PHÂN TÍCH THỊ TRƯỜNG LAO ĐỘNG 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2011 VÀ NHẬN ĐỊNH XU HƯỚNG CẦU NHÂN LỰC 06 THÁNG CUỐI NĂM 2011 TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH


SỞ LAO ĐỘNG
THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI
TRUNG TÂM DỰ BÁO NHU CẦU
NHÂN LỰC VÀ THÔNG TIN
THỊ TRƯỜNG LAO ĐỘNG TPHCM
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
      
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

TP.Hồ Chí Minh, ngày 27 tháng 06 năm 2011
Số : 89/BC-TTDB&TTTTLĐ  

 

BÁO CÁO

PHÂN TÍCH THỊ TRƯỜNG LAO ĐỘNG 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2011

VÀ NHẬN ĐỊNH XU HƯỚNG CẦU NHÂN LỰC 06 THÁNG CUỐI NĂM 2011

TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

 

            06 tháng đầu năm 2011, Trung tâm Dự báo nhu cầu nhân lực và Thông tin thị trường lao động thành phố Hồ Chí Minh đã khảo sát, cập nhật Cung – Cầu lao động từ các hoạt động sàn giao dịch việc làm, ngày hội nghề nghiệp- việc làm, các tổ chức hoạt động giới thiệu việc làm và hệ thống thông tin tuyển dụng của các doanh nghiệp tại thành phố với tổng số 10.696 doanh nghiệp – 170.472 chỗ làm việc cần tuyển dụng, kể cả tuyển dụng lao động thay thế và thời vụ đồng thời khảo sát 41.853 người có nhu cầu tìm việc làm.

 

Với kết quả khảo sát, phân tích tình hình thị trường lao động thành phố có những diễn biến như sau:

 

I. SO SÁNH PHÂN TÍCH CHỈ SỐ CUNG – CẦU NHÂN LỰC 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2011:

 

            1.Nhu cầu nhân lực:          

 

Chỉ số nhu cầu tuyển dụng lao động 06 tháng đầu năm 2011 tăng bình quân 30% so với 6 tháng cuối năm 2010, nhóm ngành nghề có nhu cầu tuyển dụng tăng nhiều nhất là Dệt may – Giày da (19,76%), Marketing -  Nhân viên Kinh doanh (11,87%), Dịch vụ và phục vụ (8,00%), Bán hàng (6,04%), Điện tử - Viễn thông (4,84%), Cơ khí – Luyện kim (3,99%) …

 

Một số ngành thâm dụng lao động như Dệt may, Giày da, Cơ khí, Luyện kim, Điện tử, Bán hàng, Phục vụ nhu cầu lao động phổ thông vẫn cao chiếm trên 60% nhu cầu tuyển dụng của các ngành này.

 

Thực tế trong 06 tháng đầu năm 2011, chỉ số giá cả tăng so với cuối năm 2010 đã ảnh hưởng biến động lao động, đặc biệt lực lượng lao động phổ thông là đối tượng dễ bị ảnh hưởng về đời sống, dẫn đến tình trạng nhiều lao động chuyển đổi chỗ làm việc (bình quân trên 25% so tổng số lao động đang làm việc) để tìm việc làm khác có thu nhập khá hơn, chính sách phúc lợi lao động tốt hơn. Một số doanh nghiệp vừa và nhỏ, trả lương thấp so nhu cầu thực tế đời sống của người lao động, nên thường xuyên gặp phải sự thiếu hụt lao động vì vậy luôn đưa ra nhu cầu chỗ làm việc cao hơn so với nhu cầu thực tế để thường xuyên tuyển lao động thay thế, dự phòng lao động nhảy việc.

 

Tại các KCX-KCN, sự biến động diễn ra rất rõ nét khoảng 30.000 lao động thôi việc, bỏ việc trong 06 tháng đầu năm 2011, so tổng số 252.268 lao động đang làm việc hiện nay, tỷ lệ lao động thôi việc, bỏ việc gần 12%.

 

Nhu cầu tuyển dụng lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật trong 6 tháng đầu năm 2011 tăng 62,84% so với 06 tháng cuối năm 2010. Cụ thể Trên đại học – Đại học (9,30%), Cao đẳng (10,47%), Trung cấp (15,80%), Công nhân kỹ thuật – Sơ cấp nghề (13,53%), Lao động phổ thông (50,89%), tập trung vào một số ngành nghề như Marketing -  Nhân viên Kinh doanh, Bán hàng, Kế toán – Kiểm toán, Xây dựng – Kiến trúc, Điện tử, Viễn thông, Tư vấn – Bảo hiểm, Y tế - Chăm sóc sức khỏe, Công nghệ thông tin, Quản lý điều hành, nhân sự… Điều này thể hiện yêu cầu ngày càng cao về tay nghề và trình độ trong nhu cầu tuyển dụng của các doanh nghiệp.

 

Tổng quan thị trường lao động thành phố Hồ Chí Minh trong 06 tháng đầu năm 2011 do tác động của chỉ số giá cả tăng, ảnh hưởng sự ổn định và phát triển của thị trường lao động, đặc biệt trong quý II/2011 thị trường lao động biến động khó kiểm soát, một số doanh nghiệp do nhiều áp lực đã phải tinh giãn bộ máy, nhân sự, đổi mới phương pháp tuyển dụng, chú trọng nâng cao phúc lợi cho người lao động để có nguồn nhân sự ổn định phù hợp, không tuyển số lượng nhiều như trước đây. Tuy nhiên nhìn chung nhu cầu tuyển dụng vẫn tăng, trong khi đó nguồn lao động đăng ký hưởng bảo hiểm thất nghiệp cũng tăng lên, cho thấy sự nghịch lý thường xuyên của thị trường lao động về tình trạng vừa thừa, vừa thiếu lao động.

 

 

2.Nguồn cung nhân lực:

 

            Nguồn cung nhân lực đáp ứng khoảng 60% so với nguồn cầu ở nhiều ngành nghề, đặc biệt ở một số ngành Marketing -  Nhân viên Kinh doanh, Bán hàng, Kế toán – Kiểm toán, Xây dựng – Kiến trúc, Điện tử, Viễn thông, Cơ khí, Dệt may, Giày da, Chế biến thực phẩm, Dịch vụ - Phục vụ, Tư vấn – Bảo hiểm, Y tế - Chăm sóc sức khỏe, Công nghệ thông tin, Quản lý điều hành, . Tuy vậy một số ngành vẫn có chỉ số nguồn cung vượt cầu như  Hành chánh văn phòng, Kế toán – Tài chính ngân hàng, Quản trị kinh doanh, Kinh tế xuất nhập khẩu…

 

 

II. NHẬN ĐỊNH XU HƯỚNG CẦU NHÂN LỰC 6 THÁNG CUỐI NĂM 2011:

 

            Theo định hướng phát triển kinh tế xã hội của thành phố phấn đấu năm 2011 GDP tăng từ 12%. Theo chương trình việc làm của thành phố năm 2011 phấn đấu giải quyêt việc làm cho 265.000 lao động (trong đó 120.000 chổ việc làm mới). Theo khảo sát của Trung tâm Dự báo nhu cầu nhân lực và Thông tin thị trường lao động thành phố Hồ Chí Minh về thông tin nhu cầu tuyển dụng của 10.069 doanh nghiệp dự  kiến thu hút lao động, đáp ứng nhu cầu phát triển, mở rộng sản xuất, kinh doanh năm 2011.

 

Nhận định xu hướng cầu nhân lực của thành phố Hồ Chí Minh trong 06 tháng cuối năm 2011 có nhu cầu 135.000 chỗ làm việc, bao gồm nhu cầu lao động thay thế và tuyển mới , trong đó nhu cầu tuyển dụng lao động trong các khu chế xuất khu công nghiệp thành phố là 28.000  lao động. Về  cơ  cấu  trình độ chuyên môn nghề bao gồm lao động phổ thông trên 40%,  trình độ đại học, cao đẳng  25%, lao động có trình độ từ sơ cấp nghề đến trung cấp 35%.

 

            Riêng quý III/2011 dự kiến nhu cầu nhân lực là 60.000 chỗ làm việc. Một số ngành nghề nguồn cung nhân lực tiếp tục tăng nhanh so nguồn cầu nhân lực trong năm 2011 như Quản lý điều hành,  Tài chính-Kế toán,-Ngân hàng  Hành chánh văn phòng, Kho bãi - Vật tư - Xuất nhập khẩu, Tin học, Quản trị kinh doanh, và một số ngành kỹ thuật như  Điện, Điện tử, Cơ khí,Hóa chất... là những ngành nghề còn tiếp tục mất cân đối về chất lượng nhân lực trong năm 2011

 

Thị trường lao động công việc thời vụ trong quý III/2011 có thể sẽ không còn sôi động như các năm trước. Nguồn nhân lực thời vụ chủ yếu sẽ được thu hút mạnh vào cuối năm và thời gian Tết 2012. Những ngành nghề thâm dụng lao động như da giày, dệt may và nhu cầu lao động phổ thông trong quý III/2011 sẽ giảm so thời gian trước; tỷ lệ chiếm khoảng 40% nhu cầu tuyển dụng, 60% là nhu cầu công nhân kỹ thuật, trung cấp , cao đẳng, đại học và trên đại học.

 

            Tổng quan chung.thị trường lao động thành phố vẫn còn  tiếp tục biến động  (trên 20%), tiếp tục sự dịch chuyển về lao động làm việc giữa các ngành nghề  nhân lực có nghề và lao động phổ thông

 

            Tình trạng  của thị trường lao động thành phố trong 06 tháng đầu năm 2011 thể hiện rõ nét sự ảnh hưởng do tác động của giá cả thị trường, dẫn đến doanh nghiệp và người lao động đang làm việc đều gặp những khó khăn về việc làm và đời sống. Điều đó tạo nên sự biến động rõ rệt của thị trường lao động của thành phố trong những tháng vừa qua và dự báo sẽ tiếp diễn ở những tháng còn lại của năm 2011. Đặc biệt là sự biến động ở bộ phận lao động có tay nghề và trình độ nhưng thu nhập lại thấp.

 

Những tháng cuối năm nguồn cung  của thành phố sẽ tăng mạnh , do sinh viên học sinh tốt nghiệp ra trường năm 2011, nhiều hoạt động tư vấn hướng nghiệp nhằm gắn kết DN với các trường nghề, các Quận Huyện và Thành phố được tổ chức. Tại Khu chế xuất-công nghiệp TP nhu cầu tuyển dụng tập trung các ngành như : Điện tử trên 38%, cơ khí 15%, thực phẩm, dịch vụ từ 12-15% và dệt may, các ngành nghề khác chỉ chiếm 8-11% . Điều này cần tăng cường sự định hướng của các cơ quan chức năng Nhà nước để  giúp người lao động và doanh nghiệp  nắm bắt đúng nhu cầu thị trường, đào tạo có địa chỉ, đào tạo lại và tái bố trí nguồn lực và sử dụng lao dộng  hiệu quả, đúng quy định pháp luật.

 

Xu hướng nhu cầu nhân lực theo ngành nghề 6 tháng cuối năm 2011

            Tổng nhu cầu tuyển dụng: 135.000 chỗ việc làm trống

 

STT

Ngành nghề

Chỉ số 6 tháng cuối năm 2011 (%)

01

SX - Chế biến lương thực, thực phẩm

0.98

02

Hóa-Hóa chất

0.31

03

Công nghệ thông tin

2.55

04

Điện tử - viễn thông

3.51

05

Cơ khí - Luyện kim

4.80

06

Xây dựng - Kiến trúc

2.71

07

Điện - Điện công nghiệp - Điện lạnh

2.42

08

Công nghệ ô tô, xe máy

0.38

09

Quản lý điều hành

1.90

10

Tài chính - Ngân hàng

0.52

11

Đầu tư - Bất động sản - Chứng khoán

1.15

12

Kế toán - Kiểm toán

4.42

13

Marketing -  Nhân viên Kinh doanh

13.96

14

Bán hàng

5.95

15

Du lịch - Giải trí

0.28

16

Nhà hàng - Khách sạn

2.40

17

Dịch vụ và phục vụ

9.36

18

Tư vấn - Bảo hiểm

3.38

19

Luật - Pháp lý

0.36

20

Khoa học nghiên cứu

0.17

21

Quản lý nhân sự - Hành chánh văn phòng

2.25

22

Giáo dục - Đào tạo - Thư viện

1.12

23

Truyền thông - báo chi

0.64

24

Biên phiên dịch

0.53

25

Đồ họa - In ấn - Xuất bản

0.95

26

Giao thông-Vận tải-Thủy lợi

2.96

27

Dầu khí - Địa chất

0.17

28

Môi trường- Xử lý chất thải

0.21

29

Kho bãi - Vật tư - Xuất nhập khẩu

1.47

30

Nông nghiệp - Lâm nghiệp - Thủy sản

0.35

31

Y tế - Chăm sóc sức khỏe

1.98

32

Dược - Công nghệ sinh học

0.51

33

Dệt - May - Giày da

14.74

34

Nhựa - Bao bì

0.84

35

Mộc - Mỹ nghệ - Trang trí nội thất

2.67

36

Ngành nghề khác

7.10

 

Nơi nhận:                   
- Ban Giám đốc - TT Đảng ủy Sở;   
- Các phòng ban chức năng thuộc Sở;
- Ban Giám đốc và các phòng thuộc Trung tâm;
- Lưu.
 
KT. GIÁM ĐỐC
PHÓ GIÁM ĐỐC THƯỜNG TRỰC



Trần Anh Tuấn

 

TỔNG LƯỢT TRUY CẬP: 000000024901090

TRUY CẬP HÔM NAY: 4287

ĐANG ONLINE: 40