Khối ngành kỹ thuật – cung chưa đủ cầu


Theo ông Trần Anh Tuấn, Phó giám đốc Trung tâm quốc gia dự báo và thông tin thị trường lao động, các ngành nghề có nhu cầu nhân lực cao thuộc khối ngành công nghệ, kỹ thuật, kiến trúc, xây dựng. Điển hình như: xây dựng - kiến trúc chiếm 11%; công nghệ thông tin - điện tử - viễn  thông chiếm 11%... trong khi đó số lượng đào tạo các khối ngành này hiện tại thấp hơn nhiều so với nhu cầu.

 
alt

 

Ông Nguyễn Quốc Cường, chuyên viên tuyển sinh Cơ quan đại diện Bộ GD-ĐT tại TP.HCM, cho biết: “Khối ngành kiến trúc tại TP.HCM chỉ có một số trường đào tạo, như ĐH: Kiến trúc, Bách khoa, Văn Lang, Quốc tế Hồng Bàng… với tổng chỉ tiêu đào tạo khoảng 300 sinh viên/năm. Còn ngành xây dựng gồm 12 trường ĐH - CĐ ngoài công lập và các trường ĐH: Giao thông vận tải TP.HCM, Giao thông vận tải (CS2), Bách khoa, Tôn Đức Thắng, Sư phạm kỹ thuật… thì mỗi năm đào tạo được khoảng 2.000 người”. (1)

 

Với các số liệu được nêu ra ở trên thì đối tượng thuộc khối ngành Kiến trúc, xây dựng sẽ có rất nhiều việc làm tại các công ty có nhu cầu tuyển dụng. Tuy nhiên, thực tế con số tốt nghiệp và ra trường để đáp ứng với nghề là không nhiều; trong khi các nhà tuyển dụng luôn luôn đăng tin tìm kiếm nhân sự ở các vị trí được xem là rất căn bản của các ngành liên quan đến Kiến trúc – xây dựng ở bậc đào tạo nghề đặc biệt là các nghề họa viên.

 

Thực trạng tuyển dụng lao động trong khối ngành kiến trúc, xây dựng

 

Ở bậc Cao đẳng và Đại học các trường đều ưu tiên đào tạo ra kiến trúc sư, kỹ sư với mong muốn họ sẽ đáp ứng với nhu cầu xây dựng ngày càng cao trong thời gian sắp tới. Tuy nhiên, đội ngũ nhân lực này lại không đáp ứng được lại sự kỳ vọng từ các nhà tuyển dụng các với lí do là những kiến thức họ học thiếu thực tế và mất hẳn phần cơ bản về đọc và khai triển bản vẽ kỹ thuật.

 

 Lấy ví dụ như tấm bằng KTS tại Nhật. KTS tại Nhật được phân chia theo cấp 1, cấp 2, cấp 3…kiến trúc sư phải trải qua các cấp độ cơ bản từ khai triển bản vẽ kỹ thuật đến thiết kế thi công. Tại Việt Nam, học viên đều mong muốn trở thành kiến trúc sư, kỹ sư trong khi các kiến thức nền tảng cơ bản lại không nắm vững. Do đó khi ra trường các sinh viên này không thể xin được việc vì họ có thể thiết kế nhưng để triển khai thiết kế của chính bản thân họ thì rất lúng túng và thiếu tự tin. Vấn đề này gặp phải rất nhiều ở các sinh viên mới ra trường.

 

alt

 

Hướng giải quyết

Để lấp những khoảng trống kiến thức ở bậc đại học, các sinh viên cần tìm đến thực tập tại một số công ty tư vấn thiết kế kiến trúc để lấy thêm kinh nghiệm hoặc đăng kí thêm một số chương trình đào tạo ngắn hạn chuyên về khai triển thiết kế kiến trúc, kết cấu, điện nước…và khi ra trường các học viên này sẽ không còn phải khó khăn tìm kiếm việc làm khi mà kiến thức và nền tảng họ đủ vững thì các nhà tuyển dụng sẽ tự tìm đến họ.

 

Bên cạnh đó những bạn chưa có kiến thức nền tảng về kiến trúc – xây dựng cũng có thể tham gia nghề họa viên “nghề mang tính đặc thù là cẩn thận” khi họ xác định được thế mạnh của chính bản thân là kiên trì và tỉ mỉ.

 

Định hướng đào tạo nghề họa viên.

 

Họa viên là nghề có thể đào tạo ngắn hạn trong vòng 1 năm, với nhu cầu tuyển dụng là rất lớn.

 

Hiện nay các công ty tuyển dụng họa viên thường tuyển kiến trúc sư mới ra trường vào làm việc ở vị trí họa viên,điều này rất phí phạm chưa kể đối tượng này cũng chưa đáp ứng được nhu cầu thực tế của công việc khi các kiến thức mà họ học cũng chưa đủ có thể đi làm ngay và phải tốn thời gian hướng dẫn từ phía công ty tuyển dụng.

 

alt

 

Đứng trên khía cạnh người tuyển dụng chuyên nghiệp với phương pháp làm việc chuyên môn hóa thì điều họ cần duy nhất từ họa viên 2D là khai triển đúng kỹ thuật được nhiều thể loại bản vẽ từ kiến trúc đến kết cấu, điện nước.

 

Đứng trên khía cạnh người tuyển dụng là các công ty tư vấn thiết kế thông thường thì điều họ cần là họa viên kiến trúc có thể khai triển đúng kỹ thuật các bản vẽ kiến trúc và bản vẽ minh họa 3D.

 

Ngày nay việc đào tạo họa viên cũng gặp rất nhiều khó khăn khi nhà tuyển dụng lại mong muốn họa viên phải biết rất nhiều thứ vô lý (Autocad, sketchup, revit, 3dsmax, photoshop…) trong khi trình độ và thời gian đào tạo họa viên là có hạn.

 

Do đó để xác định chương trình học nào là tốt nhất cho học viên thì chính học viên phải xác định và trả lời được câu hỏi mình mạnh ở điểm nào. Kiên nhẫn, tỉ mỉ, không có khiếu thiết kế chọn công việc họa viên 2D. Thích cấu tạo, có khiếu thẫm mỹ, có gu thiết kế… chọn họa viên kiến trúc.

 

Bên cạnh đó, thiết nghĩ nhà tuyển dụng cũng cần nhìn nhận khách quan hơn khi tuyển dụng lao động tại các vị trí là họa viên. Không nên mong muốn quá nhiều thứ trong khi năng lực của họa viên là có hạn.

 

Dưới đây là hình ảnh minh họa cho nhu cầu tuyển dụng họa viên kiến trúc và họa viên kết cấu các bạn có thể xem và lựa chọn ngành học nào phù hợp với chính khả năng và niềm đam mê của mình.

 

Chúc các bạn có sự lựa chọn đúng!

 

Nguồn: http://cbs.edu.vn

TỔNG LƯỢT TRUY CẬP: 000000024876852

TRUY CẬP HÔM NAY: 92

ĐANG ONLINE: 15