Ngành Tài chính – Ngân hàng có thực sự kém “hot”


(Thứ trưởng Bộ Công Thương tặng bằng khen

cho Nhà trường nhân kỷ niệm 50 năm ngày thành lập)

 

Ngành Tài chính – Ngân hàng có thực sự kém “hot”

 

Từ năm 2013, thông tin về bão hòa nguồn nhân lực trong ngành Tài chính – ngân hàng đã khiến nhiều sĩ tử không dám theo đuổi niềm đam mê của mình. Thực trạng này có liên quan tới bức tranh về hoạt động kinh doanh của các ngân hàng thương mại Việt Nam như thế nào?

 

Không thể phủ nhận vai trò hết sức to lớn của hệ thống các ngân hàng thương mại và các định chế tài chính khác trong nền kinh tế. Có lẻ bởi vậy nên các ngân hàng thương mại luôn được ví là mạch máu của bất kỳ nền kinh tế nào.

 

Hoạt động chủ yếu của các định chế tài chính là hoạt động tín dụng. Thông qua các hoạt động của mình như nhận tiền gửi của các NHTM, thu phí bảo hiểm của các công ty bảo hiểm, huy động vốn qua chứng chỉ quỹ của các quỹ đầu tư,…. Ở Việt nam, các NHTM với các sản phẩm tiền gửi của mình có thể huy động được một lượng vốn lớn từ dân cư. Chỉ tính riêng 4 ngân hàng thương mại lớn và Vietinbank, VCB, BIDV, Agribank trong năm 2013, tổng vốn huy động từ nền kinh tế đã lên tới 1.936.026 tỷ đồng. Doanh thu phí bảo hiểm toàn ngành khoảng 35.290 tỷ đồng vào năm 2010, con số này đã tăng lên gấp 4 lần trong năm 2013. Mặc dù chịu ảnh hưởng lớn từ cuộc khủng hoảng kinh tế, dư nợ tín dụng cho vay của các TCTD ở Việt Nam qua các năm đều có xu hướng tăng, đáp ứng phần lớn nhu cầu vốn của các tổ chức kinh tế. Cụ thể như Vietcombank, tính đến 31/12/2013, dư nợ cho vay nền kinh tế đạt 275.285 tỷ đồng, tăng 14,5% so với năm 2012. Tổng dư nợ cho vay của Agribank trong năm 2013 đạt 530.600 tỷ đồng, tăng 50.147 tỷ đồng, tức tăng 10,4% so với cuối năm 2012.  Hoặc đối với các công ty bảo hiểm, năm 2007, số tiền đầu tư trở lại nền kinh tế của thị trường bảo hiểm đạt 46.549 tỷ đồng.

 

Các định chế tài chính còn cung ứng các dịch vụ thanh toán, góp phần bôi trơn các hoạt động thương mại, đầu tư, du lịch. Năm 2013, tổng phương tiện thanh toán của hệ thống NH VN tăng 14,64%. Tỷ lệ thanh toán không dùng tiền mặt năm 2013 giảm còn 12% so với con số 14% cuối năm 2010.

 

Ngoài ra, hoạt động kinh doanh ngân hàng và các định chế tài chính khác còn cung cấp các nghiệp vụ kinh doanh ngoại hối, dịch vụ tư vấn tài chính, kinh doanh chứng khoán,….

 

Mặc dù, không thể phủ nhận vai trò to lớn của hệ thống ngân hàng thương mại và các tổ chức tín dụng, nhưng bức tranh hoạt động kinh doanh của hệ thống này không mấy sáng sủa trong suốt khoảng thời gian qua.Tăng trưởng tín dụng nóng trong giai đoạn trước năm 2010 đã khiến cho chất lượng tín dụng khó đảm bảo tốt. Điều này đã làm cho nợ xấu tăng. Tăng trưởng tín dụng nóng cũng làm vốn dự trữ của các NHTM suy giảm, dẫn tới khả năng chống đỡ rủi ro của các NHTM giảm xuống và cũng bộc lộ rất nhiều những hạn chế về nguồn nhân lực, trình độ tổ chức, quản lý, năng lực về vốn và công nghệ.

 

Tuy nhiên, từ bài toán đau đầu về nợ xấu, các NHTM Việt Nam cũng nhận thức rõ những yếu kém của mình và dần có sự chuyển mình nhất định theo hướng các NHTM hiện đại trên thế giới. Đó chính là xu hướng phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ, trong đó trọng tâm là hướng tới các dịch vụ ngân hàng tiên tiến hiện đại. Có lẽ, cụm từ ngân hàng điện tử đang dần trở nên phổ biến và hơn lúc nào hết người dân đang dần được tiếp cận với các dịch vụ ngân hàng thuận tiện nhất khi mà không cần phải tới giao dịch tại ngân hàng, chúng ta vẫn có thể thực hiện các thao tác chuyển khoản, thanh toán,…. Với  cơ cấu dân số vàng, thực sự các NHTM Việt Nam đang có rất nhiều cơ hội để bước vào thời kỳ phát triển mới một cách bền vững hơn khi mà thu nhập không phụ thuộc quá lớn vào hoạt động tín dụng vốn tồn tại rất nhiều rủi ro.

 

Vậy nhu cầu nhân lực ngành tài chính – ngân hàng trong tương lai sẽ ra sao khi đứng trước bước chuyển mình này của hệ thống NHTM. Ông Trần Anh Tuấn – Phó giám đốc Trung tâm dự báo nhu cầu nhân lực và thông tin thị trường lao động Tp.HCM cho biết: “Từ cuối năm 2013, nền kinh tế thế giới cũng như trong nước đã có dấu hiệu khởi sắc. Chính vì vậy, nhu cầu nhân lực khối ngành kinh tế trong thời gian tới là rất lớn”. Tính riêng ở thành phố Hồ Chí Minh, theo dự báo về nhu cầu nhân lực qua đào tạo phân theo 8 nhóm ngành giai đoạn 2014 -2015, xu hướng đến 2020- 2025 thì trong những năm tới mỗi năm thành phố Hồ Chí Minh cần khoảng 67.000 lao động nhóm ngành Kinh tế - Tài chính – Ngân hàng – Pháp luật – Hành chính và chiếm khoảng 33% tổng nhu cầu lao động các nhóm ngành. Đồng thời, thị trường bất động sản đã có nhiều giao dịch sau một thời gian dài trầm lắng, thị trường chứng khoán cũng đã trở nên sôi động rất nhiều kể từ đầu năm 2014.Nhiều ngân hàng đã bắt đầu gia tăng quy mô, số lượng các chi nhánh, phòng giao dịch trên toàn quốc. Đây chính là cơ hội cho các sinh viên ngành tài chính tìm việc trong ngành ngân hàng. Các bạn trẻ học ngành Tài chính- Ngân hàng tại thời điểm này sẽ có nhiều thuận lợi khi ra trường vào khoảng 3 -5 năm nữa, vì khi đó nền kinh tế hồi phục mạnh mẽ và mở ra nhiều cơ hội nghề nghiệp cho sinh viên. Tuy nhiên, nhận định của các chuyên gia, thì nguồn nhân lực ngành ngân hàng hiện nay vẫn câu nói cũ là “vừa thiếu lại vừa yếu”. Điều này là do từ năm 2008, đang là giai đoạn “hot” nhất của ngành Tài chính – ngân hàng nên rất nhiều các trường cao đẳng, đại học mở thêm ngành này, thậm chí có nhiều trường đại học, cao đẳng dân lập mới mở ra để đào tạo chuyên các khối ngành kinh tế một cách ồ ạt. Điều này khiến tình trạng nhiều sinh viên ngành Tài chính – Ngân hàng ra trường nhưng không tìm được việc làm.

 

Trường Cao đẳng Kinh tế Kỹ thuật Thương mại là một trường công lập thuộc Bộ Công Thương, nằm ngay tại Quận Hà Đông, nội thành Hà Nội. Trường đã có lịch sử phát triển hơn 50 năm. Trong đó Khoa Tài chính – Ngân hàng mà tiền thân là Tổ Tài chính – Ngân hàng thuộc Khoa Kế Toán Tài chính đã có nhiều bước chuyển mình vươn lên mạnh mẽ. Đây chính là địa chỉ tin cậy để các bạn có thể chọn lựa học tập nhằm bước tiếp con đường đam mê của mình.

 

Nguồn: ctet.edu.vn

TỔNG LƯỢT TRUY CẬP: 000000024880042

TRUY CẬP HÔM NAY: 2356

ĐANG ONLINE: 19