấu trình độ chuyên môn kỹ thuật theo loại hình doanh nghiệp.
          o    Cơ cấu trình độ lao động phân theo địa bàn dân cư.
    5. Phương pháp thu thập: Số liệu khi thu thập, thống kê, tổng hợp và báo cáo phải mang tính trung thực, chính xác, kịp thời, đầy đủ và khách quan. 


      5.1 Thu thập trực tiếp: (áp dụng để thu thập về thực trạng cung - cầu lao động trên địa bàn)


          Mỗi nhân viên trạm quan sát trực tiếp tiếp xúc, phỏng vấn để thu thập và ghi đầy đủ thông tin vào phiếu khảo sát.


          Những thông tin thu thập từ phương pháp trực tiếp thường có độ chính xác cao, phục vụ hiệu quả cho phân tích, đánh giá và đưa ra kết quả dự báo sát với thực tế.


         Tuy nhiên phương pháp này sẽ tốn nhiều nhân lực, chi phí đi lại và mất nhiều thời gian.


      5.2 Thu thập gián tiếp: (áp dụng để cập nhật tình hình tăng, giảm cung – cầu cầu lao động cũng như những biến động về lao động trên địa bàn quan sát)


         Trạm quan sát phối hợp với các đơn vị có liên quan trên địa bàn để tổ chức tập huấn và hướng dẫn ghi vào mẫu phiếu khảo sát để các đơn vị hiểu đúng mục đích và nội dung thông tin ghi trên mẫu phiếu khảo sát rồi gửi cho từng đơn vị, doanh nghiệp để họ tự điền đầy đủ thông tin vào phiếu và gửi lại cho nhân viên của trạm tổng hợp báo cáo số liệu về trung tâm.


          Thu thập gián tiếp ít tốn nhân lực, chi phí đi lại và thời gian hơn phương pháp thu thập trực tiếp nhưng số liệu thu thập được từ phương pháp này có độ tin cây không cao, khó phát hiện sai sót, khó sửa chữa bổ sung sai sót, thời gian nhận lại phiếu chậm.

       5.3 Quy trình thu thập và tổng hợp số liệu 
 

 

    6. Công thức và phương pháp tính:


      6.1 Công thức xác định mẫu quan sát ( có thể chọn 1 trong 3 công thức sau)


         1)    Xác định cỡ mẫu cho ước lượng trung bình tổng thể:



      6.2 Công thức suy rộng mẫu cho tổng thể quan sát


      6.3 Thang đo: Có 4 cấp bậc thang đo được chia thành 2 loại sau.


         o    Thang đo định tính: Dùng để lập bảng câu hỏi trong khảo sát.


         o    Thang đo định lượng: Dùng để phân tích, đánh giá kết quả phục vụ dự báo.


    7. Quy trình thu thập và cung cấp thông tin  

 


 

  PHẦN V. CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN


    Để hoàn thiện và vận hành hệ thống Trạm quan sát nhu cầu nhân lực về việc làm – nghề nghiệp tại thành phố Hồ Chí Minh có hiệu quả cần thực hiện tốt một số giải pháp sau:


      A. Trách nhiệm của Trung tâm


         1. Xây dựng cơ chế phối hợp giữa Trung tâm với các Sở, Ban, Ngành của thành phố để tổ chức hệ thống trạm quan sát trong việc thu thập và cung cấp thông tin cung - cầu lao động trên thị trường từ các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh, các trường, cơ sở đào tạo nghề … tạo cơ sở pháp lý cho các hoạt động của trạm quan sát.


         2. Xây dựng và hoàn thiện bộ chỉ tiêu ngành, nghề sử dụng nhiều lao động, tạo ra nhiều sản phẩm cho xã hội; ngành, nghề sử dụng nhiều lao động chất xám …và hệ thống biểu mẫu khảo sát, thống kê, báo cáo …


      B. Trách nhiệm của Trạm quan sát


         1. Tổ chức hệ thống trạm quan sát để thu thập, tổng hợp và cung cấp thông tin cung – cầu lao động, những biến động cung – cầu lao động trên địa bàn quan sát. Thông tin được cập nhật, tổng hợp và báo cáo theo tháng, quý, năm và gửi về Trung tâm.


         2. Thường xuyên tập huấn, nâng cao trình độ cho nhân viên của trạm nắm vững kỹ năng thống kê, thu thập và kỹ năng ứng dụng CNTT vào hoạt động thu thập, cập nhật, tổng hợp, lưu trữ và báo cáo số liệu.

 

  PHẦN VI. KẾ HOẠCH THỰC HIỆN  


    1. Giai đoạn 1: (Năm 2010) Tổ chức hệ thống trạm quan sát nhu cầu lao động tại tất cả các KCX-KCN.


    2. Giai đoạn 2: (Năm 2011) Tiếp tực tổ chức hệ thống trạm quan sát về nhu cầu tìm việc và nhu cầu sử dụng lao động tại các KCX-KCN và mở rộng địa bàn quan sát.


    3. Giai đoạn 3: (Năm 2012 – 2015) Tổ chức hệ thống trạm quan sát nhu cầu nhân lực về lao động – việc làm theo địa bàn hành chính ( 24 Quận, Huyện).


  PHẦN VII. KẾT QUẢ TỪNG GIAI ĐOẠN   


    1. Giai đoạn 1: Trung tâm Dự báo nhu cầu nhân lực và Thông tin thị trường lao động thành phố và Trung tâm giới thiệu việc làm các KCX-KCN phối hợp tổ chức: Hệ thống trạm quan sát sẽ thu thập, thống kê về cung – cầu lao động về số lượng, chất lượng, tình hình dịch chuyển và biến động lao động trong khoảng 30 nhóm ngành nghề.


      1.1 Tổ chức thu thập thông tin về cung – cầu lao động trên các báo, đài; trên các mạng internet về tuyển dụng lao động và các ứng viên có nhu cầu tìm việc theo định kỳ tháng (quý, năm). Hiện nay, mỗi tháng tại trung tâm thu thập khoảng 1.500 đơn vị, doanh nghiệp với nhu cầu tuyển dụng trên 30.000 chỗ việc làm làm trống với trên 1.000 nhu cầu tìm việc trong 27 ngành nghề mà trung tâm đang thống kê.


      1.2 Phân công trách nhiệm thu thập cung – cầu lao động cho các phòng nghiệp vụ.


      1.3 Bổ sung, sửa đổi bộ chỉ tiêu ngành, nghề và bảng biểu tổng hợp số liệu thu thập


      1.4 Dự báo thị trường lao động thành phố hàng tháng thông qua những số liệu cung – cầu lao động trên thị trường đã thu thập được từng tháng và minh họa bằng biểu đồ, đồ thị.


      1.5 Đúc kết kinh nghiệm, đánh giá mô hình hoạt động của trạm quan sát, hoàn thiện hệ thống mẫu biểu khảo sát, tổng hợp; các phương pháp thu thập, thống kê khảo sát số liệu có liên quan đến nhu cầu nhân lực trên phạm vi địa bàn quan sát.


         - Công thức và phương pháp nghiệp vụ khảo sát, thu thập và tổng hợp số liệu


         - Từng bước điều chỉnh bộ chỉ tiêu ngành nghề hoàn chỉnh và phù hợp với thị trường lao động thành phố.


         - Đánh giá kết quả tổ chức thực hiện.


    2. Giai đoạn 2:


           Tiếp tục tổ chức hệ thống trạm quan sát về cung – cầu lao động tại các khu chế xuất – khu công nghiệp thành phố và mở rộng phạm vi nhằm thu thập, thống kê về số lượng, chất lượng, tình hình dịch chuyển và biến động lao động trong khoảng 50 nhóm ngành nghề (các chỉ tiêu về cơ cấu lao động, trình độ chuyên môn kỹ thuật, độ tuổi, giới tính, thu nhập bình quân của người lao động phân theo ngành nghề)


           Hệ thống trạm quan sát sẽ cập nhật cơ sở dữ liệu chủ yếu tập trung về nguồn cầu lao động tại địa bàn KCX-KCN


    3. Giai đoạn 3:


      Tổ chức hệ thống trạm quan sát theo địa bàn khu vực hành chính của 24 Quận – Huyện thu thập, thống kê các chỉ tiêu cung – cầu lao động về số lượng, chất lượng, tình hình dịch chuyển và biến động lao động trong khoảng 70 nhóm ngành nghề như: các chỉ tiêu về cơ cấu lao động, trình độ chuyên môn kỹ thuật, độ tuổi, giới tính, thu nhập bình quân của người lao động phân theo ngành nghề, địa bàn hoạt động …; cơ cấu trình độ chuyên môn kỹ thuật phân theo loại hình doanh nghiệp…


      Tạo lập hệ thống dữ liệu về thị trường lao động tại các địa bàn làm cơ sở phân tích, đánh giá cho tổng thể thị trường lao động thành phố về các chỉ tiêu cung – cầu lao động, quy luật và tình hình biến động lao động theo ngành nghề, trình độ lao động …Trên cơ sở đó đưa ra các dư báo cho chỉ tiêu cung - cầu lao động trên địa bàn thành phố trong thời gian tới.


  PHẦN VIII. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN     


    Phát triển hệ thống trạm quan sát nhu cầu nhân lực về lao động – việc làm trên địa bàn thành phố nhằm tạo lập hệ thống cơ sở dữ liệu chính xác, đầy đủ và kịp thời về thực trạng phát triển của cung – cầu, giá cả sức lao động trên thị trường.


    Do nguồn cơ sở dữ liệu thu thập được từ hệ thống trạm quan sát có tính chất thường xuyên, liên tục theo định kỳ nên là hệ thống cơ sở dữ liệu đáng tin cậy trong công tác dự báo và phục vụ hữu hiệu cho các nhà quản lý hoạch định các mục tiêu kinh tế - xã hội ở tầm vi mô và vĩ mô, nâng cao khả năng lập kế hoạch phát triển nguồn nhân lực, hoạch định các chính sách phát triển kinh tế xã hội của thành phố. 


    Kết quả dự báo từ nguồn dữ liệu trên sẽ là những thông tin hữu ích cho người lao động lựa chọn được việc làm phù hợp hơn với bản thân, các nhà tuyển dụng lựa chọn được người lao động đáp ứng các yêu cầu phát triển doanh nghiệp và các cơ sở đào tạo nắm được nhu cầu của thị trường lao động đối với các loại hình doanh nghiệp, các nhóm đối tượng từ đó có được kế hoạch đào tạo khả thi, hiệu quả hơn.


  PHẦN IX. KINH PHÍ THỰC HIỆN      



                                                                                                        NHÓM NGHIÊN CỨU
                                                                                           PHÒNG DỰ BÁO VÀ CƠ SỞ DỮ LIỆU
                                                                                      TRUNG TÂM DỰ BÁO NHU CẦU NHÂN LỰC

                                                                                  VÀ THÔNG TIN THỊ TRƯỜNG LAO ĐỘNG TP.HCM
                                                                                                            THÁNG 12-2009

TỔNG LƯỢT TRUY CẬP: 000000024877062

TRUY CẬP HÔM NAY: 312

ĐANG ONLINE: 41