PHÂN TÍCH THỊ TRƯỜNG LAO ĐỘNG QUÝ I NĂM 2012 VÀ NHẬN ĐỊNH XU HƯỚNG CẦU NHÂN LỰC QUÝ II NĂM 2012 TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH


SỞ LAO ĐỘNG
THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI
TRUNG TÂM DỰ BÁO NHU CẦU
NHÂN LỰC VÀ THÔNG TIN
THỊ TRƯỜNG LAO ĐỘNG TPHCM
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
      
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

TP.Hồ Chí Minh, ngày 31 tháng 03 năm 2012
Số: /BC-TTDB&TTTTLĐ  

 

BÁO CÁO

PHÂN TÍCH THỊ TRƯỜNG LAO ĐỘNG QUÝ I NĂM 2012

VÀ NHẬN ĐỊNH XU HƯỚNG CẦU NHÂN LỰC QUÝ II NĂM 2012

TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

 

            Trong quý I/2012, Trung tâm Dự báo nhu cầu nhân lực và Thông tin thị trường lao động thành phố Hồ Chí Minh đã khảo sát, cập nhật qua hệ thống thông tin của các doanh nghiệp và người có nhu cầu tìm việc làm. Cụ thể: khảo sát 5.522 doanh nghiệp có nhu cầu tuyển dụng 68.170 chỗ làm việc và 21.486 người có nhu cầu tìm việc làm. Tổng hợp khảo sát, phân tích tình hình thị trường lao động thành phố có những diễn biến như sau:

 

I. SO SÁNH PHÂN TÍCH CHỈ SỐ CUNG – CẦU NHÂN LỰC QUÝ I NĂM 2011:

 

            1.Theo cơ cấu ngành nghề:                   

                                        

Quý I/2012, chỉ số nhu cầu nhân lực tăng 31,48% so quý IV/2011 và giảm 14,43% so quý I/2011. Chỉ số nhu cầu tuyển dụng cao nhất là những nhóm ngành  Dịch vụ - Phục vụ (16,61%), Nhân viên kinh doanh – Marketing (15,31%), Quản lý nhân sự - Hành chính văn phòng (12,46%). Khác với quý I/2011 nhóm ngành Dệt may – Da giày là nhóm ngành nghề có nhu cầu tuyển dụng cao nhất (21,28%), trong quý I/2012 nhu cầu tuyển dụng lao động phổ thông của các ngành gia công sản xuất: Dệt, May, Giày da (9,75%)  không gay gắt như cùng kỳ quý 1 năm 2010 và 2011, các doanh nghiệp có chiều hướng ổn định lực lượng lao động và xu hướng tuyển dụng lao động có  nghề và trình độ. Trong quý I/2012 trên 50% nhu cầu tuyển dụng lao động là công nhân kỹ thuật và sơ cấp nghề. Cho thấy các doanh nghiệp tính toán chặt chẽ việc sử dụng lao động trực tiếp sản xuất – kinh doanh trong tình hình kinh tế vẫn tồn tại nhiều khó khăn.

 

Một số nhóm ngành nghề có nhu cầu tuyển dụng cao như: Bán hàng (7,69%), Điện tử - Viễn thông (4,55%), Tư vấn – Bảo hiểm (4,24%), Kế toán – Kiểm toán (3,67%)…

 

Trong quý 1/2012, có sự dịch chuyển lao động diễn ra nhưng ở mức độ không cao so với năm 2011. Vào tháng 1 và tháng 2, ở mức khoảng 20%, đến tháng 3/2012 sự dịch chuyển diễn ra ở mức độ cao hơn khoảng 25%.

 

Tổng quan thị trường lao động thành phố thể hiện tình trạng phân bố nhân lực không đồng đều giữa các khu vực kinh tế, ngành kinh tế tạo nên mất cân đối nhu cầu nhân lực và nhu cầu việc làm, đáng quan tâm là khu vực kinh tế phi chính thức chiếm tỷ lệ trên 40% tổng số lao động đang làm việc và đang có xu hướng tăng với đa dạng ngành nghề, nhiều chỗ làm việc mới, thu hút lao động từ khu vực kinh tế chính thức chuyển sang, nhiều nhất là các hoạt động kinh doanh dịch vụ, phục vụ,… Thị trường lao động luôn có hiện tượng vừa thừa vừa thiếu, từ lao động phổ thông trong các ngành chế biến, sản xuất, xây dựng, dịch vụ… và lao động chất lượng cao trong các ngành kỹ thuật, quản lý, sản xuất – kinh doanh.

 

·        Các nhóm ngành có nhu cầu tuyển dụng cao trong quý I/2012

 

-         Marketing – Nhân viên kinh doanh, Dịch vụ - Phục vụ : Là những nhóm ngành nghề có nhu cầu tuyển dụng cao nhất trong quý I/2012. Nhu cầu tuyển dụng phần lớn là lao động có trình độ từ trung cấp trở lên. So sánh về chỉ số cung cầu nhân lực của 2 nhóm ngành nghề này cho thấy cung không đáp ứng so với nguồn cầu.

 

-         Ngành Quản trị nhân sự - Hành chánh văn phòng: trong năm 2011 luôn là ngành có nguồn cung nhân lực cao hơn nguồn cầu nhân lực. Nhưng trong quý I/2012 có thể nói có sự cân bằng trong nhu cầu tuyển dụng và nguồn cung nhân lực.

 

-         Ngành bán hàng, Dệt – May – Giày da, Điện tử - Viễn thông, Tư vấn bảo hiểm vẫn thuộc nhóm ngành có nhu cầu tuyển dụng nhiều nhân lực.

 

Những nhóm ngành nghề tuy nhu cầu tuyển dụng lao động số lượng không nhiều, nhưng nhu cầu tuyển dụng lao động vẫn chưa đáp ứng được kể cả số lượng và chất lượng là: Hóa – Hóa chất, Cơ khí – Luyện kim, Xây dựng – Kiến trúc, Giáo dục – Đào tạo – Thư viện, Biên – Phiên dịch, Nông nghiệp – Thủy sản, Y tế - Chăm sóc sức khỏe,…

 

 

2.Theo cơ cấu trình độ nghề:

 

Nếu Quý I/2011, diễn ra tình trạng là khan hiếm lao động phổ thông tập trung một số ngành sản xuất, gia công sản xuất: Dệt – May – Giày da, chế biến …, thì quý I/2012 tình trạng này vẫn tiếp tục, tuy nhiên có phần được khắc phục; giảm 20,04% so với quý I/2011 và không tập trung nhu cầu cao ở nhóm ngành gia công, sản xuất, chế biến mà tập trung nhu cầu tuyển dụng cao ở các ngành phục vụ, nhân viên kinh doanh, marketing, bán hàng, điện tử - viễn thông… và việc làm bán thời gian trong các ngành này.  

 

Chỉ số về trình độ nhu cầu nhân lực Trên đại học – Đại học (11,58%), Cao đẳng (9,85%), Trung cấp (18,09%), Công nhân kỹ thuật – Sơ cấp nghề (12,92%), Lao động phổ thông (47,57%). Điều này thể hiện tình trạng kinh tế - xã hội còn tiếp tục khó khăn, nhiều doanh nghiệp chưa phát triển được quy mô sản xuất – kinh doanh, mặt khác  một số doanh nghiệp đã thu hẹp việc sản xuất – kinh doanh và tinh lọc bộ máy nhân lực, tìm kiếm nguồn lao động có tay nghề, chất lượng hơn. Đây cũng là nguyên nhân vừa khan hiếm lao động, vừa gia tăng thất nghiệp do một phần mất việc làm và đa số di chuyển lao động tìm kiếm việc làm tốt hơn.

 

 

 

II. NHẬN ĐỊNH XU HƯỚNG CẦU NHÂN LỰC QUÝ II NĂM 2012:

 

Từ các nguồn thông tin nhu cầu tuyển dụng của các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất – kinh doanh và tình hình kinh tế của thành phố quý I/2012, dự kiếnnhu cầu nhân lực quý II/2012 của thành phố có xu hướng tăng 8%-10% so với nhu cầu nhân lực của quý I/2012 với khoảng 75.000 chỗ làm việc trống (bình quân mỗi tháng là 25.000 chỗ làm việc cần tuyển dụng lao động).

 

Nhận định chung về thị trường lao động cho thấy song song với nhu cầu lao động phổ thông, lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật có nhu cầu tăng so quý I/2011. Cụ thểnhu cầu nhân lực có trình độ chuyên môn Đại học trở lên khoảng 11%, cao đẳng, trung cấp khoảng 26%, công nhân kỹ thuật 18%, sơ cấp nghề và lao động phổ thông (45%), chủ yếu các ngành nghề Nhân viên kinh doanh – Marketing, Dịch vụ - Phục vụ, Công nghệ thông tin, Kế toán - Kiểm toán, Điện – Điện tử- Viễn thông, Cơ khí, Dệt may – Giày da...

 

Về nguồn cung nhân lực có xu hướng tăng về nhu cầu tìm việc làm (khoảng trên 10% so quý I/2012) vì trong quý II/2012 một lượng lớn sinh viên tốt nghiệp ra trường cần tìm việc làm; việc di chuyển lao động có khả năng vẫn tiếp tục diễn ra tuy nhiên có giảm  so với quý I/2012 (dự kiến mức độ dịch chuyển dưới 20%). Xu hướng người lao động muốn ổn định việc làm nhất là tại các doanh nghiệp chăm lo tốt chính sách lao động và phúc lợi lao động.

 

                   Xu hướng nhu cầu nhân lực theo ngành nghề quý II/ 2012

 

                  Tổng nhu cầu tuyển dụng: 75.000 chỗ việc làm trống

 

STT

Ngành nghề

Chỉ số
Quý II/2012 (%)

01

SX - Chế biến lương thực, thực phẩm

0,63

02

Hóa-Hóa chất

0,22

03

Công nghệ thông tin

2,22

04

Điện tử - viễn thông

4,25

05

Cơ khí - Luyện kim

3,90

06

Xây dựng - Kiến trúc

1,74

07

Điện - Điện công nghiệp - Điện lạnh

1,81

08

Công nghệ ô tô, xe máy

0,31

09

Quản lý điều hành

1,18

10

Tài chính - Ngân hàng

0,31

11

Đầu tư - Bất động sản - Chứng khoán

1,18

12

Kế toán - Kiểm toán

3,30

13

Marketing -  Nhân viên Kinh doanh

14,33

14

Bán hàng

6,92

15

Du lịch - Giải trí

0,35

16

Nhà hàng - Khách sạn

1,36

17

Dịch vụ và phục vụ

10,32

18

Tư vấn - Bảo hiểm

2,63

19

Luật - Pháp lý

0,30

20

Khoa học nghiên cứu

0,25

21

Quản lý nhân sự - Hành chánh văn phòng

5,43

22

Giáo dục - Đào tạo - Thư viện

1,24

23

Truyền thông - báo chi

0,74

24

Biên phiên dịch

0,46

25

Đồ họa - In ấn - Xuất bản

0,75

26

Giao thông-Vận tải-Thủy lợi

3,07

27

Dầu khí - Địa chất

0,05

28

Môi trường- Xử lý chất thải

0,11

29

Kho bãi - Vật tư - Xuất nhập khẩu

1,16

30

Nông nghiệp - Lâm nghiệp - Thủy sản

0,24

31

Y tế - Chăm sóc sức khỏe

2,27

32

Dược - Công nghệ sinh học

0,32

33

Dệt - May - Giày da

13,56

34

Nhựa - Bao bì

3,88

35

Mộc - Mỹ nghệ - Trang trí nội thất

0,49

 

            Xu hướng thị trường lao động thành phố hiện nay và trong thời gian tới, vấn đề cần quan tâm nhất là sự phù hợp cung – cầu lao động. Người lao động làm thế nào để được các doanh nghiệp tuyển dụng theo nghề đã học và làm việc có hiệu quả, phát triển nghề nghiệp. Người sử dụng lao động làm thế nào để người lao động yên tâm, gắn bó việc làm, là nguồn lực ổn định của doanh nghiệp. Để đạt được, cần nhiều yếu tố, trong các yếu tố tạo nên sự gắn kết cung – cầu là yêu cầu về kỹ năng nghề của người lao động và chính sách tiền lương, phúc lợi của doanh nghiệp phải luôn được hoàn thiện để chất lượng làm việc của người lao động được nâng cao và doanh nghiệp phát triển, ổn định sản xuất – kinh doanh./.

 

Nơi nhận:                   
- Ban Giám đốc - TT Đảng ủy Sở;   
- Các phòng ban chức năng thuộc Sở;
- Ban Giám đốc và các phòng thuộc Trung tâm;
- Lưu.
 
KT. GIÁM ĐỐC
PHÓ GIÁM ĐỐC THƯỜNG TRỰC



Trần Anh Tuấn

 

TỔNG LƯỢT TRUY CẬP: 000000024878722

TRUY CẬP HÔM NAY: 960

ĐANG ONLINE: 8