ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU HỆ THỐNG CHỈ SỐ THỐNG KÊ – PHÂN TÍCH NHU CẦU NHÂN LỰC VÀ THÔNG TIN THỊ TRƯỜNG LAO ĐỘNG TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH (PHẦN 6)


      5.    Về cơ cấu tiền lương và thu nhập

 

                    a/ Về cơ cấu tiền lương

 

Đơn vị tính : 1.000 đồng
STT Trình độ Chỉ số cơ cấu (%)
Dưới 1.000 Từ 1.000 - 1.600 Từ 1.600-3.000 Trên 3.000
1 Lao động chưa qua đào tạo        
2 Sơ cấp nghề        
3 Công nhân kỹ thuật lành nghề        
4 Trung cấp (CN-TCN)        
5 Cao đẳng (CN-CĐN)        
6 Đại học        
7 Trên đại học        
  Tổng số        

                   

                    b/ Về cơ cấu thu nhập

 

Đơn vị tính : 1.000 đồng
STT Trình độ Chỉ số cơ cấu (%)
Dưới 2.000 Từ 2.000 - 4.000 Từ 4.000-6.000 Trên 6.000
1 Lao động chưa qua đào tạo        
2 Sơ cấp nghề        
3 Công nhân kỹ thuật lành nghề        
4 Trung cấp (CN-TCN)        
5 Cao đẳng (CN-CĐN)        
6 Đại học        
7 Trên đại học        
  Tổng số        


    V/ SẢN PHẨM
          1.    Những bảng số liệu được tạo ra


                      -    Từ những số liệu thu thập được tạo ra được những bảng số liệu dựa vào những bảng cơ cấu chỉ số.


          2.    Chu kỳ các bảng báo cáo số liệu


                      -     Các chỉ số này được tổng hợp theo chu kỳ từng quý, từng năm.


          3.    Đánh giá và biên tập sản phẩm


                     -    Dựa trên các chỉ số đã phân tích đưa ra những đánh giá chung và riêng cho từng cơ cấu riêng biệt.


                     -    Đưa ra các kết quả dự báo ngắn hạn, trung hạn và dài hạn.


          4.    Sử dụng các tiêu chuẩn phân loại


                     -    Trình độ


                     -    Ngành nghề


                     -    Thành phần kinh tế


                     -    Tiền lương và thu nhập


          5.    Hiệu chỉnh số liệu


                     -    Thực tế ngoài xã hội nhu cầu nhân lực có sự chênh lệch với nhu cầu nhân lực thu thập được. Vì vậy cần hiệu chỉnh số liệu để số liệu thu thập phù hợp với tình hình thực tế.


          6.    Xây dựng đồ thị và biểu đồ


                     -    Dựa vào những số liệu đã có từ những bảng biểu cơ cấu trên ta xây dựng được những biểu đồ và đồ thị tương ứng.


                           Ví dụ : Xây dựng biểu đồ về cơ cấu lao động theo trình độ nghề

STT Thành Phần Kinh Tế Chỉ số cơ cấu (%)
Lao động
chưa qua
đào tạo

 
Sơ cấp nghề Công nhân
kỹ thuật lành nghề

 
Trung cấp
(CN-TCN)

 
Cao đẳng
(CN-CĐN)

 
Đại học Trên đại
học

 
1 Kinh tế Nhà nước 10 20 10 20

30

30 10
2 Kinh tế ngoài Nhà nước 50 40 70 50 50 50 50
3 Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài 40 40 20 30 20 20 40
  Tổng số 100 100 100 100 100 100 100


 

      7.    Các phương pháp tổng hợp sử dụng trong phân tích


               -    Sau khi tiến hành điều tra ta thu thập được những tài liệu về tiêu thức điều tra trên mỗi đơn vị tổng thể. Các tài liệu này mới chỉ phản ánh các đặc điểm riêng của từng đơn vị. Để có thể nêu lên một số đặc trưng của tổng thể, cần phải tiến hành tổng hợp các tài liệu điều tra.


               -    Tổng hợp thống kê có nhiệm vụ chỉnh lý và hệ thống hóa các tài liệu ban đầu thu thập được trong điều tra thống kê, nhằm bước đầu nêu lên một số đặc trưng cơ bản của hiện tượng nghiên cứu và tạo cơ sở cho việc phân tích sau này.  Cũng do hiện tượng nghiên cứu phức tạp, thường bao gồm nhiều đơn vị thuộc các loại hình khác nhau; cho nên người ta thường không tổng hợp chung toàn bộ hiện tượng, mà phải tổng hợp đến từng tổ, từng bộ phận đại diện cho các loại hình khác nhau. Có nghĩa là muốn tổng hợp thống kê, người ta thường dùng phương pháp phân tổ, nhằm phân chia một tổng thể hiện tượng thành các tổ, các tiêu tổ có sự khác nhau về tinh chất.


               -    Phân tổ thống kê là căn cứ vào một tiêu thức nào đó để tiến hành phân chia hiện tượng nghiên cứu thành các tổ có tính chất khác nhau.


      8.    Xây dựng báo cáo


               -    Báo cáo theo tháng, quý, năm.


      9.    Báo cáo và thông tin


               -    Báo cáo cho Ban Giám đốc Trung tâm


               -    Báo cáo cho Sở Lao động Thương binh – Xã hội thành phố Hồ Chí Minh


               -    Thông tin cho các Phòng ban thuộc Sở và theo yêu cầu của các Ban, Ngành chức năng.


               -    Chọn lọc các thông tin cung cấp nhu cầu xã hội theo nhiệm vụ được phép thực hiện.


     10.    Lưu trữ dữ liệu và đảm bảo an toàn dữ liệu


              -    Dữ liệu phải được lưu trữ bằng cả hai hình thức : lưu trữ bằng văn bản và trên máy tính.


              -    Tất cả các số liệu cần phải được bảo mật và phải có một hệ thống lưu trữ thông tin an toà

n.
     11.    Kết quả thực tiễn phục vụ


              -    Phục vụ cho công tác xác định các mục tiêu cho công việc điều tra, dự báo và định hướng nguồn nhân lực. 


              -    Phục vụ công tác quản lý nhà nước về lao động việc làm và góp phần thực hiện chương trình việc làm.


Nhóm Nghiên Cứu
Phòng Dự Báo và Cơ Sở Dữ Liệu


 

 

TỔNG LƯỢT TRUY CẬP: 000000024930252

TRUY CẬP HÔM NAY: 3000

ĐANG ONLINE: 80