QUẢN LÝ VÀ QUY TRÌNH THÔNG TIN THỊ TRƯỜNG LAO ĐỘNG TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH



Phát triển thị trường lao động đồng bộ với các loại thị trường, tạo môi trường cho sự vận động năng động và trật tự của cơ chế thị trường là một nhiệm vụ có tính chất chiến lược quan trọng để thực hiện công cuộc đổi mới của Đảng và Nhà nước Việt Nam.

          Phát triển thị trường lao động với nội dung cơ bản là giải quyết mối quan hệ giữa cung và cầu lao động, giá cả sức lao động.

          Mục tiêu của việc phát triển thị trường lao động là đảm bảo công ăn việc làm cho người lao động, giảm tỷ lệ thất nghiệp ở thành thị và tăng thời gian lao động được sử dụng ở nông thôn, điều chỉnh tiền lương và giải quyết những bất hợp lý trong chính sách tiền lương, tổ chức quỹ hỗ trợ thất nghiệp ở thành thị và các quỹ tín dụng hỗ trợ đào tạo nghề, hỗ trợ việc làm, tự tạo việc làm.

          Các nhà hoạch định chính sách thường sử dụng các chỉ số khảo sát thống kê thông tin và dự báo về thị trường lao động (thông tin thị trường lao động) để hỗ trợ phát triển các chính sách mới và sửa đổi các chính sách hiện hành như xây dựng các chương trình khuyến khích phát triển nguồn nhân lực, thực hiện các cuộc cải cách trong dạy nghề để đáp ứng các nhu cầu thay đổi của thị trường lao động và phát triển các chương trình thị trường lao động tích cực nhằm trợ giúp các nhóm đối tượng đặc biệt.

          Các nhà thực thi chính sách có thể sử dụng thông tin thị trường lao động để xác định các thay đổi về điều kiện hoạt động của thị trường lao động địa phương và đánh giá các thái độ đáp ứng đối với các chương trình mới. Đồng thời, trong quá trình thực thi, có thể xác định khả năng mở rộng hoạt động của một số ngành cụ thể dẫn đến tạo công ăn việc làm mới và cuối cùng có thể sử dụng thông tin thị trường lao động để đánh giá kết quả thực hiện các chương trình mới.

 

 

 

 

Các vấn để chính sách

Thông tin thị trường lao động

Các đáp ứng chính sách

1.Tác động của sự thay đổi công nghệ đối với cơ cấu nghề nghiệp và kỹ năng

 

 

 

 

 

2.Tác động các công cụ chính sách đối với các chương trình đào tạo và tạo việc làm

 

Ÿ Các thay đổi về yêu cầu nghề nghiệp và kỹ năng

Ÿ Những kỹ năng nào có thể phát triển hoặc dần mất đi.

Ÿ Ngành nghề nào chịu tác động mạnh nhất

 

 

Ÿ Khả năng tìm được việc làm ổn định khi tham gia các chương trình

Ÿ Điều tra đối với các học viên đã tốt nghiệp khóa đào tạo để đánh giá mức độ thích hợp của chương trình giáo dục, đào tạo.

 

Ÿ Cải cách hệ thống giáo dục và đào tạo nhằm đáp ứng nhanh hơn với sự thay đổi của nhu cầu.

Ÿ Các chương trình cụ thể về hỗ trợ ngành.

Ÿ Cải thiện phương pháp tư vấn nghề nghiệp

 

Ÿ Sửa đổi và cải thiện các chương trình

Ÿ Định hướng tốt hơn các chương trình nhằm trợ giúp những nhóm đối tượng cụ thể

Ÿ Xây dựng các khóa học sát thực tế hơn với yêu cầu của thị trường lao động

 

Để theo dõi việc phát triển thị trường lao động theo định hướng xã hội chủ nghĩa, cần có hệ thống tổ chức thông tin thị trường lao động và dự báo nguồn nhân lực dưới sự quản lý và điều hành của các cấp, các ngành chức năng Nhà nước. Đặc biệt đối với thành phố Hồ Chí Minh có thị trường lao động đa dạng và năng động, trong các năm qua Thành ủy và Ủy ban Nhân dân thành phố luôn quan tâm đến chương trình phát triển nguồn nhân lực, tạo việc làm cho người lao động, tổ chức quản lý lao động xã hội, điều kiện môi trường lao động và tổ chức các hoạt động thông tin thị trường lao động, đào tạo nghề, giới thiệu việc làm. Tuy nhiên hiện tại vẫn chưa có tổ chức đáp ứng đầy đủ các yêu cầu cung cấp thông tin, phân tích và dự báo về xu hướng phát triển chuyên môn của các ngành nghề để từ đó hoạch định được chiến lược đào tạo, đáp ứng nhu cầu nhân lực của các doanh nghiệp, người sử dụng lao động.

 

 

 

I. THỰC TRẠNG THÔNG TIN THỊ TRƯỜNG LAO ĐỘNG TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH :

1. Thị trường lao động :

- Lực lượng lao động thành phố tăng dần qua các năm, năm 2001 số người trong độ tuổi lao động là 3,6 triệu người, chiếm tỷ trọng 66,14% dân số. Năm 2008 lực lượng lao động là 4,6 triệu người, chiếm tỷ trọng 67,67% dân số

- Lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật năm 2001 chiếm tỷ trọng 33,17%, năm 2008 chiếm tỷ trọng 49,11% trong tổng số lao động đang làm việc

- Số người có việc làm tăng dần qua các năm, năm 2008 có trên 3,2 triệu người, chiếm tỷ trọng 67,75% nguồn lao động

- Tỷ lệ thất nghiệp năm 2001 là 6,8% giảm dần dưới 6% năm 2008

(Ghi chú : Số liệu theo nguồn là Niên giám thống kê và báo cáo của Sở Lao động Thương binh & Xã hội)

2. Các hoạt động phục vụ thị trường lao động :

- Trước năm 2006, thành phố có 08 Trung tâm giới thiệu việc làm và 378 doanh nghiệp, chi nhánh hoạt động giới thiệu việc làm. Năm 2006 – 2007 thực hiện qui định của Chính phủ, thành phố đã tiến hành qui hoạch và thành lập lại 07 Trung tâm giới thiệu việc làm và cấp giấy phép hoạt động cho 34 doanh nghiệp có chức năng giới thiệu việc làm. Tuy nhiên hiện nay vẫn tồn tại nhiều hoạt động giới thiệu việc làm trái qui định pháp luật

- Hệ thống cơ sở dạy nghề thành phố hiện có 296 đơn vị có qui mô đào tạo hàng năm trên 30.000 công nhân kỹ thuật lành nghề và 320.000 người có nghề chuyên môn kỹ thuật

- Năm 2005, Bộ Lao động Thương binh & Xã hội, Ủy ban Nhân dân thành phố và Sở Lao động Thương binh & Xã hội đã bổ sung nhiệm vụ cho Trung tâm Giới thiệu Việc làm thành phố thành lập bộ phận chuyên trách thực hiện nhiệm vụ thông tin thị trường lao động theo qui định của Nhà nước. Đồng thời một số cơ quan thông tin, báo đài, các trường đại học, cao đẳng, trường nghề, các tổ chức nước ngoài cũng đã có nhiều hình thức hoạt động đa dạng về thông tin thị trường lao động tại thành phố.

Có thể nhận định chung, thực trạng thị trường lao động Thành Phố Hồ Chí Minh từ năm 1995 đến nay phát triển nhanh theo các quy định của thị trường nhiều thành phần kinh tế, hội nhập khu vực và quốc tế. Thành phố đã phát triển, tạo được nhiều việc làm, từ 1995 – 2007 bình quân hằng năm thành phố đã giải quyết trên 200.000 người có việc làm ổn định. Tuy nhiên nguồn lao động và việc làm thường xuyên biến động, số lao động không ổn định việc làm, mất việc làm, tái bố trí việc làm hằng năm rất lớn, do đó Cung – Cầu của thị trường lao động còn nhiều chênh lệch, mất cân đối giữa đào tạo và sử dụng nguồn nhân lực, người lao động và người sử dụng lao động chưa có điều kiện tiếp cận đầy đủ  và nhanh chóng các luồng thông tin. Hoạt động thông tin thị trường lao động những năm gần đây được nhiều ngành, đơn vị tổ chức chuyên nghiệp, phát triển đa dạng, phong phú nhưng rất khó kiểm soát.


TỔNG LƯỢT TRUY CẬP: 000000024878804

TRUY CẬP HÔM NAY: 1042

ĐANG ONLINE: 9