Ý kiến Dạy nghề - số lượng cao, chất lượng thấp


Hàng năm, TPHCM có khoảng 40 vạn lượt người được dạy nghề. Con số này góp phần không nhỏ nâng chất lao động của TP; góp phần đưa tỷ lệ lao động đã qua đào tạo nghề đạt 69,93% tổng lao động của TP vào cuối năm 2014, một tỷ lệ rất cao so với mặt bằng chung cả nước. Tuy nhiên, khoảng 40 vạn lượt người được đào tạo như thế nào? Liệu đã đáp ứng được nhu cầu về số lượng và chất lượng nguồn nhân lực chất lượng cao so với yêu cầu của TP?

Có nhiều căn cứ chỉ ra cho thấy, chất lượng nguồn nhân lực nhìn qua góc độ đào tạo nghề thực sự đáng báo động. Đơn cử, trong gần 444.000 lượt người được tuyển mới dạy nghề vào năm 2014, chỉ có chưa đầy 21.000 người (gần 5%) được đào tạo trình độ cao đẳng và trung cấp nghề. Tuyệt đại đa số, tức gần 423.000 người (chiếm 95% còn lại) là học sinh sơ cấp nghề và người được dạy nghề thường xuyên.

Tương tự, các năm trước đó, tỷ lệ lao động có trình độ cao đẳng, trung cấp nghề cũng chỉ chiếm khoảng 5%, còn chủ yếu là đào tạo… “ngắn ngày”, có trình độ sơ cấp. Chính điều này đặt ra nghi vấn về chất lượng lao động, chất lượng đào tạo nghề và tính bền vững của việc làm như đề cập của Ban Văn hóa - Xã hội, HĐND TPHCM trong buổi làm việc với Sở LĐTB-XH TPHCM vừa qua.

Nhiều ý kiến cho rằng, đào tạo nghề chỉ trong thời gian một vài tháng như một việc làm qua loa, nửa vời, không thực chất giúp ích cho người lao động. Dạy nghề xong, tay nghề người lao động vẫn thấp, họ vẫn phải làm những công việc tạm thời, bấp bênh, ít ổn định. Hiệu quả của việc dạy nghề, biến động việc làm của khoảng 40 vạn con người hàng năm đã được đào tạo - chủ yếu trong thời gian ngắn - có lẽ, cần có những đánh giá chặt chẽ hơn nữa của TP.

Từ nay đến 2025, TP ưu tiên phát triển nhân lực cho những ngành có hàm lượng công nghệ cao, giá trị gia tăng cao, đảm bảo nhu cầu lao động chất lượng cao cho 9 ngành dịch vụ, 4 ngành công nghiệp chủ lực.

Theo ông Trần Anh Tuấn, Phó Giám đốc Trung tâm Dự báo nhu cầu nhân lực và thông tin thị trường lao động TPHCM, mặc dù tỷ lệ lao động đã qua đào tạo trên địa bàn TP là rất cao (69,93%) so với cả nước, nhưng lại rất thấp về số lượng và chất lượng so với yêu cầu chung của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa của thành phố trong giai đoạn 2012 - 2015 và giai đoạn tiếp theo đến năm 2020 - 2025.

MẠNH HÒA

- See more at: http://www.sggp.org.vn/xahoi/2015/3/377507/#sthash.jcJrgjos.dpuf

Hàng năm, TPHCM có khoảng 40 vạn lượt người được dạy nghề. Con số này góp phần không nhỏ nâng chất lao động của TP; góp phần đưa tỷ lệ lao động đã qua đào tạo nghề đạt 69,93% tổng lao động của TP vào cuối năm 2014, một tỷ lệ rất cao so với mặt bằng chung cả nước. Tuy nhiên, khoảng 40 vạn lượt người được đào tạo như thế nào? Liệu đã đáp ứng được nhu cầu về số lượng và chất lượng nguồn nhân lực chất lượng cao so với yêu cầu của TP?

Có nhiều căn cứ chỉ ra cho thấy, chất lượng nguồn nhân lực nhìn qua góc độ đào tạo nghề thực sự đáng báo động. Đơn cử, trong gần 444.000 lượt người được tuyển mới dạy nghề vào năm 2014, chỉ có chưa đầy 21.000 người (gần 5%) được đào tạo trình độ cao đẳng và trung cấp nghề. Tuyệt đại đa số, tức gần 423.000 người (chiếm 95% còn lại) là học sinh sơ cấp nghề và người được dạy nghề thường xuyên.

Tương tự, các năm trước đó, tỷ lệ lao động có trình độ cao đẳng, trung cấp nghề cũng chỉ chiếm khoảng 5%, còn chủ yếu là đào tạo… “ngắn ngày”, có trình độ sơ cấp. Chính điều này đặt ra nghi vấn về chất lượng lao động, chất lượng đào tạo nghề và tính bền vững của việc làm như đề cập của Ban Văn hóa - Xã hội, HĐND TPHCM trong buổi làm việc với Sở LĐTB-XH TPHCM vừa qua.

Nhiều ý kiến cho rằng, đào tạo nghề chỉ trong thời gian một vài tháng như một việc làm qua loa, nửa vời, không thực chất giúp ích cho người lao động. Dạy nghề xong, tay nghề người lao động vẫn thấp, họ vẫn phải làm những công việc tạm thời, bấp bênh, ít ổn định. Hiệu quả của việc dạy nghề, biến động việc làm của khoảng 40 vạn con người hàng năm đã được đào tạo - chủ yếu trong thời gian ngắn - có lẽ, cần có những đánh giá chặt chẽ hơn nữa của TP.

Từ nay đến 2025, TP ưu tiên phát triển nhân lực cho những ngành có hàm lượng công nghệ cao, giá trị gia tăng cao, đảm bảo nhu cầu lao động chất lượng cao cho 9 ngành dịch vụ, 4 ngành công nghiệp chủ lực.

Theo ông Trần Anh Tuấn, Phó Giám đốc Trung tâm Dự báo nhu cầu nhân lực và thông tin thị trường lao động TPHCM, mặc dù tỷ lệ lao động đã qua đào tạo trên địa bàn TP là rất cao (69,93%) so với cả nước, nhưng lại rất thấp về số lượng và chất lượng so với yêu cầu chung của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa của thành phố trong giai đoạn 2012 - 2015 và giai đoạn tiếp theo đến năm 2020 - 2025.

MẠNH HÒA

- See more at: http://www.sggp.org.vn/xahoi/2015/3/377507/#sthash.jcJrgjos.dpuf

Hàng năm, TPHCM có khoảng 40 vạn lượt người được dạy nghề. Con số này góp phần không nhỏ nâng chất lao động của TP; góp phần đưa tỷ lệ lao động đã qua đào tạo nghề đạt 69,93% tổng lao động của TP vào cuối năm 2014, một tỷ lệ rất cao so với mặt bằng chung cả nước. Tuy nhiên, khoảng 40 vạn lượt người được đào tạo như thế nào? Liệu đã đáp ứng được nhu cầu về số lượng và chất lượng nguồn nhân lực chất lượng cao so với yêu cầu của TP?

Có nhiều căn cứ chỉ ra cho thấy, chất lượng nguồn nhân lực nhìn qua góc độ đào tạo nghề thực sự đáng báo động. Đơn cử, trong gần 444.000 lượt người được tuyển mới dạy nghề vào năm 2014, chỉ có chưa đầy 21.000 người (gần 5%) được đào tạo trình độ cao đẳng và trung cấp nghề. Tuyệt đại đa số, tức gần 423.000 người (chiếm 95% còn lại) là học sinh sơ cấp nghề và người được dạy nghề thường xuyên.

Tương tự, các năm trước đó, tỷ lệ lao động có trình độ cao đẳng, trung cấp nghề cũng chỉ chiếm khoảng 5%, còn chủ yếu là đào tạo… “ngắn ngày”, có trình độ sơ cấp. Chính điều này đặt ra nghi vấn về chất lượng lao động, chất lượng đào tạo nghề và tính bền vững của việc làm như đề cập của Ban Văn hóa - Xã hội, HĐND TPHCM trong buổi làm việc với Sở LĐTB-XH TPHCM vừa qua.

Nhiều ý kiến cho rằng, đào tạo nghề chỉ trong thời gian một vài tháng như một việc làm qua loa, nửa vời, không thực chất giúp ích cho người lao động. Dạy nghề xong, tay nghề người lao động vẫn thấp, họ vẫn phải làm những công việc tạm thời, bấp bênh, ít ổn định. Hiệu quả của việc dạy nghề, biến động việc làm của khoảng 40 vạn con người hàng năm đã được đào tạo - chủ yếu trong thời gian ngắn - có lẽ, cần có những đánh giá chặt chẽ hơn nữa của TP.

Từ nay đến 2025, TP ưu tiên phát triển nhân lực cho những ngành có hàm lượng công nghệ cao, giá trị gia tăng cao, đảm bảo nhu cầu lao động chất lượng cao cho 9 ngành dịch vụ, 4 ngành công nghiệp chủ lực.

Theo ông Trần Anh Tuấn, Phó Giám đốc Trung tâm Dự báo nhu cầu nhân lực và thông tin thị trường lao động TPHCM, mặc dù tỷ lệ lao động đã qua đào tạo trên địa bàn TP là rất cao (69,93%) so với cả nước, nhưng lại rất thấp về số lượng và chất lượng so với yêu cầu chung của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa của thành phố trong giai đoạn 2012 - 2015 và giai đoạn tiếp theo đến năm 2020 - 2025.

MẠNH HÒA
 

Nguồn: sggp.org.vn

TỔNG LƯỢT TRUY CẬP: 000000024935977

TRUY CẬP HÔM NAY: 1295

ĐANG ONLINE: 25