Hội thảo công bố báo cáo "Khảo sát thu nhập và điều kiện sống của lao động nữ di cư trong doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài"


Xu thế toàn cầu hóa, tự do hóa thương mại đã mở rộng cánh cửa giúp nền kinh tế Việt Nam phát triển hơn, tạo việc làm với chất lượng và số lượng cao hơn cho thị trường đối tác, đặc biệt với thị trường châu Âu.
Nhân tố quan trọng giúp nền kinh tế Việt Nam phát triển không thể thiếu một phần đóng góp của khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI). Trên thực tế, trong khu vực FDI, lực lượng lao động trực tiếp sản xuất, làm ra các sản phẩm mang đến lợi nhuận đóng góp vào sự phát triển của nền kinh tế nước nhà chiếm tỉ lệ lớn trong tổng lực lượng lao động là lao động nữ di cư từ các địa phương.

Trong khuôn khổ hợp tác giữa Dự án Hỗ trợ chính sách thương mại và đầu tư châu Âu (EU- Mutrap)- Bộ Công thương với Viện Khoa học Lao động và xã hội (KHLD&XH), ngày 3/6/2015 tại Đồng Nai đã tổ chức Hội thảo công bố báo cáo Khảo sát thu nhập và điều kiện sống của lao động nữ di cư trong doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.

Hội thảo được diễn ra dưới sự chủ trì của PGS.TS. Nguyễn Thị Lan Hương – Viên Trưởng Viện Khoa học Lao động và xã hội. Tham dự hội thảo có các nhà nghiên cứu, hoạch định chính sách, các đại biểu đại diện cho các sở Lao động – Thương binh xã hội các tỉnh, Ban quản lí các khu công nghiệp các tỉnh Bắc Ninh, Đồng Nai, TP. Hồ Chí Minh, đại diện các ban/ ngành, các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Đồng Nai.

PGS.TS. Nguyễn Thị Lan Hương – Viện trưởng Viện Khoa học Lao động và xã hội khai mạc hội thảo

Thay mặt nhóm nghiên cứu, TS. Bùi Sỹ Tuấn – trưởng phòng nghiên cứu chính sách An sinh xã hội – Viện KHLD&XH trình bày kết quả nghiên cứu. Trong bài trình bày, ông Tuấn đã mang đến bức tranh về thu nhập và điều kiện của lao động nữ di cư trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài trên 3 địa bàn Bắc Ninh, Đồng Nai và Thành phố Hồ Chí Minh. Đặc trưng của lao động nữ di cư làm việc trong các doanh nghiệp FDI có độ tuổi khoảng từ 20 – 39 chiếm 93%, chủ yếu xuất cư từ các vùng từ duyên hải miền Trung, đồng bằng song Cửu Long và miền núi phía Bắc với trình độ chuyên môn kỹ thuật phần lớn (78,45%) qua đào tạo nghề tại doanh nghiệp nhưng không có chứng chỉ. Thực trạng tuyển dụng – việc làm của nhóm lao động này; hợp đồng lao động; làm thêm giờ, tiền lương làm thêm giờ; tiền lương – thu nhập; môi trường và điều kiện làm việc; chi tiêu và khả năng tiếp cận các dịch vụ xã hội, hòa nhập cộng đồng tại nơi đến. Trong báo cáo, các khuyến nghị về chính sách riêng từ các ngành, các cấp quản lý, các doanh nghiệp FDI đối với lực lượng lao động nữ di cư cũng được chỉ rõ như: chính sách về đào tạo nghề, chính sách về nhà ở, về y tế, giáo dục,…

TS. Bùi Sỹ Tuấn, trưởng phòng chính sách An sinh xã hội, VKHLĐ&XH

Tại Hội thảo, các đại biểu đại diện cho các ban/ngành, các KCN-KCX, các doanh nghiệp đã có nhiều ý kiến đóng góp  cho báo cáo và những chia sẻ về vấn đề lao động nữ di cư tại địa bàn, doanh nghiệp cụ thể.

Ông Trần Anh Tuấn – Phó giám đốc trung tâm Dự báo nhu cầu nhân lực và Thông tin thị trường lao động thành phố Hồ Chí Minh đã có những chia sẻ về những thuận lợi – hạn chế, nhu cầu và giải pháp cần tăng cường để định hướng hỗ trợ việc làm cho lao động nữ nhập cư trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh.

Một số hình ảnh tại hội thảo:
 

Ông Trần Anh Tuấn – Phó giám đốc trung tâm Dự báo nhu cầu nhân lực và Thông tin thị trường lao động thành phố Hồ Chí Minh
 
Bà Hoàng Thị Thu Hải – đại diện Ban quản lý các KCN Bắc Ninh tham luận tại hội thảo

Ông Trường – đại diện Công đoàn của doanh nghiệp tại Đồng Nai, chia sẻ thông tin về tình hình lao động và lao động nữ di cư

Bà Nguyễn Phước Mạnh, Phó chủ tịch Liên đoàn Lao động tỉnh Đồng Nai tham luận tại hội thảo

 

Đại biểu đăng ký tham dự hội thảo

Kết thúc hội thảo, PGS.TS. Nguyễn Thị Lan Hương cám ơn các ý kiến đóng góp cho báo cáo, các chia sẻ thông tin của đại biểu. Các ý kiến, thông tin quý báu của các đại biểu sẽ là một kênh thông tin để các nhà nghiên cứu, nhà hoạch định chính sách tham khảo để hoàn thiện hơn một số chính sách nhằm nâng cao đời sống cho lao động di cư nói chung và với lao động nữ di cư nói riêng.


Anh: Đại biểu tham dự tại hội thảo

PGS.TS. Nguyễn Thị Lan Hương, trả lời phỏng vấn báo chí tại hội thảo

 

Nguồn: ilssa.org.vn

TỔNG LƯỢT TRUY CẬP: 000000024929681

TRUY CẬP HÔM NAY: 2424

ĐANG ONLINE: 18