ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU HỆ THỐNG CHỈ SỐ THỐNG KÊ – PHÂN TÍCH NHU CẦU NHÂN LỰC VÀ THÔNG TIN THỊ TRƯỜNG LAO ĐỘNG TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH (PHẦN 1)


   ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU HỆ THỐNG CHỈ SỐ THỐNG KÊ – PHÂN TÍCH NHU CẦU NHÂN LỰC VÀ THÔNG TIN THỊ TRƯỜNG LAO ĐỘNG TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

    I/ MỤC ĐÍCH VÀ PHẠM VI ĐỐI TƯỢNG
          1.    Mục đích – Yêu cầu 
          2.    Phạm vi – Đối tượng
    II/ CÁC CĂN CỨ THỰC HIỆN
          1.    Căn cứ pháp lý
          2.    Căn cứ quy định nghiệp vụ
          3.    Căn cứ nhu cầu phục vụ
    III/ CƠ SỞ CỦA VIỆC THU THẬP – THỐNG KÊ CƠ SỞ DỮ LIỆU
          1.    Các nguồn thu thập thông tin
          2.    Điều tra – Khảo sát định kỳ
          3.    Hệ thống tin học – Lập trình quản lý
          4.    Nhân lực thực hiện
          5.    Trình bày và thiết kế các công cụ và chỉ tiêu báo cáo
          6.    Những vấn đề cần xem xét khi thu thập và trình bày số liệu
          7.    Các phương pháp dự báo thống kê ứng dụng thiết lập hệ thống chỉ số nhu cầu nhân lực
    IV/ CÁC CHỈ SỐ THỐNG KÊ – PHÂN TÍCH NHU CẦU NHÂN LỰC
          1.    Về cơ cấu ngành nghề
          2.    Về cơ cấu theo thành phần kinh tế
          3.    Về cơ cấu theo ngành kinh tế
          4.    Về cơ cấu theo khu vực kinh tế
          5.    Về cơ cấu tiền lương và thu nhập
    V/ SẢN PHẨM
          1.    Những bảng số liệu được tạo ra
          2.    Chu kỳ các bảng báo cáo số liệu
          3.    Đánh giá và biên tập sản phẩm
          4.    Sử dụng các tiêu chuẩn phân loại
          5.    Hiệu chỉnh số liệu
          6.    Xây dựng đồ thị và biểu đồ
          7.    Các phương pháp tổng hợp sử dụng trong phân tích
          8.    Xây dựng báo cáo
          9.    Báo cáo và thông tin
          10.    Lưu trữ dữ liệu và đảm bảo an toàn dữ liệu
          11.    Kết quả thực tiễn phục vụ


NỘI DUNG     
 

I/ MỤC ĐÍCH VÀ PHẠM VI ĐỐI TƯỢNG


       1. Mục đích – Yêu cầu


    Khi nghiên cứu và đo lường về mặt định lượng đối với các biến động nguồn cung và cầu của  nguồn nhân lực trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh, cho thấy có sự mất cân bằng rõ rệt giữa nguồn cung và cầu về nhân lực. Do sự mất cân bằng này sẽ dẫn đến hiện tượng thừa thiếu nhân lực trong các ngành nghề khác nhau.Để giải quyết vấn đề này, cần xây dựng hệ thống “cơ sở dữ liệu” và “chỉ số thống kê, phân tích nhu cầu nhân lực và thông tin thị trường lao động” nhằm phân tích tình hình nhu cầu nhân lực và thông tin thị trường lao động hiện tại và cung cấp những thông tin dự báo ngắn hạn và dài hạn về nguồn nhân lực và thông tin thị trường lao động.


    Mục tiêu của các chỉ số này chính là đưa ra những nhóm ngành nghề có xu hướng thu hút nhiều nhân lực, để từ đó thu thập thông tin để thống kê, phân tích và dự báo về nhu cầu nguồn nhân lực.
    Chỉ số thống kê và phân tích nhu cầu nhân lực và thông tin thị trường lao động là một hệ thống chỉ tiêu về lao động nó trực tiếp chỉ ra số lượng chỗ làm việc và nhân lực theo ngành nghề kinh tế, khu vực kinh tế,thành phần kinh tế, trình độ, thu nhập. Chỉ số thống kê và phân tích nhu cầu nhân lực và thông tin thị trường lao động được biểu hiện bằng tỷ lệ phần trăm của các bảng số liệu phản ánh tình trạng của nhu cầu nhân lực và thông tin thị trường lao động hiện tại.


       2. Phạm vi – Đối tượng


               a/ Phạm vi : Thị trường lao động thành phố Hồ Chí Minh


               b/ Đối tượng : Các doanh nghiệp có nhu cầu tuyển dụng lao động và nguồn lao động có nhu cầu làm việc, chuyển đổi việc làm.


    II/ CĂN CỨ THỰC HIỆN


       1. Căn cứ pháp lý


        - Căn cứ Bộ luật Lao động ngày 23/6/1994 và được sửa đổi bổ sung năm 2002, năm 2006.


        - Căn cứ Luật thống kê ngày 17 tháng 6 năm 2003


        - Căn cứ Quyết định số 1518/QĐ-UBND ngày 11 tháng 4 năm 2009 của Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh về thành lập Trung tâm Dự báo nhu cầu nhân lực và Thông tin thị trường lao động thành phố Hồ Chí Minh.


        - Căn cứ Quyết định số 5408/QĐ-SLĐTBXH ngày 17 tháng 7 năm 2009 của Sở Lao động – Thương binh và Xã hội về ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của Trung tâm dự báo nhu cầu nhân lực và Thông tin thị trường lao động thành phố Hồ Chí Minh.


       2. Căn cứ quy định nghiệp vụ


       - Căn cứ Quyết định số 38/2009/QĐ-TTg của Chính phủ về việc ban hành Bảng danh mục giáo dục, đào tạo của hệ thống giáo dục quốc dân.


       - Căn cứ Quyết định số 10/2001/QĐ-BKH ngày 10 tháng 4 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư về việc ban hành Quy định nội dung Hệ thống ngành kinh tế của Việt Nam.


       - Căn cứ Thông tư 25/2009/TT-BLĐTBXH của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội ngày 14 tháng 07 năm 2009 về hướng dẫn thu thập và xử lý thông tin cung, cầu lao động.


       - Căn cứ Quyết định số 41/QĐ-TTDB&TTTTLĐ ngày 04/08/2009 của Trung tâm Dự báo nhu cầu nhân lực và Thông tin thị trường lao động thành phố Hồ Chí Minh về ban hành Quy trình nghiệp vụ Dự báo nhu cầu nhân lực.


       3. Căn cứ nhu cầu phục vụ


        - Căn cứ nhu cầu phục vụ cho công tác Dự báo nhu cầu nhân lực và Thông tin thị trường lao động thành phố Hồ Chí Minh theo chức năng nhiệm vụ và chỉ đạo của Sở Lao động-Thương binh và Xã hội thành phố đối với Trung tâm Dự báo nhu cầu nhân lực và Thông tin thị trường lao động thành phố Hồ Chí Minh.


        - Căn cứ nhu cầu đào tạo nghề gắn với nhu cầu xã hội và thị trường lao động.


        - Căn cứ nhu cầu phục vụ định hướng và xây dựng kế hoạch phát triển nguồn  nhân lực thành phố trong từng năm của giai đoạn 2010 – 2015.


    - Căn cứ thực tiễn thị trường lao động thành phố và điều kiện tổ chức thực hiện của Trung tâm Dự báo nhu cầu nhân lực và thông tin thị trường lao động thành phố Hồ Chí Minh năm 2009 và 2010-2015.

   III/ CƠ SỞ CỦA VIỆC THU THẬP – THỐNG KÊ CƠ SỞ DỮ LIỆU


       1. Các nguồn thu thập thông tin


        - Số liệu Ngành Lao động – Thương binh và Xã hội thành phố


            + Số liệu từ các cuộc điều tra hàng năm.


            + Số liệu báo cáo của các phòng ban, đơn vị thuộc Ngành Lao động – Thương binh và Xã hội và các Quận, Huyện.


            + Sổ ghi chép thông tin cung, cầu lao động theo quy định Thông tư 25/2009/TT-BLĐTBXH ngày 14 tháng 07 năm 2009 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội.


       - Số liệu được thu thập từ các ấn phẩm thống kê.


       - Số liệu được thu thập từ các phương tiện thông tin truyền thông và thông tin điện tử.


       - Thông tin của các tổ chức : Sở Lao động - Thương binh và Xã hội thành, Cục thống kê thành phố và các Ban, ngành Trung ương về thị trường lao động.


       - Thông tin từ các Trung tâm giới thiệu việc làm, trường đại học, cao đẳng, cao đẳng nghề, trung cấp, trung cấp nghề…


       - Các cuộc điều tra toàn bộ hay điều tra chọn mẫu để thu thập thông tin về thị trường lao động.


       2. Điều tra – Khảo sát định kỳ


       - Thực hiện điều tra định kỳ 1 năm 1 lần (Theo chương trình của Bộ, của Sở Lao động – Thương binh và Xã hội)


       - Khảo sát định kỳ 1 tháng 1 lần (Tổ chức hệ thống trạm quan sát nhu cầu nhân lực)


       - Thu thập thông tin thị thường xuyên về diễn biến thị trường lao động qua các kênh thông tin.


        3. Hệ thống tin học – Lập trình quản lý


        - Với số lượng dữ liệu rất lớn, việc thu thập, tổng hợp và phân tích bằng phương pháp thủ công sẽ tốn rất nhiều thời gian. Vì vậy việc áp dụng hệ thống tin học và những phần mềm quản lý là điều rất cần thiết.


            + Hệ thống tin học : Cần một hệ thống tin học đủ lớn có thể cập nhật và lưu trữ thông tin một cách nhanh chóng và kịp thời.


            + Lập trình quản lý : Cần có phần mềm thống kê và phân tích dữ liệu SPSS cho quá trình thống kê và phân tích dữ liệu.


        - Là điều kiện mục tiêu xây dựng hệ thống công nghệ thông tin cho công tác dự báo nhu cầu nhân lực và thông tin thị trường lao động giai đoạn 2010-2015 tại thành phố.


        4. Nhân lực thực hiện


         - Nhân lực thực hiện là cán bộ viên chức các phòng nghiệp vụ của Trung tâm Dự báo nhu cầu nhân lực và Thông tin thị trường Lao động Thành phố Hồ Chí Minh.


         - Hợp đồng với các tổ chức, đội ngũ công tác viên về kỹ thuật và nghiệp vụ khảo sát, thu thập, thống kê và dự báo.


        5. Trình bày, thiết kế các công cụ và chỉ tiêu báo cáo


         - Dữ liệu được trình bày bằng các bảng số liệu. Các bảng số liệu này sẽ thống kê tất cả các chỉ số cần thiết cho phân tích và dự báo.


         - Các dữ liệu được thực hiện theo các phương pháp chuẩn về dự báo thống kê.


        6. Những vấn đề cần xem xét khi thu thập và trình bày số liệu


                6.1. Thu thập thông tin.


        Khi nghiên cứu bất kỳ hiện tượng kinh tế - xã hội nào công việc trước tiên là thu thập dữ liệu. Dữ liệu thu thập ban đầu có tính chất rời rạc và hỗn độn được gọi là dữ liệu thô. Số liệu đó chưa thể hiện trực tiếp cho quá trình nghiên cứu; do vậy nó phải được hệ thống hóa tổng hợp và cuối cùng là sử dụng các phương pháp thích hợp tính toán, phân tích để đi đến kết luận cần thiết. Một tiến trình nghiên cứu thống kê thường được chia thành các giai đoạn: thu thập thông tin, trình bày dữ liệu và phân tích.


        Khi thu thập dữ liệu cần chú ý những vấn đề sau:


       - Xác định nội dung thông tin


        Đây là vấn đề cần xác định trước tiên của quá trình nghiên cứu thống kê. Tổng quát, căn cứ vào mục đích nghiên cứu để xác định những nội dung thông tin cần thu thập. Thông tin sử dụng cho quá trình nghiên cứu phải đảm bảo các yêu cầu cơ bản sau :


               + Thích đáng : Số liệu thu thập phải phù hợp, đáp ứng được mục đích nghiên cứu.


               + Chính xác: Các thông tin sử dụng cho quá trình nghiên cứu phải có giá trị, đáng tin cậy để các phân tích kết luận phản ánh được đặc điểm bản chất của hiện tượng.


               + Kịp thời: Yêu cầu thông tin không những phải đáp ứng yêu cầu phù hợp, chính xác mà giá trị của thông tin còn thể hiện ở chỗ nó có phục vụ kịp thời cho công tác quản lý và tiến trình ra các quyết định khách quan hay không.


               + Khách quan


       - Nguồn số liệu.


        Để có được các dữ liệu cần thiết cho quá trình nghiên cứu, ta có thể thu thập từ các nguồn khác nhau:


               + Dữ liệu thứ cấp : Số liệu nội bộ, các ấn phẩm của nhà nước, các phương tiện truyền thông, thông tin từ báo chí...


               + Dữ liệu ban đầu thu thập từ các cuộc điều tra


       - Phương pháp thu thập: Để thu thập các dữ liệu ban đầu, tùy theo nguồn kinh phí và đặc trưng của đối tượng cần thu thập thông tin, ta có thể sử dụng các phương pháp sau:


               + Quan sát


               + Phương pháp gửi phiếu điều tra tới các doanh nghiệp.


               + Phỏng vấn doanh nghiệp bằng điện thoại.


               + Phỏng vấn trực tiếp.


                6.2. Trình bày dữ liệu


        Thông tin ban đầu có tính chất rời rạc chưa thể sử dụng trực tiếp cho quá trình phân tích cho nên các dữ liệu thu thập cần phải trình bày một cách có hệ thống.


        7. Các phương pháp dự báo thống kê ứng dụng thiết lập hệ thống chỉ số nhu cầu nhân lực


Mục đích: Xác định nhu cầu lao động (số lượng, chất lượng đáp ứng yêu cầu kế hoạch doanh nghiệp).


                7.1. Phương pháp dự báo từ dưới lên hoặc đơn vị dự báo


       - Số lượng lao động:      QKH          
                                             NSLĐbq


          QKH: sản lượng kế hoạch (doanh thu kế hoạch).


          NSLĐbq: năng suất lao động bình quân doanh nghiệp.


       - Muốn tính được NSLĐbq ta phải tính được ĐMLĐbd (theo ngành nghề, các phương pháp chụp ảnh, bấm giờ…).


                7.2.  Phương pháp dự báo từ trên xuống:


       - Là phân tích, tổng hợp các dự báo từ dưới lên để nhu cầu nhân lực cho từng ngành kinh tế, các tổng công ty:


       - Một số mô hình dự báo như sau:


                     7.2.1. Dựa vào tốc độ phát triển bình quân


Công thức:
 

            Yn+2= yn.t (L)

Tính t theo công thức:

Yn+2: Mức độ dự đoán ở thời gian (n+L)
 Yn: Mức độ được dùng làm lấy gốc
  t: Tốc độ phàt triển bình quân
  L: tầm xa của dự báo
 

                    

                     7.2.2. Phương pháp số bình quân trượt (di động)


           Công thức:

Yn+1 = Mn


Xác định khoảng dự báo theo công thức:
 Yn+1 ± t ﮥ.s. √ 1+1                  S=  √ Σ (yi + mi)2                                 k   với                                     k – 1

Mi: số bình quân di dộng mới  Mi (i=k, k+1, k+2,.., k+n)
K: Khoảng thời gian cầu xác định
t ﮥ: giá trị toa trong bảng tiêu chuẩn
 

                    

                     7.2.3. Dự báo dựa vào lượng tăng (giảm) tuyệt đối bình quân mô hình dự báo theo phương tính:              

 
           Công thức:

        Y n + L = yn +  ∆y . L    Y n + L:  Mức độ dự toán ở thời gian (n + L)
   L: Tầm xa của dự toán (L= 1,2,3,…, y năm)
   Yn: Mức độ cuối cùng cuả dãy số thời gian
   ∆y: lượng tăng, giảm tuyệt đối bình quân
Với: ∆y = Σ (yi – y i -1)        (i = 2, n )
                       n - 1
             Hoặc:    _    yn – y1
                           ∆y = n -  1

                   

Trung Tâm Dự Báo Nhu Cầu Nhân Lực Và
Thông Tin Thị Trường Lao Động TP Hồ Chí Minh
          Phòng Dự Báo và Cơ Sở Dữ Liệu
     Tháng 11 năm 2009

TỔNG LƯỢT TRUY CẬP: 000000024876966

TRUY CẬP HÔM NAY: 214

ĐANG ONLINE: 11