Tháng 6, TP.HCM: Dự kiến có 25.000 việc làm trống


Theo ông Trần Anh Tuấn, Phó Giám đốc Falmi, khoảng 10 % nhu cầu trong số 25.000 việc làm trống thuộc về nhu cầu lao động có trình độ sơ cấp nghề. Lần lượt tiếp theo là nhu cầu về lao động phổ thông 25%, công nhân kỹ thuật - Trung cấp chiếm 30%.

Chiếm số đông nhất là nhu cầu nhân lực trình độ cao đẳng - đại học - trên đại học với 35%.

Về phân loại nghành nghề, nhu cầu tuyển dụng tập trung ở các nhóm ngành như: Kinh doanh - bán hàng, quản lý điều hành, giáo dục đào tạo, vận tải kho bãi xuất nhập khẩu, công nghệ thông tin, dệt may - giày da, điện - điện tử, công nghệ thực phẩm…

Phân tích sâu hơn, ông Trần Anh Tuấn nhận định: “Thị trường lao động thành phố đang mất cân đối về số lượng, chất lượng trong cơ cấu ngành nghề và trình độ nghề chuyên môn lành nghề. Điều này cũng cho thấy tình trạng vừa thừa, vừa thiếu lao động chất lượng cao trong các ngành kỹ thuật, quản lý sản xuất - kinh doanh”.

Đặc biệt những nhóm ngành nghề sử dụng nhiều lao động có trình độ nghề với chất lượng cao thuộc nhóm ngành nghề công nghiệp trọng yếu và kinh tế dịch vụ như: Cơ khí - luyện kim; hóa chất; điện tử, công nghệ thông tin; dệt may - da giày; chế biến nông lâm thủy sản, thực phẩm, đồ uống; sản xuất vật liệu xây dựng; khai thác và chế biến và các nhóm ngành thuộc lĩnh vực: ngân hàng - bảo hiểm - chứng khoán - dịch vụ tài chính; kinh doanh - bán hàng - dịch vụ.

Cũng theo Falmi, tháng 6/2016 thị trường lao động TP.HCM tiếp tục có sự gia tăng về nguồn cung lao động do một lực lượng sinh viên tốt nghiệp từ các trường đào tạo trên địa bàn.

Theo Dân Trí

TỔNG LƯỢT TRUY CẬP: 000000024878693

TRUY CẬP HÔM NAY: 931

ĐANG ONLINE: 7