PHÂN TÍCH THỊ TRƯỜNG LAO ĐỘNG THÁNG 02 NĂM 2012 VÀ NHẬN ĐỊNH XU HƯỚNG CẦU NHÂN LỰC THÁNG 03 NĂM 2012 TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH


SỞ LAO ĐỘNG
THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI
TRUNG TÂM DỰ BÁO NHU CẦU
NHÂN LỰC VÀ THÔNG TIN
THỊ TRƯỜNG LAO ĐỘNG TPHCM
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
      
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

TP.Hồ Chí Minh, ngày 23 tháng 02 năm 2012
Số: /BC-TTDB&TTTTLĐ  

 

BÁO CÁO

PHÂN TÍCH THỊ TRƯỜNG LAO ĐỘNG THÁNG 02 NĂM 2012

VÀ NHẬN ĐỊNH XU HƯỚNG CẦU NHÂN LỰC THÁNG 03 NĂM 2012

 TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

 

            Tháng 02/2012,tiến hành khảo sát, cập nhật cung – cầu lao động trên địa bàn thành phố với tổng số 2.805 doanh nghiệp – 26.741 chỗ làm việc cần tuyển dụng và 9.576 người có nhu cầu tìm việc làm.

Trung tâm Dự báo nhu cầu nhân lực và Thông tin thị trường lao động thành phố tổng hợp, phân tích định hướng về tình hình thị trường lao động thành phố như sau:

 

I. PHÂN TÍCH CUNG – CẦU NHÂN LỰC :

 

 1.Nhu cầu nhân lực:          

 

   Thị trường lao động thành phố tháng 02/2012, chỉ số nhu cầu tuyển dụng tăng 45% so tháng 01/2012. Nhu cầu tuyển dụng nhân lực nhiều là những ngành nghề sử dụng đa số lao động có trình độ Sơ cấp nghề và lao động phổ thông (43,84%) để ổn định nhân lực sau Tết Nhâm Thìn và đảm bảo yêu cầu phát triển sản xuất kinh doanh. Tháng 02/2012 biến động dịch chuyển về nhân sự, dịch chuyển lao động dao động ở mức 20% nhất là đối với những doanh nghiệp trong lĩnh vực Dệt - May –Da giày, Thực phẩm, Điện tử viễn thông, Kinh doanh, Dịch vụ - Phục vụ, Cơ khí, Bán hàng, cụ thể những ngành nghề có chỉ số nhu cầu tuyển dụng cao như: Dịch vụ - Phục vụ (17,47%), Marketing -  Nhân viên Kinh doanh (15,21%), Dệt may – Da giày (10,91%), Bán hàng (8,91%), Điện tử - Viễn thông (6,37%), Tư vấn – Bảo hiểm (5,01%), Kế toán - Kiểm toán (4,65%), Cơ khí – Luyện kim (2,73%) …

 

   Chỉ số nhu cầu tuyển dụng về trình độ nghề cụ thể như sau:

 

      + Đại học (12,51%); Cao đẳng (11,27%):  tập trung một số ngành nghề như Marketing -  Nhân viên Kinh doanh, Kế toán - Kiểm toán, Bán hàng, Xây dựng - Kiến trúc, Giáo dục - Đào tạo - Thư viện, Quản lý điều hành, Quản lý nhân sự - Hành chánh văn phòng, Công nghệ thông tin, Điện – Điện lạnh- Điện công nghiệp, Cơ khí …

 

      + Trung cấp (17,71%), Công nhân kỹ thuật – Sơ cấp nghề (14,34%) tập trung vào một số ngành nghề như Dệt may – Giày da, Cơ khí – Luyện kim, Dịch vụ, Phục vụ, Marketing -  Nhân viên Kinh doanh, Bán hàng, Kế toán – Kiểm toán, Xây dựng – Kiến trúc, Điện tử, Viễn thông, Tư vấn – Bảo hiểm, Y tế - Chăm sóc sức khỏe, Công nghệ thông tin…

 

   Nhận định chung, thị trường lao động thành phố tháng 02 và 02 tháng đầu năm 2012 ổn định so cùng thời điểm năm 2011, tuy có nhiều doanh nghiệp tuyển dụng số lượng hàng trăm lao động và tình trạng thiếu hụt lao động nhất là lao động phổ thông còn phổ biến, nhưng đa số doanh nghiệp không quá căng thẳng trong việc tuyển dụng lao động, mức độ dịch chuyển lao động không cao như năm 2011 (trên 30%). Có thể nhận thấy rõ nét nhiều doanh nghiệp đã quan tâm về chính sách tiền lương và chăm lo phúc lợi cho người lao động, tạo động lực thu hút nguồn lao động quay lại làm việc sau tết nhiều và ổn định hơn các năm trước (khoảng 90% lao động quay trở lại làm việc sau tết, và 10% còn lại có sự dịch chuyển công việc khác). Nhu cầu tuyển dụng lao động phổ thông không quá nhiều về số lượng người như năm 2011 (71,85%), và không chỉ tập trung nhiều cho lĩnh vực gia công, chế biến, sản xuất mà còn tập trung vào lĩnh vực Dịch vụ, Bán hàng, Điện tử - Viễn thông, Bảo hiểm, Nhân viên kinh doanh… Đặc biệt lĩnh vực Dệt may – Gia dày không thiếu quá nhiều lao động so với năm 2010 và 2011. Điều này cho nhận định trong tháng 02 và những tháng sắp tới của năm 2012, thị trường lao động giảm đi sự biến động nhân lực trong các lĩnh vực gia công, chế biến, sản xuất, các doanh nghiệp chú trọng tuyển nhân lực theo xu hướng ổn định.

 

Những nhóm ngành có nhu cầu tuyển dụng cao trong tháng 02/2012

 

 

Chỉ số nhu cầu nhân lực theo trình độ nghề trong tháng 02/2012

 

 

 2.Nguồn cung nhân lực:

 

   Chỉ số nguồn cung tháng 02/2012 tăng 54,95% so tháng 02/2011 ở hầu hết các ngành nghề. Sựtìm kiếm chỗ làm việc của người lao động về mức lương, phúc lợi, địa bàn làm việc, môi trường làm việc thuận tiện và sự tuyển chọn lao động của doanh nghiệp về năng lực chuyên môn, kỹ năng nghề vẫn luôn là sự quan tâm của hai bên. Nổi bật nhữngngành nghề, có tính cạnh tranh cao, người lao động và sinh viên tốt nghiệp ra trường được tuyển dụng với quy trình khá chặt chẽ là lĩnh vực Quản lý hành chánh – nhân sự, quản lý điều hành đặc biệt trong tháng 02/2012 nhu cầu tuyển dụng nhân lực chất lượng cao cho các ngành Kế toán – Kiểm toán, Marketing, Công nghệ thông tin, Cơ khí, Bán hàng, Bất động sản, … với số lượng nhiều mà nguồn cung phù hợp không thể đáp ứng, tuy nhiên tình trạng nhân lực được đào tạo những chuyên ngành này cũng khó tìm việc do yêu cầu kỹ năng và ngoại ngữ.

 

   Ngành nghề Kế toán – Kiểm toán luôn có chỉ số nguồn cung nhân lực cao nhất trong  năm 2011, nhưng trong tháng 02/2012  Kế toán – Kiểm toán (14,16%)  không còn là ngành nghề có chỉ số cung dẫn đầu, chỉ số cung cao nhất là ngành nghề Quản lý nhân sự - Hành chánh văn phòng (19,23%).

 

   Bên cạnh đó, một số ngành nghề có chỉ số nguồn cung cao như: Marketing – Nhân viên kinh doanh (13,65%), Công nghệ thông tin (7,46%), Quản lý điều hành (7,2%), Xây dựng – Kiến trúc (5,89%), Dịch vụ - Phục vụ (3,89%)….

 

Những nhóm ngành có nguồn cung nhân lực cao trong tháng 02/2012

 

 

Chỉ số nguồn cung nhân lực theo trình độ nghề trong tháng 02/2012

 

 

II. NHẬN ĐỊNH XU HƯỚNG CẦU NHÂN LỰC THÁNG 03 NĂM 2012:

 

   Tình hình kinh tế - xã hội của thành phố Hồ Chí Minh năm 2012 được dự báo tiếp tục còn nhiều khó khăn trong đời sống người dân và tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Vì vậy tháng 03 và những tháng sắp tới của năm 2012 sẽ không tránh khỏi tình trạng dịch chuyển lao động, nhưng sẽ không ở mức quá cao như năm 2011 và 2010. Đồng thời hiện tượng thất nghiệp và số người đăng ký bảo hiểm thất nghiệp vẫn theo xu hướng không ổn định, số người đăng ký bảo hiểm thất nghiệp bao gồm nhân lực phổ thông, có nghề và nhân lực chất lượng cao, nhưng thực chất là sự dịch chuyển lao động; vì nhiều người trong quá trình hưởng bảo hiểm thất nghiệp của thành phố Hồ Chí Minh năm 2011-2012 đã tìm được việc làm mới phù hợp. Tình trạng thất nghiệp có thể nhận thấy rõ từ 06 nguyên nhân chính:

 

      - Người chuyển chỗ làm việc, tìm việc mới do muốn thay đổi chỗ làm việc, thu nhập cao hơn.

 

      - Sinh viên học sinh tốt nghiệp chọn lựa việc làm phù hợp, thu nhập cao .

 

      - Người đã học nghề (bao gồm đại học, cao đẳng, trung cấp, sơ cấp) nhận thấy trái ngành nghề không phù hợp sở thích hoặc thiếu kỹ năng nghề muốn chuyển học ngành nghề khác hoặc phải hoàn thiện kỹ năng nghề để có việc làm ổn định, phú hợp.

 

      - Người có nguồn thu nhập khác ổn định không muốn làm việc.

 

      - Những người tự tạo việc làm, làm việc khu vực kinh tế phi chính thức, việc làm không ổn định… tuy có thu nhập nhưng không kê khai là có việc làm.

 

      - Và một bộ phận (khoảng 30%) thật sự khó tìm được việc làm do tình trạng sức khỏe, lớn tuổi, không muốn đi làm xa nơi cư trú.

 

   Về nhu cầu tuyển dụng lao động, các doanh nghiệp chú trọng tuyển dụng nguồn lao động đảm bảo chất lượng nghề, tinh lọc bộ máy nhân sự phù hợp yêu cầu sản xuất kinh doanh; Một bộ phận người lao động tay nghề thấp hoặc không phù hợp quá trình cải tiến sản xuất – kinh doanh, cấu trúc nhân lực của doanh nghiệp sẽ phải dịch chuyển sang một công việc có yêu cầu thấp hơn, với mức lương tương ứng; đây cũng là cơ hội cho những người có trình độ nghề cao, có trình độ chuyên môn giỏi có một công việc tốt hơn, với mức lương và phúc lợi xã hội tốt hơn.

 

   Xu hướng nhu cầu nhân lực tháng 03/2012 tiếp tục tuyển dụng lao đông tập trung vào một số ngành nghể như: Dệt may – Da giầy, Xây dựng, Cơ khí, Điện – Điện tử, Viễn thông, Marketing, Dịch vụ - Phục vụ… Dự kiến trong tháng 03/2012, thành phố có nhu cầu khoảng 35.000 lao động. Trong đó nguồn lao động phổ thông chiếm khoảng 50% nhu cầu tuyển dụng, Sơ cấp nghề và Công nhân kỹ thuật lành nghề chiếm (15%) còn lại là lao động có trình độ từ Trung cấp trở lên chiếm (35%)./.

 

 

Nơi nhận:                   
- Ban Giám đốc - TT Đảng ủy Sở;   
- Các phòng ban chức năng thuộc Sở;
- Ban Giám đốc và các phòng thuộc Trung tâm;
- Lưu.
 
KT. GIÁM ĐỐC
PHÓ GIÁM ĐỐC THƯỜNG TRỰC



Trần Anh Tuấn

 

TỔNG LƯỢT TRUY CẬP: 000000024714184

TRUY CẬP HÔM NAY: 183

ĐANG ONLINE: 84