Dự báo đến năm 2020 sẽ thừa trên 70.000 giáo viên


(SGGPO).- Ngày 17-5, tại hội thảo “Đào tạo giáo viên trong các trường đại học đa ngành đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục”, do Trường Đại học Thủ đô (trước đây là Trường Cao đẳng Sư phạm Hà Nội) tổ chức, PGS-TS Bùi Văn Quân, Hiệu trưởng Trường Đại học Thủ đô đưa ra dự báo, đến năm 2020, cả nước sẽ thừa hơn 70.000 giáo viên các cấp.

Theo đó, đến năm 2018 số sinh viên sư phạm ra trường mỗi năm (theo loại hình giáo viên) gồm: tiểu học 19.200 người; THCS khoảng 18.700 và THPT khoảng 23.030 người. Cho dù số học sinh/giảng viên bình quân tăng lên tương đương các nước công nghiệp phát triển, thì tại thời điểm năm 2020, hệ thống cũng không thể tuyển dụng hết số giảng viên mới tốt nghiệp ra trường, vẫn thừa khoảng 41.000 đối với tiểu học, 12.200 đối với THCS và 16.900 đối với THPT.

Theo PGS Bùi Văn Quân, hệ thống đào tạo giáo viên hiện nay bộc lộ nhiều hạn chế: Mạng lưới cơ sở đào tạo giáo viên phát triển trong tình trạng thiếu ổn định do nhiều trường cao đẳng sư phạm yếu cả về cơ sở vật chất và đội ngũ giảng viên được nâng cấp lên đại học, hoặc đổi tên để mở rộng tuyển sinh đào tạo trình độ đại học các ngành sư phạm và ngoài sư phạm; Các cơ sở đào tạo giáo viên chưa gắn kết chặt chẽ với các cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông, chưa chú ý đúng mức đến các điều kiện đảm bảo chất lượng nên phát triển thiếu bền vững, năng lực cạnh tranh thấp; Hầu hết các cơ sở đào tạo giáo viên tập trung chủ yếu vào việc đào tạo mới và đào tạo nâng cao trình độ, chưa quan tâm đúng mức đến hoạt động đào tạo lại và bồi dưỡng đội ngũ giáo viên; Công tác quản lý hệ thống, các quy định về tiêu chuẩn, quy trình, chuẩn mực quản lý hoạt động đào tạo, cũng như công cụ và cơ chế kiểm soát chất lượng đào tạo sư phạm còn nhiều bất cập…

Từ thực tế trên, PGS.TS Bùi Văn Quân đề xuất, cần phải thiết kế cơ cấu các cơ sở đào tạo giáo viên dựa trên dự báo nhân lực giáo dục với sự đa dạng các phương án; Thiết kế cơ cấu mạng lưới cơ sở đào tạo giáo viên phải chú ý đến tính đa dạng về mô hình/phương thức đào tạo; Mạng lưới cơ sở đào tạo giáo viên phải được phân tầng...

Cũng tại hội thảo, nhiều ý kiến cho rằng, các cơ sở đào tạo giáo viên phải là các cơ sở giáo dục khởi xướng, đi tiên phong cho những đổi mới của giáo dục mầm non và phổ thông.

PHAN THẢO

- See more at: http://www.sggp.org.vn/giaoduc/2016/5/421321/#sthash.H1ItL9H1.dpuf

(SGGPO).- Ngày 17-5, tại hội thảo “Đào tạo giáo viên trong các trường đại học đa ngành đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục”, do Trường Đại học Thủ đô (trước đây là Trường Cao đẳng Sư phạm Hà Nội) tổ chức, PGS-TS Bùi Văn Quân, Hiệu trưởng Trường Đại học Thủ đô đưa ra dự báo, đến năm 2020, cả nước sẽ thừa hơn 70.000 giáo viên các cấp.

Theo đó, đến năm 2018 số sinh viên sư phạm ra trường mỗi năm (theo loại hình giáo viên) gồm: tiểu học 19.200 người; THCS khoảng 18.700 và THPT khoảng 23.030 người. Cho dù số học sinh/giảng viên bình quân tăng lên tương đương các nước công nghiệp phát triển, thì tại thời điểm năm 2020, hệ thống cũng không thể tuyển dụng hết số giảng viên mới tốt nghiệp ra trường, vẫn thừa khoảng 41.000 đối với tiểu học, 12.200 đối với THCS và 16.900 đối với THPT.

Theo PGS Bùi Văn Quân, hệ thống đào tạo giáo viên hiện nay bộc lộ nhiều hạn chế: Mạng lưới cơ sở đào tạo giáo viên phát triển trong tình trạng thiếu ổn định do nhiều trường cao đẳng sư phạm yếu cả về cơ sở vật chất và đội ngũ giảng viên được nâng cấp lên đại học, hoặc đổi tên để mở rộng tuyển sinh đào tạo trình độ đại học các ngành sư phạm và ngoài sư phạm; Các cơ sở đào tạo giáo viên chưa gắn kết chặt chẽ với các cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông, chưa chú ý đúng mức đến các điều kiện đảm bảo chất lượng nên phát triển thiếu bền vững, năng lực cạnh tranh thấp; Hầu hết các cơ sở đào tạo giáo viên tập trung chủ yếu vào việc đào tạo mới và đào tạo nâng cao trình độ, chưa quan tâm đúng mức đến hoạt động đào tạo lại và bồi dưỡng đội ngũ giáo viên; Công tác quản lý hệ thống, các quy định về tiêu chuẩn, quy trình, chuẩn mực quản lý hoạt động đào tạo, cũng như công cụ và cơ chế kiểm soát chất lượng đào tạo sư phạm còn nhiều bất cập…

Từ thực tế trên, PGS.TS Bùi Văn Quân đề xuất, cần phải thiết kế cơ cấu các cơ sở đào tạo giáo viên dựa trên dự báo nhân lực giáo dục với sự đa dạng các phương án; Thiết kế cơ cấu mạng lưới cơ sở đào tạo giáo viên phải chú ý đến tính đa dạng về mô hình/phương thức đào tạo; Mạng lưới cơ sở đào tạo giáo viên phải được phân tầng...

Cũng tại hội thảo, nhiều ý kiến cho rằng, các cơ sở đào tạo giáo viên phải là các cơ sở giáo dục khởi xướng, đi tiên phong cho những đổi mới của giáo dục mầm non và phổ thông.

PHAN THẢO

Nguồn: http://www.sggp.org.vn

TỔNG LƯỢT TRUY CẬP: 000000024718107

TRUY CẬP HÔM NAY: 2607

ĐANG ONLINE: 88