ĐỔI MỚI VÀ PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC CHUYÊN NGHIỆP: ĐÀO TẠO VÀ SỬ DỤNG VIỆC LÀM THEO NHU CẦU XÃ HÔI


TRẦN ANH TUẤN

(Phó giám đốc TT Dự báo nhu cầu nhân lực và thông tin thị trường lao động TP.HCM)
 
 

Học viên trường nghề đang thực hành trên máy tiện. Ảnh: T.M

   Để tăng năng lực cạnh tranh của nền kinh tế cần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, nhưng thực tế vẫn tồn tại nhiều vấn đề chưa đồng bộ cho yêu cầu phát triển nhân lực như việc đào tạo và sử dụng còn đạt hiệu quả thấp. Đào tạo và sử dụng có mối quan hệ chặt chẽ - đào tạo chất lượng cao sẽ thúc đẩy sử dụng lao động và sản xuất, kinh doanh phát triển... Để đạt được mục tiêu này, yêu cầu phải có sự gắn kết giữa người sử dụng lao động và cơ sở đào tạo.
 
 
 
   Tuy nhiên tình hình chung việc gắn kết còn nhiều hạn chế, vì:
 
   Các cơ sở đào tạo chưa đủ điều kiện để nhanh chóng nâng cao chất lượng đào tạo thích ứng với nhu cầu thị trường lao động đặc biệt về các kỹ năng nghề, kinh nghiệm làm việc và ngoại ngữ. Vấn đề này không chỉ là trách nhiệm của các cơ sở đào tạo nghề mà nguồn nhân lực phải được chuẩn bị trước từ các bậc học văn hóa phổ thông và tự rèn luyện khi vào học nghề. Đối với người học nghề đa số chọn nghề theo thị hiếu, theo giá trị bằng cấp, tiền lương.
Đa số doanh nghiệp chưa hoạch định được yêu cầu trung hạn và dài hạn về nhu cầu nhân lực cụ thể, vì vậy chưa gắn kết được với cơ sở đào tạo. Các tiêu chí tuyển dụng của doanh nghiệp thường xuất phát theo thực tế tổ chức sản xuất kinh doanh và thường thay đổi theo hiệu quả sản xuất kinh doanh đạt được đồng thời nhiều doanh nghiệp còn tư tưởng cho là thị trường lao động rất dồi dào nhiều nguồn nhân lực.
Do đó, để tạo sự gắn kết giữa đào tạo và việc làm theo nhu cầu xã hội cần phải có một quá trình với nhiều giải pháp tích cực thúc đẩy thị trường lao động phát triển. Chúng tôi xin đưa ra một số vấn đề như sau:
 
   1. Đối với nhà trường, cơ sở đào tạo: Cần tăng cường tiếp cận thông tin nhu cầu nhân lực trong xã hội về cơ cấu, trình độ nghề, ngành nghề, quy mô, số lượng. Đây cũng là trách nhiệm của các tổ chức dự báo nhu cầu nhân lực, thông tin thị trường lao động, giới thiệu việc làm góp phần với nhà trường, cơ sở đào tạo. Nắm được thông tin về người học, nhu cầu việc làm, điều kiện và khả năng học, tư vấn, hỗ trợ đào tạo. Gắn bó với doanh nghiệp, xã hội trong quá trình đào tạo như mời doanh nghiệp tham gia đào tạo, hỗ trợ thực tập, nội dung đào tạo, phối hợp đào tạo theo kế hoạch. Mở rộng thông tin cho xã hội, doanh nghiệp, người lao động về hoạt động đào tạo của nhà trường, cơ sở đào tạo. Phát triển mạnh các hoạt động quan hệ doanh nghiệp và kế hoạch thực tập cho sinh viên, học sinh. Thường xuyên tổ chức hoạt động thông tin thị trường lao động; ngày hội nghề nghiệp - việc làm, hoạt động giới thiệu việc làm cho học viên chú trọng việc làm bán thời gian, thời vụ.
 
   2. Đối với doanh nghiệp, cơ sở sản xuất - kinh doanh: Tăng cường quan hệ với nhà trường, cơ sở đào tạo để đặt yêu cầu và hợp đồng nhân lực. Đồng hành cùng với nhà trường, cơ sở đào tạo trong quá trình đào tạo. Phối hợp với nhà trường, cơ sở đào tạo tổ chức đào tạo và có chương trình đào tạo, bồi dưỡng tiếp tục đối với người học nghề vào làm tại doanh nghiệp theo đặc điểm của doanh nghiệp.
 
   3. Đối với người lao động (học viên, sinh viên): Tìm hiểu thị trường lao động, doanh nghiệp, nhà trường, cơ sở đào tạo để biết nhu cầu việc làm, điều kiện làm việc, ngành nghề đào tạo. Chọn nghề, việc làm, ngành nghề, bậc học phù hợp năng lực, sở trường, điều kiện học tập. Tự rèn luyện kỹ năng nghề, ngoại ngữ. Xác định nghề nghiệp là yêu cầu học tập suốt đời. Xây dựng được giá trị năng lực hành nghề. Đồng thời để tạo sự gắn kết đào tạo - việc làm theo nhu cầu xã hội còn những yêu cầu về hiệu quả quản lý nhà nước; năng lực hoạt động hữu hiệu của các tổ chức giới thiệu việc làm và các đoàn thể, tổ chức xã hội.
 
   Thị trường lao động TP.HCM năm 2010 sẽ phát triển mạnh về cơ cấu ngành nghề và cơ cấu nguồn nhân lực do bước đầu vượt qua thời kỳ khó khăn về kinh tế và việc làm. Nhiều doanh nghiệp thường xuyên có nhu cầu tuyển dụng lao động kể cả lao động quản lý, có chuyên môn kỹ thuật và lao động phổ thông để đào tạo gắn bố trí việc làm tại doanh nghiệp. Trong đó, nhu cầu nhân lực về cơ cấu trình độ chuyên môn kỹ thuật năm 2010:
 
Trình độ chuyên môn
Tỷ lệ (%)
Tổng số nhu cầu nhân lực
-          Trên đại học
-          Đại học
-          Cao đẳng chuyên nghiệp, cao đẳng nghề
-          Trung cấp chuyên nghiệp, trung cấp nghề
-          Công nhân kỹ thuật lành nghề
-          Sơ cấp nghề
-          Lao động chưa qua đào tạo
100,00
1,06
7,48
5,35
10,27
30,67
17,55
27,62

Nguồn: giaoduc.edu.vn

TỔNG LƯỢT TRUY CẬP: 000000024711292

TRUY CẬP HÔM NAY: 15998

ĐANG ONLINE: 95