Bản tin Cập nhật thị trường lao động Việt Nam – Số 8, quý 4/2015


Ngày 18/3, tại trụ sở Bộ, Bộ LĐ-TBXH phối hợp với Tổng cục Thống kê tổ chức Hội thảo công bố “Bản tin Cập nhật thị trường lao động Việt Nam – Số 8, quý 4/2015”. Thứ trưởng Doãn Mậu Diệp đã tới dự và chủ trì Hội thảo. Tới dự Hội thảo còn có đại diện các đơn vị nghiên cứu, các đơn vị liên quan trong và ngoài Bộ cùng các cơ quan thông tấn báo chí.

 


Quang cảnh hội thảo

 

Theo bản tin, quý 4/2015, cả nước có 53,50 triệu người có việc làm, trong đó: khu vực thành thị có 16,93 triệu người (chiếm 31,65%); nữ có 26 triệu người (chiếm 48,60%). So với quý 3/2015, số người có việc làm tăng 332,64 nghìn người (0,62%), khu vực thành thị tăng 707 090 người (4,18%), nữ tăng 270 320 người (1,04%).  So với quý 4/2014, số người có việc làm tăng 60.200 người (0,11%), khu vực thành thị tăng 1.050 800 người (6,62%), nữ tăng 20 650 người (0,08%).

Về thất nghiệp và thiếu việc làm, trong quý 4/2015, cả nước có 1.051 600 người trong độ tuổi lao động bị thất nghiệp, trong đó nữ có 461 200 người (chiếm 43,9%); khu vực thành thị có 502 900 người (chiếm 47,8%); nhóm thanh niên (15-24 tuổi) có 559 400 người (chiếm 53,2%). So với quý 3/2015, số người thất nghiệp đã giảm 77 100 người, trong đó nữ giảm 42 200 người, khu vực thành thị giảm 18 400 người, nhóm thanh niên (15-24 tuổi) giảm 107 100 người. So với quý 4/2014, số người thất nghiệp tăng 76 400 người, trong đó khu vực thành thị tăng 25 900 người, nhóm thanh niên (15-24 tuổi) tăng 111 000 người, tuy nhiên nữ lại giảm 11,8 nghìn người.Trong số những người bị thất nghiệp, có 417,3 nghìn người có CMKT (chiếm 39,7%), bao gồm: 155 500  đại học trở lên; 115 000 đẳng chuyên nghiệp; 6 100 cao đẳng nghề; 63 800 trung cấp chuyên nghiệp; 15 000 trung cấp nghề; 26,9 nghìn sơ cấp nghề và 35 200 có chứng chỉ nghề dưới 3 tháng.  So với quý 3/2015, số người bị thất nghiệp có CMKT giảm 78 000 người. Trong đó, giảm ở năm nhóm: trình độ đại học trở lên (-70 nghìn người); sơ cấp nghề (-18 320 người); cao đẳng nghề (-9030 người); trung cấp nghề (-8 080 người) và cao đẳng chuyên (-2 330 người). Ngược lại, số người có CMKT bị thất nghiệp tăng ở hai nhóm: chứng chỉ nghề dưới 3 tháng (26 230 người); trung cấp chuyên nghiệp (3 540 người).

Đáng chú ý, trong số những người bị thất nghiệp, trong quý IV/2015, tỷ lệ thất nghiệp giảm nhẹ so với quý III song vẫn tăng so với cùng kỳ 2014. Nhóm có trình độ cao đẳng chuyên nghiệp đứng ở vị trí cao nhất là 8,16%, tiếp theo là cao đẳng nghề 3,44%. Tỷ lệ thất nghiệp trong nhóm tuổi thanh niên là 7,21%, gấp 3,3 lần tỷ lệ chung. Trong đó, thanh niên thành thị là 12,21%. Đáng lưu ý, tỷ lệ thất nghiệp của thanh niên độ tuổi 20-24 có trình độ chuyên môn kỹ thuật ở mức rất cao: cao đẳng chuyên nghiệp là 19,58% và đại học trở lên 20,79%. Tình trạng thất nghiệp dài hạn đã được cải thiện: tỷ lệ người bị thất nghiệp trên 12 tháng của quý 4/2015 giảm còn 23,1% (so với 25% của quý 3/2015).

Theo bà Nguyễn Thị Lan Hương, nguyên Viện trưởng Viện Khoa học LĐ-XH , nguy cơ thất nghiệp với lao động độ tuổi thanh niên đáng báo động. Điều này cũng cho thấy vai trò quan trọng của việc giáo dục đào tạo cũng như công tác chuyển dịch lao động từ nhà trường tới môi trường việc làm là rất quan trọng. Cũng trong bản thị trên, ngành bán buôn bán lẻ và sửa chữa ôtô, mô tô, xe máy, xe có động cơ khác có lao động tăng nhiều nhất so với quý III, tăng 173.000 người. Bên cạnh đó, giáo dục - đào tạo; công nghiệp chế biến, chế tạo và nghệ thuật, vui chơi và giả trí cũng thu hút lao động, việc làm mạnh mẽ trong thời điểm gần đây.  
 

Thứ trưởng Doãn Mậu Diệp phát biểu tại Hội thảo
 
Theo đánh giá của Thứ trưởng Doãn Mậu Diệp, qua bản tin cho thấy điều đáng mừng là người có việc và chất lượng việc làm tăng nhanh hơn quý 3/2015. Thu nhập của nhóm lao động làm công ăn lương tiếp tục tăng. Đặc điểm của các nước châu Á nói chung và Việt Nam nói riêng cho thấy. Ngoài công việc chính, người lao động: Ngoài việc chính có nhiều việc phụ, do đó trong khảo sát thấy thu nhập phụ tăng thêm. Tỉ lệ thất nghiệp dù chỉ ra những yếu tố quan trọng. Nhưng chưa phải là điều cần chú ý nhất là chất lượng lao động của thị trường lao động Việt Nam.

Dự báo năm 2016, khi nền kinh tế tiếp tục đà phục hồi mạnh, tỷ lệ thất nghiệp trong độ tuổi lao động sẽ giữ ở mức thấp, còn 2,2% và lực lượng lao động có việc làm trong một số ngành như công nghiệp chế biến, chế tạo; vận tải kho bãi; thông tin và truyền thông... sẽ tăng. Một số ngành lao động sẽ giảm như nông lâm ngư nghiệp, khai khoáng... Trong năm 2016, sẽ có 54,1 triệu lao động có việc làm.
 
Nguồn: molisa.gov.vn

TỔNG LƯỢT TRUY CẬP: 000000024866530

TRUY CẬP HÔM NAY: 4729

ĐANG ONLINE: 24