QUẢN LÝ VÀ QUY TRÌNH THÔNG TIN THỊ TRƯỜNG LAO ĐỘNG (PHẦN 3)


 

   TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG THÔNG TIN THỊ TRƯỜNG LAO ĐỘNG
 

 

 

 

1.  Mục tiêu – nhiệm vụ thông tin thị trường lao động
1.1. Mục tiêu
     - Xây dựng và hoàn thiện hệ thống thông tin thị trường lao động (TTLĐ) thành phố về nội dung cũng như tổ chức hệ thống, cơ chế hoạt động, nâng cao trình độ công nghệ, bảo đảm cơ sở vật chất kỹ thuật và năng lực chuyên môn để thông tin đầy đủ, kịp thời, có độ tin cậy cao các chỉ tiêu thống kê về TTLĐ đáp ứng có hiệu quả yêu cầu quản lý TTLĐ theo đúng quan điểm, chủ trương, chỉ đạo của Chính Phủ, các quy định của UBND thành phố, Bộ Lao Động – TBXH và các Bộ, Ngành hữu quan.
    - Hòa nhập được với hệ thống thông tin TTLĐ quốc gia, khu vực và quốc tế; thúc đẩy sự hình thành phát triển và hoàn thiện TTLĐ.
    - Thông tin, dự báo xu thế phát triển các nhân tố quan trọng có liên quan đến Cung – Cầu nguồn lao động kỹ thuật của thành phố giai đoạn đến 2010 – 2020; phát triển nền kinh tế mới (phân đoạn, phân loại thị trường liên kết, nối mạng, toàn cầu hóa và khu vực hóa), các điều kiện và phương thức mới về đào tạo, giải quyết việc làm và phát triển nguồn nhân lực.

 1.2. Nhiệm vụ
    - Đáp ứng được nhu cầu thông tin phục vụ công tác quản lý nhà nước về lĩnh vực TTLĐ
    - Đáp ứng nhu cầu thông tin của các cơ quan và các tổ chức hữu quan trong việc nghiên cứu hoạch định các chính sách, giải pháp, các chương trình phát triển về nguồn nhân lực, giáo dục đào tạo, giải quyết việc làm, nâng cao mức sống, điều kiện làm việc cho người lao động và các chương trình kinh tế – xã hội khác có liên quan đến sự phát triển TTLĐ ở thành phố.
    - Đảm bảo cung cấp đầy đủ, kịp thời, xác thực các thông tin cơ bản phục vụ quản lý, giám sát điều tiết TTLĐ thành phố.
    - Từng bước hiện đại hóa công nghệ, hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu, hình thức, phương pháp thu thập, tổng hợp, lưu giữ và truyền tin để không ngừng nâng cao hiệu quả quản lý và hợp tác quốc tế về thông tin TTLĐ.

2. Cơ sở pháp lý

    - Bộ luật lao động của nước Cộng hòa XHCN Việt Nam (đã sửa đổi bổ sung năm 2002 và năm 2007).
    - Nghị định 39/2003/NĐ-CP ngày 18/04/2003 của Chính Phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật lao động về việc làm.
    - Nghị định 19/2005/NĐ-CP ngày 28/02/2005 của Chính Phủ quy định điều kiện, thủ tục thành lập và hoạt động của tổ chức giới thiệu việc làm. Tại điều 7 quy định nhiệm vụ về thông tin TTLĐ.
    - Chương trình mục tiêu quốc gia về việc làm giai đoạn 2006 – 2010.
    - Chương trình mục tiêu về việc làm và xóa đói giảm nghèo của thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn  2006  – 2010.
    - Thông tư liên tịch 09/2004/TTLT-BLĐ.TBXH-BNV ngày 9/6/2004 của Bộ Lao Động – TBXH và Bộ Nội Vụ hướng dẫn chức năng nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức của cơ quan chuyên môn giúp Ủy Ban Nhân Dân các cấp quản lý nhà nước về lao động ở địa phương.
    - Quyết định 362/QĐ-LĐTBXH ngày 9/3/2004 của Bộ Lao Động TBXH về dự án xây dựng hệ thống thông tin TTLĐ Việt Nam đến năm 2010.
    - Quyết định 159/2007/QĐ-TTg của Chính phủ ngày 10/10/2007 về ban hành quy chế phối hợp giữa các Bộ, Ngành địa phương đối với các vùng kinh tế trọng điểm.

3. Quan điểm quản lý nhà nước về thông tin thị trường lao động

       Nghị quyết đại hội X của Đảng về nội dung mục tiêu và phương hướng phát triển thị trường theo định hướng XHCN đã chỉ rõ : Phát triển TTLĐ trong mỗi khu vực kinh tế, tạo sự gắn kết Cung – Cầu phát huy tính tích cực của người lao động trong học nghề, tự tạo và tìm việc làm.
Bộ luật lao động, điều 180 về quản lý nhà nước đã quy định nội dung: Tổ chức và tiến hành nghiên cứu khoa học về lao động thống kê, thông tin về lao động và thị trường lao động, về mức sống, thu nhập của người lao động.

Chủ trương chỉ đạo của Đảng và Nhà nước đã thể hiện rõ quan điểm :
    - Phát triển hệ thống thông tin TTLĐ thông qua các hoạt động giao dịch trên thị trường lao động, ứng dụng tin học trong việc xây dựng và mở rộng kỹ thuật công nghệ về TTLĐ và đồi mới công tác điều tra TTLĐ hàng năm.
    - Phát triển hệ thống TTLĐ thông qua hệ thống các trung tâm và doanh nghiệp giới thiệu việc làm, tổ chức sàn giao dịch việc làm, hội chợ việc làm, ngày hội nghề nghiệp.
    - Đổi mới, nâng cao chất lượng hoạt động thu thập và cung cấp TTLĐ, ưu tiên đầu tư và thúc đẩy vai trò trạm quan sát thông tin TTLĐ ở địa phương, tạo tiền đề cho việc thiết lập hệ thống thông tin TTLĐ cấp quốc gia.
    - Tăng cường hoạt động giao lưu, phối hợp. Thiết lập mạng thông tin chung, xây dựng diễn đàn trao đổi kinh nghiệm về phát triển TTLĐ của địa phương và các nước.

4. Nội dung quản lý về thông tin thị trường lao động
  4.1. Nội dung quản lý thu thập và phân tích thông tin TTLĐ
     4.1.1. Đối tượng sử dụng và mục đích của việc sử dụng thông tin TTLĐ
                Thông tin TTLĐ được nhiều người sử dụng với mục đích khác nhau gồm :

 

Người sử dụng Nội dung sử dụng
1. Lãnh đạo các cấp, các ngành, hoạch định chính sách.
  • Dân số, lực lượng lao động, chất lượng  lao động.
  • Số người có việc làm, thiếu việc làm, thất nghiệp.
     
2. Các trung tâm giới thiệu việc làm.
  • Thông tin về tình hình việc làm ở các doanh nghiệp.
  • Các điều kiện tham gia cơ hội làm việc (như tuổi, trình độ nghề nghiệp, sức khỏe).
  • Lương, điều kiện làm việc của người SDLĐ.
  • Các chương trình giáo dục và đào tạo.
3. Người tìm việc
  • Tìm kiếm cơ hội làm việc và những yêu cầu của công việc, lương bổng, điều kiện làm việc, thủ tục.
     
 4. Người sử dụng lao động (các doanh nghiệp)
 
  • Lập kế hoạch sử dụng nhân lực của doanh nghiệp.
  • Lực lương lao động của địa phương.
  • Thiếu hụt lao động có nghề CMKT.
  • Các hình thức tuyển dụng LĐ. Cơ hội tuyển dụng.
 5. Người lập kế hoạch giáo dục và các chương trình đào tạo
  • Trình độ học vấn và trình dộ tay nghề của lao động, các yêu cầu về lao động có tay nghề, sự thừa thiếu về lao động có tay nghề
 6. Những người thực hiện chương trình việc làm
  • Tỷ lệ thất nghiệp, thiếu việc làm phân chia theo địa bàn cư trú, danh sách các hộ gia đình tham gia chương trình việc làm.

 

4.1.2. Các thông tin về thị trường lao động

     Những chỉ tiêu nội dung, nguồn thông tin về Cung – Cầu lao động, giá cả lao động và các hoạt động, hình thức giao dịch trên TTLĐ.
 

                                 Nội dung thông tin Nguồn thông tin
Cung lao động
  • Dân số và sự phân chia dân số theo địa bàn, theo độ tuổi và giới tính.
  • Lực lượng lao động, chất lượng lao động, tỷ lệ có việc làm, tỷ lệ thiếu việc làm, tỷ lệ thất nghiệp theo địa bàn, độ tuổi, giới tính, theo ngành và theo nghề
     
  • Các cuộc điều tra dân số (10 năm/lần) của TCTK.
  • Các cuộc khảo sát về lao động việc làm 1 năm / lần của Bộ Lao động TBXH và Tổng Cục Thống Kê.
     
Cầu lao động
  • Mức độ và xu hướng việc làm trong doanh nghiệp phân theo ngành, nghề.
  • Các chương trình giáo dục đào tạo.

     

  • Các cuộc khảo sát doanh nghiệp về nhu cầu.
  • Bộ GDĐT – TC dạy nghề

     

Giá LĐ
  • Chế độ tiền lương và thu nhập
  • Bộ Lao động TBXH
Giao dịch TTLĐ
  • Cơ hội tìm việc làm
  • Chương trình tự tạo việc làm
  • Các TTGTVL, báo chí.
  • Ủy Ban Nhân Dân TP

 4.1.3. Báo cáo thông tin thị trường lao động
            Biểu mẫu về nội dung báo cáo theo hàng Quý
 

Chủ đề  Nội dung
1. Việc làm trong doanh nghiệp
  • Số lượng doanh nghiệp và việc làm trong doanh nghiệp.
  • Xác định ngành kinh tế có nhu cầu đào tạo nhiều lao động.
  • Lương tối thiểu thực trả của doanh nghiệp.
2. Hoạt động của TT.GTVL
  • Sự thay đổi về số người đăng ký tìm việc, cơ hội tuyển dụng trong kỳ báo cáo.
3. Sự thiếu và thừa lao động
  • Khái quát các nghề thiếu lao động trong kỳ báo cáo.
  • Xác định các nghề thừa lao động.
4. Số lao động mất việc làm
  • Xác định số lao động bị mất việc làm trong kỳ báo cáo và dự kiến.
5. Nâng cao tay nghề
  • Các chương trình đào tạo mới.
6. Các hoạt động lớn
  • Việc mở ra các cơ hội nghề nghiệp việc làm.

4.2. Đánh giá chung
4.2.1. Mặt đạt được
       - Thị trường lao động thành phố hình thành và phát triển. Hoạt động thông tin TTLĐ góp phần thúc đẩy TTLĐ, định hướng, điều tiết quan hệ Cung – Cầu, giá cả sức lao động, phản ánh giá trị lao động, tạo thông tin thuận lợi cho người lao động tự do di chuyển và chuyển dịch lao động, tìm kiếm việc làm và tăng cường quan hệ lao động, thực thi pháp luật lao động.
       - Vai trò của các trung tâm giới thiệu việc làm về quan sát, thu thập và phân tích cung cấp thông tin TTLĐ để phục vụ cho cơ quan quản lý nhà nước, các doanh nghiệp, người lao động và cơ sở giáo dục, đào tạo đã phát triển mạnh đóng góp tích cực hoạt động phát triển TTLĐ của thành phố như : tổ chức hội chợ việc làm, ngày hội nghề nghiệp – việc làm, sàn giao dịch TTLĐ – việc làm, xây dựng website giới thiệu việc làm, người tìm việc – việc tìm người đang phát triển tốt.
       - Hoạt động quản lý nhà nước về thông tin TTLĐ có nhiều đổi mới tích cực, tổ chức được các cuộc điều tra khảo sát định kỳ về lao động – việc làm – thu nhập – đời sống từ thành phố – Quận huyện – Phường xã. Xây dựng các phương án đánh giá về thực trạng và phát triển thị trường lao động thành phố.
4.2.2. Mặt tồn tại, hạn chế
       - Hệ thống thông tin TTLĐ, thông tin quản lý lao động – việc làm còn yếu kém, chưa bảo đảm cung cấp thông tin đầy đủ, chính xác, kịp thời cho công tác chỉ đạo, điều hành và yêu cầu sửa đổi bổ sung chính sách.
       - Không có sự gắn kết chặt chẽ giữa các đơn vị làm nhiệm vụ thông tin TTLĐ và quản lý nhà nước về thông tin TTLĐ trong quá trình hoạt động đặc biệt lĩnh vực cung cấp các thông tin, nhiều thông tin chưa đầy đủ, độ tin cậy không cao, trùng lắp, hư ảo, tùy tiện. Công tác dự báo nắm nhu cầu sử dụng lao động còn gặp nhiều khó khăn, hạn chế, chưa chuẩn xác.
       - Có nhiều cơ quan, đơn vị chức năng  về TTLĐ nhưng thông tin cần cho cơ quan nhà nước, cho người lao động và người sử dụng lao động chưa đáp ứng được yêu cầu kể cả việc thông tin về pháp luật lao động cũng chưa được mức độ mong muốn.

4.3. Nguyên nhân
       - Thông tin TTLĐ của cả nước và tại thành phố Hồ Chí Minh chưa thành hệ thống hoàn chỉnh, chưa thông suốt cả 2 chiều thuận nghịch.
       - Các cơ quan nhà nước cần thông tin TTLĐ nhiều nhất thuộc 3 lĩnh vực: lao động – việc làm – đào tạo. Nhưng từng lĩnh vực thực hiện chưa đồng bộ nên nguồn lực bị phân tán, chưa đạt kết quả cao. Chưa đúc kết được nhiều kinh nghiệm hoạt động và kinh nghiệm quản lý nhà nước.
       - Thông tin TTLĐ là một công việc lớn, phức tạp, cần được sự quan tâm của các ngành, các cấp và nhiều đối tượng; là vấn đề lâu dài, là một trong 3 thách thức của thế kỷ XXI (môi trường, việc làm, nghèo đói). 
 


 

                                                                                                    Ngày 9/10/2009


                                                                                                    TRẦN ANH TUẤN 


                                                                              Phó Giám Đốc Trung tâm Dự báo nhu cầu nhân lực và 
                                                                              Thông tin thị trường lao động TP.HCM

TỔNG LƯỢT TRUY CẬP: 000000024920972

TRUY CẬP HÔM NAY: 1090

ĐANG ONLINE: 68