THAM LUẬN HỘI THẢO NGÀY 21.12.2014 BÁO NGƯỜI LAO ĐỘNG – ĐẠI HỌC HOA SEN TỔ CHỨC VỀ CÔNG TÁC HƯỚNG NGHIỆP NĂM 2015


THAM LUẬN HỘI THẢO NGÀY 21.12.2014

BÁO NGƯỜI LAO ĐỘNG – ĐẠI HỌC HOA SEN TỔ CHỨC VỀ

CÔNG TÁC HƯỚNG NGHIỆP NĂM 2015

__________________________________________________________

 

DỰ BÁO NHU CẦU NHÂN LỰC TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

GIAI ĐOẠN 2015 – 2020 ĐẾN NĂM 2025

 

Trong 5 năm qua 2009 – 2014, Trung tâm Dự báo Nhu cầu Nhân lực và Thông tin Thị trường lao động TP Hồ Chí Minh đã khảo sát thường xuyên tình hình sử dụng lao động và nhu cầu tuyển dụng lao động tại doanh nghiệp, từ đó cập nhật cơ sở dữ liệu về nhu cầu nhân lực và phân tích diễn biến thông tin thị trường lao động. Kết quả thực hiện bình quân trên 2.000 doanh nghiệp – 10.000 chỗ làm việc trống/mỗi tháng và 15.000 người có nhu cầu tìm việc/mỗi tháng trên địa bàn thành phố. Đồng thời ứng dụng phương pháp phân tích; quy trình dự báo để thực hiện sản phẩm báo cáo định kỳ tháng, quý, sáu tháng, năm về “ Phân tích thị trường lao động thành phố Hồ Chí Minh và dự báo nhu cầu nhân lực trung hạn, dài hạn bằng các phương pháp sau:

 

  + Phương pháp dự báo định tính (phiếu thăm dò và thu thập ý kiến chuyên gia);

 

  + Phương pháp dự báo kinh tế lượng (mô hình kinh tế lượng và mô hình cân bằng tổng thể);

 

  + Phương pháp FSD (phân loại dữ liệu và các module dự báo cầu lao động).

 

  + Phương pháp dự báo số bình quân trượt.

 

Từ kết quả dự báo xác định nhu cầu nhân lực có trình độ tại TP Hồ Chí Minh trong giai đoạn 2015 - 2020 đến năm 2025như sau:

 

hoi-thao-JPG-2234-1419217944.jpg

 

I. Dự báo nhu cầu nhân lực giai đoạn 2015 – 2020 đến 2025

 

  Trong giai đoạn 2015 - 2020 đến năm 2025, nhu cầu nhân lực tại thành phố Hồ Chí Minh dự báo mỗi năm có khoảng 260.000 – 270.000 chỗ làm việc (130.000 chỗ làm việc mới). Trong đó nhu cầu nhân lực qua đào tạo chiếm 85%, nhu cầu nhân lực có trình độ trung cấp chiếm tỉ lệ cao nhất 35 %, sơ cấp nghề và công nhân kỹ thuật chiếm 20%, trình độ cao đẳng chiếm 15%, trình độ đại học chiếm 13%, trên đại học chiếm 2%.

 

  Trong tổng nhu cầu nhân lực các nhóm ngành nghề Kỹ thuật công nghệ chiếm tỷ trọng 35%, nhóm ngành Kinh tế - Tài chính – Ngân hàng – Pháp luật – Hành chính chiếm tỷ trọng 33%, nhóm ngành khoa học tự nhiên chiếm tỷ trọng 7%, các nhóm ngành khác chiếm tỷ trọng 3-5%.

 

  Trong tổng nhu cầu nhân lực, 04 nhóm ngành công nghiệp trọng yếu chiếm tỷ trọng 17%, 09 nhóm ngành kinh tế dịch vụ chiếm tỷ trọng 36%, các ngành nghề khác chiếm tỷ trọng 47%.

 

Bảng 1: Nhu cầu nhân lực 04 nhóm ngành công nghiệp trọng yếu tại TP. Hồ Chí Minh

giai đoạn 2015 – 2020 đến năm 2025

 

STT

Ngành nghề

Tỉ lệ ngành nghề so với tổng số việc làm (%)

Số chỗ làm việc
(Người/ năm)

 

1

Cơ khí

3

8.100

2

Điện tử - Công nghệ thông tin

6

16.200

3

Chế biến tinh lương thực thực phẩm

4

10.800

4

Hóa chất – Nhựa cao su

4

10.800

Tổng nhu cầu nhân lực 04 ngành công nghiệp trọng yếu hàng năm

17

45.900

Nguồn: Trung tâm Dự báo nhu cầu nhân lực và Thông tin thị trường lao động TP. HCM

 

Bảng 2: Nhu cầu nhân lực 09 nhóm ngành dịch vụ tại TP. Hồ Chí Minh

                giai đoạn 2015 – 2020 đến năm 2025

 

STT

Ngành nghề

Tỉ lệ ngành nghề so với tổng số việc làm (%)

Số chỗ làm việc
(Người/ năm)

 

1

Tài chính – Tín dụng – Ngân hàng – Bảo hiểm

4

10.800

2

Giáo dục – Đào tạo

5

13.500

3

Du lịch

8

21.600

4

Y tế

4

10.800

5

Kinh doanh tài sản – Bất động sản

3

8.100

6

Dịch vụ tư vấn, khoa học – công nghệ, nghiên cứu và triển khai

3

8.100

7

Thương mại

3

8.100

8

Dịch vụ vận tải – Kho bãi – Dịch vụ cảng

3

8.100

9

Dịch vụ bưu chính, viễn thông và công nghệ thông tin

3

8.100

Tổng nhu cầu nhân lực 09 nhóm ngành dịch vụ hàng năm

36

97.200

Nguồn: Trung tâm Dự báo nhu cầu nhân lực và Thông tin thị trường lao động TP. HCM

 

Bảng 3: Nhu cầu nhân lực ngành nghề khác thu hút nhiều lao động tại TP. Hồ Chí Minh

          giai đoạn 2015 – 2020 đến năm 2025

 

STT

Ngành nghề

Tỉ lệ ngành nghề so với tổng số việc làm (%)

Số chỗ làm việc 
(Người/ năm)

 

1

Truyền thông – Quảng cáo – Marketing

8

21.600

2

Dịch vụ - Phục vụ

10

27.000

3

Dệt may – Giày da – Thủ công mỹ nghệ

10

27.000

4

Quản lý hành chính

4

10.800

5

Xây dựng – Kiến trúc – Môi trường

4

10.800

6

Công nghệ Nông - Lâm

3

8.100

7

Khoa học – Xã hội – Nhân văn

3

8.100

8

Ngành nghề khác

5

13.500

Tổng nhu cầu nhân lực ngành nghề thu hút nhiều lao động

47

126.900

Nguồn: Trung tâm Dự báo nhu cầu nhân lực và Thông tin thị trường lao động TP. HCM

 

Bảng 4 : Nhu cầu nhân lực qua đào tạo phân theo 08 nhóm ngành tại

              TP.Hồ Chí Minh giai đoạn 2015 – 2020 đến năm 2025

 

 

STT

 

NHÓM NGÀNH

Tỉ lệ ngành nghề so với tổng số việc làm (%)

Số chỗ làm việc 
(Người/ năm)

1

Kỹ thuật công nghệ

35

70.875

2

Khoa học tự nhiên

7

14.175

3

Kinh tế - Tài chính - Ngân hàng - Pháp luật - Hành chính

33

66.825

4

Khoa học xã hội - Nhân văn - Du lịch

8

16.200

5

Sư phạm - Quản lý giáo dục

5

10.125

6

Y - Dược

5

10.125

7

Nông – Lâm – Thủy sản

3

6.075

8

Nghệ thuật - Thể dục - Thể thao

4

8.100

Tổng nhu cầu nhân lực bình quân

100

202.500

 

Nguồn: Trung tâm Dự báo nhu cầu nhân lực và Thông tin thị trường lao động TP. HCM

 

Ghi chú:Tổng số 202.500 chỗ làm việc tính trên  nhu cầu nhân lực qua đào tạo có trình độ Sơ cấp nghề – Trung cấp  – Cao đẳng – Đại học

 

Bảng 5: Nhu cầu nhân lực theo trình độ nghề tại TP. Hồ Chí Minh

         giai đoạn 2015 – 2020 đến năm 2025

 

STT

Ngành nghề

Tỉ lệ ngành nghề so với tổng số việc làm trống (%)

Số chỗ làm việc
(Người/ năm)

 

1

Trên đại học

2

5.400

2

Đại học

13

35.100

3

Cao đẳng chuyên nghiệp - Cao đẳng nghề

15

40.500

4

Trung cấp chuyên nghiệp - Trung cấp nghề

35

94.500

5

Sơ cấp nghề - Công nhân kỹ thuật

20

54.000

6

Lao động chưa qua đào tạo

15

40.500

Tổng số nhu cầu về trình độ nghề bình quân hàng năm

100

270.000

Nguồn: Trung tâm Dự báo nhu cầu nhân lực và Thông tin thị trường lao động TP. HCM

 

  Phân tích xu hướng nhu cầu nhân lực thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2015 – 2020 đến năm 2025 theo định hướng quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, thành phố tập trung phát triển 4 nhóm ngành công nghiệp trọng yếu và 9 ngành kinh tế dịch vụ chủ lực, ngoài ra còn tập trung vào các nhóm ngành khác như : Dệt may – Giày da – Thủ công mỹ nghệ; Dịch vụ phục vụ; Xây dựng – Kiến trúc – Môi trường; Nông – Lâm – Thủy sản; Khoa học – Xã hội – Nhân văn.

 

 

    Ngành Cơ khí

 

      Ngành cơ khí thành phố tập trung phát triển các chuyên ngành cơ khí công nghệ cao và có giá trị gia tăng lớn, giảm thiểu sản phẩm cơ khí gia công đơn thuần. Các nhóm ngành cơ khí được ưu tiên phát triên bao gồm: Cơ khí khuôn mẫu; Máy móc thiết bị điện; Máy móc thiết bị phục vụ sản xuất nông nghiệp – lâm nghiệp – thủy sản và công nghiệp chế biến. Các nhóm ngành cơ khí được khuyến khích phát triển bao gồm: Sản xuất dụng cụ gia đình; Sản xuất máy công cụ; Sản xuất máy động lực; Sản xuất dụng cụ y tế, quang học, đồng hồ.

 

      Ngành cơ khí là một trong 4 ngành kinh tế chủ lực của nền kinh tế thành phố Hồ Chí Minh. Quy hoạch phát triển ngành cơ khí đến năm 2020 được phê duyệt đặt mục tiêu đến năm 2020 đạt trình độ công nghệ tương đương các nước hàng đầu trong khu vực, có thể xuất khẩu 40%-45% giá trị sản lượng hàng năm, đáp ứng trên 80% nhu cầu trang bị sản phẩm cao cấp và dịch vụ cơ khí cho các tỉnh phía Nam.

 

      Hiện nay, các doanh nghiệp trong ngành Cơ khí tại thành phố đang gặp nhiều khó khăn trong việc tuyển dụng cũng như đào tạo nhân sự đáp ứng nhu cầu hiện tại của doanh nghiệp cả về 2 tiêu chí: chất lượng và số lượng.

 

      Về công tác tuyển dụng: Mặc dù lực lượng lao động tại thành phố Hồ Chí Minh dồi dào, nhưng để tuyển dụng được nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn kỹ thuật và tay nghề cho ngành Cơ khí hiện đang rất khó. Hiện nay một số doanh nghiệp nước ngoài chỉ cần tuyển dụng nhân lực Cơ khí không cần có tay nghề để đưa đi đào tạo tại nước ngoài. Cho thấy được tình trạng nhân lực cơ khí tại Việt Nam nói chung và thành phố Hồ Chí Minh nói riêng vẫn đang là vấn đề nan giải, nhân lực ngành Cơ khí không những thiếu về số lượng mà còn yếu về tay nghề. Nhưng số lượng sinh viên thi tuyển vào ngành Cơ khí lại rất ít ỏi, tuy trong những năm gần đây công tác đào tạo nghề phát triển hơn, học sinh theo học nghề ngành Cơ khí có sự gia tăng nhưng chưa đáp ứng được nhu cầu tuyển dụng của các doanh nghiệp trong lĩnh vực này

 

      Về công tác đào tạo: Nhân lực ngành Cơ khí chưa được quan tâm đúng mức, chất lượng đào tạo vẫn còn nhiều bất cập, đặc biệt gặp khó khăn bởi thiết bị, máy móc phục vụ cho dạy học trong ngành này rất tốn kém vì vậy công nghệ dạy học trong các trường còn chưa theo kịp với xu hướng chung của thế giới, phần lớn những sinh viên sau khi ra trường cần phải qua một quá trình đào tạo tại doanh nghiệp mới có khả năng làm việc.

 

      Tại thành phố Hồ Chí Minh có khoảng 1.500 doanh nghiệp hoạt động trong ngành Cơ khí, tổng số lao động đang làm việc trong ngành Cơ khí khoảng 57.000 lao động. Dự báo nhu cầu chỗ việc làm trống bình quân hàng năm của ngành cơ khí khoảng 8.100 người chiếm khoảng 3% tổng nhu cầu nhân lực. Nhu cầu nhân lực qua đào tạo của ngành cơ khí chiếm khoảng 90%. Trong đó nhu cầu nhân lựctrình độ sơ cấp và không bằng chiếm 13,12%; nhu cầu nhân lực trình độ trung cấp chiếm khoảng 52,05%; nhu cầutrình độ cao đẳng chiếm 16,81%; nhu cầu trình độ đại học chiếm 6,3%, nhu cầu trình độ trên đại học chiếm 2,09%.

 

    Ngành Điện tử - Công nghệ thông tin

 

      Ngành Điện tử - Công nghệ thông tin thành phố phát triển theo hướng chú trọng công nghiệp phần mềm, công nghiệp nội dung số trở thành một trong những ngành kinh tế mũi nhọn, tăng trưởng và chất lượng tăng trưởng cao. Tập trung các phân ngành, lĩnh vực thuộc Danh mục các công nghệ cao ưu tiên đầu tư và sản phẩm công nghệ cao, dịch vụ công nghệ cao ưu tiên phát triển như sản xuất các sản phẩm, linh kiện, thiết bị tin học, viễn thông, nghe nhìn, sản xuất phần mềm và nội dung số.

 

      Nhu cầu nhân lực ngành Điện tử - Công nghệ thông tin ngày càng tăng, đặc biệt về chuyên ngành và chất lượng nhân lực chuyên môn cao.

 

     Dự báo nhu cầu chỗ việc làm trống bình quân hàng năm của ngành Điện tử - Công nghệ thông tin khoảng  16.200 người chiếm6% tổng nhu cầu nhân lực. Nhu cầu nhân lực qua đào tạo của ngành Điện tử - Công nghệ thông tin chiếm khoảng 80%. Trong đó nhu cầu nhân lực trình độ sơ cấp chiếm 4,96%; nhu cầu nhân lực trình độ trung cấp chiếm khoảng 42,43%; nhu cầu trình độ cao đẳng chiếm 20,23%; nhu cầu trình độ đại học chiếm 11,11%, nhu cầu trình độ trên đại học chiếm 1,11%.

 

    Ngành Chế biến tinh lương thực thực phẩm

 

      Ngành chế biến tinh lương thực thực phẩm thành phố tập trung phát triển những sản phẩm tinh chế, có giá trị gia tăng lớn bằng công nghệ hiện đại. Ngoài ra, đầu tư khai thác hết năng lực chế biến thực phẩm hiện có và nâng cao chất lượng, giá trị của sản phẩm. Các nhóm ngành chế biến tinh lương thực thực phẩm được ưu tiên phát triển bao gồm: Sản xuất sữa; Sản xuất dầu thực vật; Chế biến thủy sản; Chế biến thịt. Các nhóm ngành chế biến tinh lương thực thực phẩm được khuyến khích phát triển bao gồm: Xay xát; Sản xuất bia, rượu, nước giải khát.

 

      Dự báo nhu cầu chỗ việc làm trống bình quân hàng năm của ngành Chế biến tinh lương thực thực phẩm khoảng  10.800 người chiếm  4% tổng nhu cầu nhân lực. Nhu cầu nhân lực qua đào tạo của ngành Chế biến tinh lương thực thực phẩm chiếm khoảng 78,2%. Trong đó nhu cầu nhân lực trình độ sơ cấp và không bằng chiếm 7,14%; nhu cầu nhân lực trình độ trung cấp chiếm khoảng 59,56%; nhu cầu trình độ cao đẳng chiếm 7,56%; nhu cầu trình độ đại học chiếm 3,81%, nhu cầu trình độ trên đại học chiếm 0,15%.

 

    Ngành Hóa chất – Nhựa cao su

 

      Ngành hóa chất - nhựa cao su thành phố tập trung phát triển các phân ngành, lĩnh vực áp dụng công nghệ cao, sản xuất sạch để dần dần trở thành chủ lực như hoá dược và dược phẩm; hoá mỹ phẩm, hương liệu và cao su, nhựa cao cấp. Bên cạnh đó, chú trọng công tác nghiên cứu triển khai trong lĩnh vực hoá tinh vi, hoá dược, kết hợp với công nghệ sinh học để sản xuất các sản phẩm từ nguồn động thực vật nhiệt đới phục vụ sản xuất thuốc, phụ gia thực phẩm, mỹ phẩm. Các nhóm ngành hóa chất - nhựa cao su được ưu tiên phát triển bao gồm: Sản phẩm cao su; Sản phẩm plastic; Sản xuất chất tẩy rửa; .Sản xuất dược phẩm. Các nhóm ngành hóa chất - nhựa cao su được khuyến khích phát triển bao gồm: Sản phẩm hóa chất tinh khiết;  Sản xuất sơn.

 

      Dự báo nhu cầu chỗ việc làm trống bình quân hàng năm của ngành Hóa chất – Nhựa cao su khoảng  10.800 người chiếm khoảng 4% tổng nhu cầu nhân lực. Nhu cầu nhân lực qua đào tạo của ngành Hóa chất – Nhựa cao su chiếm khoảng 90,94%. Trong đó nhu cầu nhân lực trình độ sơ cấp và không bằng chiếm 7%; nhu cầu nhân lực trình độ trung cấp chiếm khoảng 52,6%; nhu cầu trình độ cao đẳng chiếm 10,91%; nhu cầu trình độ đại học chiếm 19,87%, nhu cầu trình độ trên đại học chiếm 0,56%.

 

    Ngành Tài chính – Tín dụng – Ngân hàng – Bảo hiểm

 

      Ngành Tài chính – Tín dụng – Ngân hàng – Bảo hiểm sẽ tập trung phát triển sản phẩm tài chính, định chế tài chính và thị trường tài chính. Về sản phẩm tài chính, hiện đại hóa hệ thống thanh toán, khuyến khích người dân sử dụng hệ thống tài khoản và các loại thẻ điện tử trong giao dịch, giảm thiểu giao dịch bằng tiền mặt. Phát triển các sản phẩm tài chính phái sinh và các công cụ nợ của thị trường tài chính. Về định chế tài chính, ngoài hệ thống ngân hàng, sẽ đẩy mạnh phát triển hệ thống tài chính phi ngân hàng như thị trường chứng khoán, các loại quỹ đầu tư, các tổ chức bảo hiểm. Khuyến khích quá trình sáp nhập của các ngân hàng thương mại trên địa bàn để tăng năng lực cạnh tranh. Xây dựng các tổ chức tài chính công vững mạnh. Về thị trường, khuyến khích mở rộng thị trường ra cả nước và bước đầu tham gia vào thị trường vốn quốc tế như niêm yết ở thị trường chứng khoán nước ngoài, phát hành trái phiếu ra thị trường thế giới, mở chi nhánh ngân hàng ra các nước lân cận như Campuchia, Lào…

 

      Dự báo nhu cầu chỗ việc làm trống bình quân hàng năm của ngành Tài chính – Tín dụng – Ngân hàng – Bảo hiểm khoảng  10.800 người chiếm khoảng 4% tổng nhu cầu nhân lực. Nhu cầu nhân lực qua đào tạo của ngành Tài chính – Tín dụng – Ngân hàng – Bảo hiểm chiếm khoảng 94,83%. Trong đó nhu cầu nhân lực trình độ sơ cấp và không bằng chiếm 11,77%; nhu cầu nhân lực trình độ trung cấp chiếm khoảng 22,84%; nhu cầu trình độ cao đẳng chiếm 17,81%; nhu cầu trình độ đại học chiếm 33,25%, nhu cầu trình độ trên đại học chiếm 9,17%.

 

    Ngành Giáo dục – Đào tạo

 

      Thành phốlà trung tâm giáo dục - đào tạo hàng đầu của phía Nam. Thành phố quyết tâm cao về đào tạo ở hai lĩnh vực là: kỹ thuật và quản lý. Tập trung đào tạo nghề, các ngành khoa học kỹ thuật theo nhu cầu đòi hỏi của thị trường để đáp ứng cho quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Đào tạo về quản lý kinh tế để thúc đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu sang các ngành dịch vụ. Tiếp tục xã hội hóa giáo dục - đào tạo mạnh hơn nữa.

 

      Dự báo nhu cầu chỗ việc làm trống bình quân hàng năm của ngành Giáo dục – Đào tạo khoảng 13.500 người chiếm khoảng 5% tổng nhu cầu nhân lực. Nhu cầu nhân lực qua đào tạo của ngành Giáo dục – Đào tạo chiếm100%. Trong đó nhu cầu nhân lực trình độ sơ cấp và không bằng chiếm 26,73%; nhu cầu nhân lực trình độ trung cấp chiếm khoảng 15,33%; nhu cầu trình độ cao đẳng chiếm 16,62%; nhu cầu trình độ đại học chiếm 31,44%, nhu cầu trình độ trên đại học chiếm 9,89%.

 

    Ngành Du lịch

 

      Thành phố là trung tâm tiếp nhận khách du lịch quốc tế và tổ chức các chương trình du lịch đến các địa phương. Liên kết với các tỉnh xây dựng và phát triển các khu du lịch đạt tiêu chuẩn quốc tế. Tập trung vào các nhiệm vụ sau: đầu tư cơ sở hạ tầng và hệ thống khách sạn đạt chuẩn quốc tế, xây dựng sản phẩm du lịch có lợi thế cạnh tranh, tăng cường công tác quảng bá xúc tiến vào các thị trường trọng điểm, gắn với mở rộng hợp tác liên kết và kêu gọi đầu tư, đào tạo nguồn nhân lực đạt tiêu chuẩn quốc tế, xây dựng chiến lược phát triển thương hiệu du lịch của thành phố.

 

      Dự báo nhu cầu chỗ việc làm trống bình quân hàng năm của ngành Du lịch khoảng  21.600 người chiếm khoảng8% tổng nhu cầu nhân lực. Nhu cầu nhân lực qua đào tạo của ngành Du lịch chiếm khoảng 91,71%. Trong đó nhu cầu nhân lực trình độ sơ cấp và không bằng chiếm 59.05%; nhu cầu nhân lực trình độ trung cấp chiếm khoảng 21,20%; nhu cầu trình độ cao đẳng chiếm 7,94%; nhu cầu trình độ đại học chiếm 3,43%, nhu cầu trình độ trên đại học chiếm 0,1%.

 

    Ngành Y tế

 

      Ngành Y tế tập trung nâng cao chất lượng của dịch vụ y tế. Xây dựng một số trung tâm y tế có chất lượng ngang bằng so với các nước tiên tiến trong khu vực. Xây dựng một số trung tâm y tế - sinh thái, kết hợp khám chữa bệnh và nghỉ dưỡng. Tiếp tục xã hội hóa y tế.

 

      Dự báo nhu cầu chỗ việc làm trống bình quân hàng năm của ngành Y tế khoảng  10.800 người chiếm khoảng 4% tổng nhu cầu nhân lực. Nhu cầu nhân lực qua đào tạo của ngành Y tế chiếm khoảng 95%. Trong đó nhu cầu nhân lực trình độ sơ cấp và không bằng chiếm 13,48%; nhu cầu nhân lực trình độ trung cấp chiếm khoảng 54,63%; nhu cầu trình độ cao đẳng chiếm 11,02%; nhu cầu trình độ đại học chiếm 12,02%, nhu cầu trình độ trên đại học chiếm 3,84%.

 

    Ngành Kinh doanh tài sản – Bất động sản

 

      Ngành Kinh doanh tài sản – Bất động sản tập trung phát triển dịch vụ cho thuê nhà ở, cao ốc văn phòng cho thuê, dịch vụ giao dịch nhà, đất. Xây dựng phát triển đô thị mới.

 

      Dự báo nhu cầu chỗ việc làm trống bình quân hàng năm của ngành Kinh doanh tài sản – Bất động sản khoảng  8.100 người chiếm khoảng 3% tổng nhu cầu nhân lực. Nhu cầu nhân lực qua đào tạo của ngành Kinh doanh tài sản – Bất động sản chiếm 100%. Trong đó nhu cầu nhân lực trình độ sơ cấp và không bằng chiếm 18,37%; nhu cầu nhân lực trình độ trung cấp chiếm khoảng 30,65%; nhu cầu trình độ cao đẳng chiếm 26,25%; nhu cầu trình độ đại học chiếm 24,04%, nhu cầu trình độ trên đại học chiếm 0,69%.

 

    Ngành Dịch vụ tư vấn, khoa học – công nghệ, nghiên cứu và triển khai

 

      Thành phố tiếp tục thúc đẩy các dịch vụ khoa học, công nghệ và tư vấn để tạo bước phát triển các lĩnh vực như : chuyển giao công nghệ, sở hữu trí tuệ, năng suất và chất lượng sản phẩm, kiểm toán, chiến lược kinh doanh, luật pháp... Hỗ trợ cho các hoạt động nghiên cứu khoa học và triển khai ứng dụng vào sản xuất. Chú trọng phát triển lĩnh vực thiết kế, tạo mẫu và lĩnh vực quảng cáo; phát triển thị trường công nghệ.

 

      Dự báo nhu cầu chỗ việc làm trống bình quân hàng năm của ngành Dịch vụ tư vấn, khoa học – công nghệ, nghiên cứu và triển khai khoảng  8.100 người chiếm khoảng 3% tổng nhu cầu nhân lực. Nhu cầu nhân lực qua đào tạo của ngành Dịch vụ tư vấn, khoa học – công nghệ, nghiên cứu và triển khai chiếm 100%. Trong đó nhu cầu nhân lực trình độ trung cấp chiếm khoảng 3,21%; nhu cầu trình độ cao đẳng chiếm 54,02%; nhu cầu trình độ đại học chiếm 30,17%, nhu cầu trình độ trên đại học chiếm 12,59%.

 

    Ngành Thương mại

 

      Ngành Thương mại tập trung phát triển đa dạng hóa về quy mô, loại hình doanh nghiệp, hình thức sở hữu và thành phần kinh tế hoạt động trong lĩnh vực thương mại.

 

       Sau năm 2015, theo lộ trình gia nhập WTO, thị trường bán lẻ Việt Nam sẽ mở cửa hoàn toàn, các thương hiệu của các tập đoàn bán lẻ hàng đầu thế giờ sẽ có mặt tại Việt Nam.

 

      Dự báo nhu cầu chỗ việc làm trống bình quân hàng năm của ngành Thương mại khoảng  8.100 người chiếm khoảng 3% tổng nhu cầu nhân lực và là ngành có nhu cầu chỗ việc làm trống cao nhất trong các nhóm ngành. Nhu cầu nhân lực qua đào tạo của ngành Thương mại chiếm 86,19%. Trong đó nhu nhu cầu nhân lực trình độ sơ cấp và không bằng chiếm 26,85%; trình độ trung cấp chiếm khoảng 28,85%; nhu cầu trình độ cao đẳng chiếm 16,1%; nhu cầu trình độ đại học chiếm 13,67%, nhu cầu trình độ trên đại học chiếm 0,72%.

 

    Ngành Dịch vụ vận tải – Kho bãi – Dịch vụ cảng

 

      Ngành Dịch vụ vận tải – Kho bãi – Dịch vụ cảng tập trung xây dựng hệ thống kho, bãi hiện đại, đáp ứng nhu cầu là trung tâm về vận tải đường bộ, đường thủy, đường sông. Làm đầu mối chính trung chuyển hàng hóa cho Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và Nam Bộ.

 

      Dự báo nhu cầu chỗ việc làm trống bình quân hàng năm của ngành Dịch vụ vận tải – Kho bãi – Dịch vụ cảng khoảng  8.100 người chiếm khoảng3% tổng nhu cầu nhân lực. Nhu cầu nhân lực qua đào tạo của ngành Dịch vụ vận tải – Kho bãi – Dịch vụ cảng chiếm khoảng 86,19%. Trong đó nhu cầu nhân lực trình độ sơ cấp và không bằng chiếm 53,53%; nhu cầu nhân lực trình độ trung cấp chiếm khoảng 26,51%; nhu cầu trình độ cao đẳng chiếm 2,15%; nhu cầu trình độ đại học chiếm 3,28%, nhu cầu trình độ trên đại học chiếm 0,72%.

 

    Ngành Dịch vụ bưu chính, viễn thông và công nghệ thông tin

 

      Ngành Dịch vụ bưu chính, viễn thông và công nghệ thông tinnâng cao hiệu quả của các dịch vụ đã và đang triển khai như: dịch vụ công; dịch vụ tích hợp hệ thống; dịch vụ thiết kế cổng thông tin; dịch vụ thanh toán điện tử; thanh toán trực tuyến, ngân hàng di động, ngân hàng qua Internet… Tạo ra các dịch vụ mới có chất lượng và giá trị gia tăng cao theo Danh mục các dịch vụ công nghệ cao ưu tiên phát triển theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ.

 

      Dự báo nhu cầu chỗ việc làm trống bình quân hàng năm của ngành Ngành Dịch vụ bưu chính, viễn thông và công nghệ thông tin khoảng  8.100 người chiếm khoảng3% tổng nhu cầu nhân lực. Nhu cầu nhân lực qua đào tạo của ngành Ngành Dịch vụ bưu chính, viễn thông và công nghệ thông tin chiếm khoảng 98,63%. Trong đó nhu cầu nhân lực trình độ sơ cấp và không bằng chiếm 20,15%; nhu cầu nhân lực trình độ trung cấp chiếm khoảng 44,94%; nhu cầu trình độ cao đẳng chiếm 22,25%; nhu cầu trình độ đại học chiếm 10,36%, nhu cầu trình độ trên đại học chiếm 0,94%.

 

    Ngành Dịch vụ phục vụ

 

      Ngành Dịch vụ phục vụ bao gồm các nhóm ngành như: Giúp việc gia đình; Dịch vụ bảo vệ; Phục vụ nhà hàng; Dịch vụ phục vụ cá nhân (cắt tóc, làm đẹp..); Dich vụ chăm sóc khách hàng (giao dịch trực tiếp với khách hàng, trực điện thoại…). Đây là nhóm ngành có xu hướng phát triển trong giai đoạn 2013 – 2015 và xu hướng đến năm 2020  2020, do thu nhập trong ngành này đang có xu hướng tăng và là ngành giải quyết nhiều việc làm cho những lao động phổ thông và lao động bán thời gian.

 

      Dự báo nhu cầu chỗ việc làm trống bình quân hàng năm của ngành Dịch vụ phục vụ khoảng  27.000 người chiếm khoảng10% tổng nhu cầu nhân lực. Nhu cầu nhân lực qua đào tạo của ngành Dịch vụ phục vụ  chiếm khoảng 65,26%. Trong đó nhu cầu nhân lực trình độ sơ cấp và không bằng chiếm 12,71%; nhu cầu nhân lực trình độ trung cấp chiếm khoảng 50,71%; nhu cầu trình độ cao đẳng chiếm 1,77%; nhu cầu trình độ đại học chiếm 0,28%.

 

    Ngành Dệt may – Giày da – Thủ công mỹ nghệ

 

      Ngành Dệt may – Giày da – Thủ công mỹ nghệ là nhóm ngành thu hút nhiều lao lao động. Trong đó nhóm ngành Dệt may – Giày da là nhóm ngành luôn chiếm tỉ trọng cao kim ngạch xuất khẩu của thành phố Hồ Chí Minh. Tuy nhiên, ngành Dệt may – Giày da – Thủ công mỹ nghệ là ngành giá thành thấp, các hợp đồng xuất khẩu phần lớn là các hợp đồng gia công nên giá trị gia tăng chưa cao. Trong giai đoạn 2013 – 2015 và xu hướng đến năm 2020 – 2025, ngành Dệt may – Giày da – Thủ công mỹ nghệ vẫn định hướng chủ động phục vụ xuất khẩu và chiếm lĩnh thị phần nội địa, phát triển mạnh sản xuất nguyên phụ liệu và công nghiệp hỗ trợ, tham gia sâu chuỗi giá trị gia tăng của thị trường sản phẩm Dệt may – Giày da trên thế giới. Vì thế ngành Dệt may – Giày da – Thủ công mỹ nghệ cần nhân lực trong lĩnh vực thiết kế bao bì, mẫu mã và marketing, xây dựng và phát triển thương hiệu.

 

      Dự báo nhu cầu chỗ việc làm trống bình quân hàng năm của ngành Dệt may – Giày da – Thủ công mỹ nghệ khoảng  27.000 người chiếm khoảng 10% tổng nhu cầu nhân lực. Nhu cầu nhân lực qua đào tạo của ngành Dệt may – Giày da – Thủ công mỹ nghệ  chiếm khoảng 82,41%. Trong đó nhu cầu nhân lực trình độ sơ cấp và không bằng chiếm 44,25%; nhu cầu nhân lực trình độ trung cấp chiếm khoảng 32,97%; nhu cầu trình độ cao đẳng chiếm 3,89%; nhu cầu trình độ đại học chiếm 1,19%; nhu cầu trình độ trên đại học chiếm 0,11%.

 

    Ngành Xây dựng – Kiến trúc - Môi trường

 

      Cùng với sự phát triển cơ sở hạ tầng và thị trường bất động sản của thành phố, ngành Xây dựng – Kiến trúc – Môi trường cũng phát triển, tuy nhiên ngành Xây dựng hiện đang tồn tại tình trạng thiếu nhân lực trình độ kỹ thuật và sơ cấp nghề. Theo số liệu của Bộ xây dựng, cơ cấu nguồn nhân lực của ngành (tỷ lệ cơ cấu kỹ sư, trung cấp chuyên nghiệp, công nhân học nghề) là 1:1, 3:3; trong khi đó, với các nước trên thế giới, tỷ lệ này là 1:4:10, vì thế tại nhiều công trình lớn đang tồn tại cảnh lao động là người chưa qua đào tạo làm thay công việc cho công nhân kỹ thuật.

 

      Dự báo nhu cầu chỗ việc làm trống bình quân hàng năm của ngành Xây dựng – Kiến trúc – Môi trường khoảng  10.800 người chiếm khoảng4% tổng nhu cầu nhân lực. Nhu cầu nhân lực qua đào tạo của ngành Xây dựng – Kiến trúc – Môi trường  chiếm khoảng 86,1%. Trong đó nhu cầu nhân lực trình độ sơ cấp và không bằng chiếm 36,64%; nhu cầu nhân lực trình độ trung cấp chiếm khoảng 29,98%; nhu cầu trình độ cao đẳng chiếm 10,59%; nhu cầu trình độ đại học chiếm 8,18%; nhu cầu trình độ trên đại học chiếm 0,71%.

 

   Ngành Công nghệ Nông - Lâm

 

      Ngành Nông – Lâm – Thủy sản tập trung vào lĩnh vực nông nghiệp sinh học, nông nghiệp sinh thái và nông nghiệp công nghệ cao - ứng dụng những công nghệ mới vào sản xuất, bao gồm: công nghiệp hóa nông nghiệp (cơ giới hóa các khâu của quá trình sản xuất), tự động hóa, công nghệ thông tin, công nghệ vật liệu mới, công nghệ sinh học và các giống cây trồng, giống vật nuôi có năng suất và chất lượng cao, đạt hiệu quả kinh tế cao. Theo quyết định số 179/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt đề án phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ đến năm 2020, đề ra mục tiêu trong giai đoạn 2016 – 2020, Đẩy mạnh phát triển toàn diện nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, bao gồm hệ thống các doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, các khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao và các vùng sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao. Đến năm 2020, mỗi tỉnh thuộc vùng kinh tế trọng điểm xây dựng 7 – 10 doanh nghiệp, 5 – 7 vùng sản xuất nông nghiệp và mỗi vùng sinh thái có 1 – 3 khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.

 

      Dự báo nhu cầu chỗ việc làm trống bình quân hàng năm của ngành Nông – Lâm – Thủy sảnkhoảng  8.100 người chiếm khoảng3% tổng nhu cầu nhân lực. Nhu cầu nhân lực qua đào tạo của ngành Nông – Lâm – Thủy sản  chiếm khoảng 52,8%. Trong đó nhu cầu nhân lực trình độ sơ cấp và không bằng chiếm 8,48%; nhu cầu nhân lực trình độ trung cấp chiếm khoảng 40,86%; nhu cầu trình độ cao đẳng chiếm 1,05%; nhu cầu trình độ đại học chiếm 2,02%; nhu cầu trình độ trên đại học chiếm 0,38%.

 

    Ngành Khoa học – Xã hội – Nhân văn

 

      Ngành Khoa học – Xã hội – Nhân văn bao gồm những ngành: xã hội học, tâm lý học, kinh tế học, nhân văn… nghiên cứu các vấn đề kinh tế xã hội, hành vi của người tiêu dùng… để làm cơ cở khuyến nghị cho các doanh nghiệp đánh giá nhu cầu thị trường, từ đó đưa ra các chiến lược phát triển sản phẩm để nâng cao doanh số.

 

Dự báo nhu cầu chỗ việc làm trống bình quân hàng năm của ngành Khoa học – Xã hội – Nhân văn khoảng  81.000 người chiếm khoảng3% tổng nhu cầu nhân lực. Nhu cầu nhân lực qua đào tạo của ngành Khoa học – Xã hội – Nhân văn  chiếm khoảng 92,17%. Trong đó nhu cầu nhân lực trình độ sơ cấp và không bằng chiếm 3,25%; nhu cầu nhân lực trình độ trung cấp chiếm khoảng 31,57%; nhu cầu trình độ cao đẳng chiếm 22,64%; nhu cầu trình độ đại học chiếm 28,77%; nhu cầu trình độ trên đại học chiếm 5,95%.

 

II. Đề xuất kiến nghị

 

  Thực trạng thị trường lao động thành phố luôn diễn biến tình trạng mất cân đối trong cơ cấu ngành nghề và trình độ nghề chuyên môn lành nghề và nhân lực; cho thấy tình trạng vừa thừa, vừa thiếu lao động chất lượng cao trong các ngành kỹ thuật, quản lý sản xuất – kinh doanh. Vì vậy, việc tham gia đồng bộ của các ngành, các cấp, các đoàn thể xã hội, các cơ quan quản lý nhà nước, doanh nghiệp, trường đào tạo và xã hội là điều cần thiết hiện nay để từng bước nâng cao nguồn nhân lực có chất lượng và hạn chế sự nghịch lý.

 

  Từ góc độ của chức năng, nhiệm vụ hoạt động, Trung tâm Dự báo nhu cầu nhân lực và Thông tin thị trường lao động Thành phố đề xuất các vấn đề như sau:

 

    1. Tăng cường công tác quản lý nhà nước về thúc đẩy phát triển nguồn nhân lực, đẩy mạnh sự liên kết, hợp tác đồng bộ các hoạt động hướng nghiệp, tuyển sinh, đào tạo, thực hành gắn kết nhu cầu sử dụng lao động.

 

      Tăng cường các giải pháp quản lý hiệu quả nguồn lao động,cập nhật tình trạng lao động thất nghiệp, mất việc làm, di chuyển chỗ làm việc, nhu cầu học nghề, nhu cầu việc làm.

 

      Các cơ quan thẩm quyền thực hiện nhanh lộ trình sắp xếp hệ thống trường chuyên về từng cấp đào tạo Đại học, Cao đằng và trung cấp; phát triển đào tạo liên thông theo loại hình vừa học vừa làm, thống nhất không phân biệt bằng cấp theo loại hình đào tạo.

 

    2. Tăng cường sự phối hợp các cơ quan, tổ chức, xã hội về phát triển nguồn nhân lực có kế hoạch, theo định hướng chuyên môn, chất lượng cao.

 

      Tạo chuyển biến mạnh với các cơ quan, tổ chức, xã hội về phát triển nguồn nhân lực có kế hoạch, theo định hướng chuyên môn, chất lượng cao. Nâng cao nhận thức các yếu tố cạnh tranh trong quá trình tham gia thị trường lao động của các doanh nghiệp, cơ sở đào tạo và người lao động về chất lượng nguồn nhân lực.

 

      Tăng cường thông tin định hướng xã hội, không nên chú trọng học nghề theo giá trị bằng cấp; tham gia vào thị trường lao động là năng lực hành nghề, chọn nghề học theo năng lực, điều kiện và xu hướng nhận diện thị trường lao động.

 

    3. Xác định và cân đối chỉ tiêu đào tạo tổng thể và chỉ tiêu đào đạo của từng trường đào tạo nghề, gắn kết với nhu cầu thực tế của xã hội theo ngành nghề và cấp trình độ đào tạo.

 

      Cần xác định được khung chương trình đào tạo phù hợp, có chất lượng phù hợp với nhu cầu công việc xã hội và các doanh nghiệp. Hạn chế việc đào tạo tự phát không đảm bảo chất lượng gây tình trạng thừa thiếu lao động và gia tăng thất nghiệp.

 

      Chất lượng đào tạo bậc trình độ đại học, cao đẳng rất quan trọng trong việc cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao cho xã hội. Tuy vậy, việc đào tạo cần phải có chiến lược cụ thể để tránh lãng phí nguồn lực đào tạo của nhà nước, cá nhân, gia đình và toàn xã hội. Bên cạnh việc định hướng đầu vào, các trường Đại học, Cao đẳng là yêu cầu rất cần thiết về cân đối nguồn nhân lực hiện nay và các năm tới.

 

      Quy hoạch tổng thể đào tạo nghề, sắp xếp lại hệ thống dạy nghề trên cơ sở dự báo nhu cầu thị trường lao động và khả năng đào tạo của các trường nghề, phát triển một số trường đạt tiêu chuẩn khu vực và quốc tế, nâng cao hiệu quả đào tạo thu hút nhiều học viên.

 

    4. Hoàn thiện và phát triển hệ thống Dự báo nhu cầu nhân lực và Thông tin thị trường lao động. Đầu tư phát triển các hoạt động tư vấn quan hệ doanh nghiệp, thông tin nghề nghiệp – việc làm, tư vấn, giới thiệu việc làm tại các trường, cơ sở đào tạo.

 

      Công tác đào tạo nguồn nhân lực của các trường Đại học, Cao đẳng cần phải gắn kết chặt chẽ với nhu cầu của doanh nghiệp. Nhà trường và các doanh nghiệp cần hỗ trợ chặt chẽ với nhau trong việc định hướng đào tạo, tìm hiểu nhu cầu, đảm bảo chất lượng và hiệu quả nguồn nhân lực xã hội.

 

    5. Quy định trách nhiệm các doanh nghiệp về thực hiện chế độ thông tin, báo cáo với các cơ quan chức năng quản lý nhà nước và phối hợp với tổ chức dự báo nhu cầu nhân lực, nhu cầu tuyển dụng lao động, theo số lượng và cơ cấu ngành nghề sử dụng lao động ngắn hạn, trung hạn và dài hạn.

 

      Tình trạng “thừa - thiếu, thiếu - thừa” giữa các ngành, nghề vẫn chưa có hồi kết trên thị trường lao động. Việc thống kê khả năng đáp ứng của các lĩnh vực, cân đối thừa, thiếu như thế nào là một yếu tố quan trọng giúp các cơ sở giáo dục rà soát lại quá trình đào tạo và cung ứng lao động.

 

    6. Để tạo nguồn đào tạo nhân lực đáp ứng nhu cầu xã hội phải làm tốt công tác hướng nghiệp phải định hướng sự chú ý, kích thích sự hứng thú của học sinh, sinh viên vào những ngành nghề kinh tế - xã hội của địa phương và cả nước cần phát triển; giúp học sinh, sinh viên tự đánh giá và kiểm nghiệm năng lực bản thân, sở trường, điều kiện để học nghề và tham gia thị trường lao động một cách tích cực phù hợp. 

 

      Có 5 vấn đề trọng tâm, học sinh mong muốn được hướng nghiệp: ngành nghề, xu hướng việc làm của thị trường lao động; định hướng về sở thích, sở trường nghề nghiệp; các quy định thi tuyển, xét tuyển đại học, cao đẳng, trung cấp, dạy nghề; chọn ngành, chọn trường phù hợp năng lực học và điều kiện kinh tế gia đình; giới thiệu về các trường và ngành đào tạo, chuẩn đầu ra và khả năng việc làm sau khi tốt nghiệp. 

 

      Kinh nghiệm cho thấy để công tác hướng nghiệp đạt hiệu quả cao, phải có sự kết hợp đồng bộ của 8 nhóm đối tượng: cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục - đào tạo và lao động - việc làm; các hiệp hội ngành nghề, hiệp hội doanh nghiệp, các đoàn thể; các trường đại học, cao đẳng, trung cấp, dạy nghề; các doanh nghiệp, tổ chức sử dụng lao động; các cơ quan nghiên cứu nhân lực dự báo nhu cầu, thông tin thị trường lao động, cung ứng việc làm; các trường trung học phổ thông, trung học cơ sở; cơ quan truyền thông; phụ huynh, học sinh, lực lượng lao động.

 

      Công tác hướng nghiệp cần được xác định đối với học sinh đang học các lớp trung học phổ thông và cần mở rộng đối với học sinh trung học cơ sở vì nhiều em sẽ không chuyển tiếp cấp 3 mà chuyển sang học nghề Sơ cấp hoặc Trung cấp.

 

    7. Tiếp tục hoàn thiện “Quy hoạch phát triển nhân lực TP. Hồ Chí Minh giai đoạn 2011-2020”. Nghiên cứu xây dựng chính sách ưu đãi về đào tạo và thu hút nguồn nhân lực đối với những ngành nghề chủ lực của thành phố và các ngành khoa học xã hội  

 

      Thực hiện có hiệu quả chính sách hỗ trợ học nghề cho thanh niên tại thành phố Hồ Chí Minh (theo Quyết định số 4140/QĐ-UBND ngày 14/8/2012 của Ủy ban nhân dân thành phố phê duyệt đề án hỗ trợ thanh niên học nghề) và chương trình đào tạo, đào tạo lại, bồi dưỡng nâng cao tay nghề công nhân, người lao động trong doanh nghiệp (theo Quyết định số 2675/QĐ-UBND ngày 24/5/2012 của Ủy ban nhân dân thành phố).

 

      Tạo điều kiện cho Hội Dạy Nghề Thành phố phát triển các học bổng khuyến nghệ và tôn vinh người công nhân, thợ kỹ thuật.

 

    8. Để được các doanh nghiệp tuyển dụng theo nghề đã học và làm việc có hiệu quả, phát triển nghề nghiệp luôn là vấn đề được người lao động nhất là sinh viên, học sinh và người sử dụng lao động hết sức quan tâm. Muốn làm việc được hiệu quả thì một trong những yếu tố tạo nên đó là kỹ năng nghề, chất lượng làm việc của người lao động được nâng cao. Từ đó, để phát triển nghề nghiệp, phải có ý thức mở rộng kiến thức nghề nghiệp, nâng cao năng lực, tư duy khoa học, độc lập, lao động sáng tạo, phát huy sáng kiến, áp dụng công nghệ mới để không ngừng phát triển kỹ năng nghề nghiệp.

 

      Trong quá trình hội nhập cộng đồng kinh tế ASEAN  vào cuối năm 2015 có 3 vấn đề thách thức của nguồn nhân lực cần quan tâm nhất là: kỹ năng, ngoại ngữ và tác phong công nghiệp (kỉ luật và trách nhiệm)

 

      Thời kỳ hội nhập sẽ mở ra nhiều cơ hội việc làm với nhiều yêu cầu cao hơn đối với người lao động, với tiêu chí tuyển dụng cao hơn đòi hỏi nguồn nhân lực phải có nhiều kỹ năng khác ngoài kiến thức chuyên môn như: khả năng giao tiếp, sử dụng vi tính, kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng báo cáo, kỹ năng tìm hiểu và xử lý thông tin.

 

      Việc chuẩn bị cho quá trình hội nhập cộng đồng chung ASEAN vào cuối năm 2015 phải được sinh viên, những người lao động trẻ tương lai đầu tư ngay từ bây giờ. Muốn thành công trong môi trường cạnh tranh, người Việt trẻ phải có ý thức mở rộng kiến thức nghề nghiệp, nâng cao năng lực tư duy khoa học, độc lập, lao động sáng tạo, phát huy sáng kiến, áp dụng công nghệ mới không ngừng phát triển kỹ năng nghề nghiệp… để hình thành một thế hệ thanh niên có tri thức, bản lĩnh, vững vàng hội nhập quốc tế

 

      Việc gia nhập ASEAN 2015 là điều kiện thuận lợi phát triển thị trường lao động Việt Nam, hoàn thiện quá trình đào tạo và nâng cao nguồn lực lao động chúng ta còn quá trình để tiếp cận. Vấn đề  chuẩn bị nguồn nhân lực gia nhập ASEAN đã được các cơ quan Nhà nước, các cơ quan nghiên cứu xã hội - nhân lực phân tích nhiều, Đảng và Nhà nước cũng đã xác định các chủ trương, chỉ đạo cụ thể để phát huy ưu thế khắc phục hạn chế hướng đến nguồn nhân lực chất lượng cao, nhân lực trình độ cao đáp ứng yêu cầu hội nhập. Các trường Đại học, Cao đẳng, Trung cấp, Dạy nghề đang tích cực cải tiến quy trình đào tạo để nâng cao chất lượng. Các hoạt động hướng nghiệp tích cực hơn, tạo cho người học sinh hiểu được mình, hiểu xu hướng nhân lực, chọn ngành nghề để học và phát triển.

 

      Chúng ta phải thấy rằng, trong nền kinh tế dựa vào kỹ năng, bất cứ ngành học nào cũng có thể giúp người học chuẩn bị một số nghề khác nhau. Với cùng một ngành học có nhiều cơ sở đào tạo, đặt ra bức tranh về sự cạnh tranh trong đào tạo, bên cạnh công tác truyền thông tốt, bài toán đặt ra đối với các cơ sở chính là làm sao tạo được sản phẩm đào tạo mang bản sắc riêng của trường, thích ứng nhanh với xu thế hội nhập, với nền kinh tế dựa vào kỹ năng.

 

                                                                                                     TRẦN ANH TUẤN

                                                                                                          Phó Giám đốc

                                                                                     Trung tâm Dự báo nhu cầu nhân lực

                                                                               và Thông tin thị trường lao động TP. HCM

                                                                                                   Tháng 12 năm 2014

TỔNG LƯỢT TRUY CẬP: 000000024929781

TRUY CẬP HÔM NAY: 2526

ĐANG ONLINE: 13