PHÂN TÍCH THỊ TRƯỜNG LAO ĐỘNG THÁNG 5 VÀ XU HƯỚNG CẦU NHÂN LỰC THÁNG 6 NĂM 2012 TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH


SỞ LAO ĐỘNG
THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI
TRUNG TÂM DỰ BÁO NHU CẦU
NHÂN LỰC VÀ THÔNG TIN
THỊ TRƯỜNG LAO ĐỘNG TPHCM
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
      
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

TP.Hồ Chí Minh, ngày 25 tháng 05 năm 2012
Số: 92/BC-TTDB&TTTTLĐ  

 

BÁO CÁO

PHÂN TÍCH THỊ TRƯỜNG LAO ĐỘNG THÁNG 5

VÀ XU HƯỚNG CẦU NHÂN LỰC THÁNG 6 NĂM 2012

TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

 

Theo định kỳ, Trung tâm Dự báo nhu cầu nhân lực và Thông tin thị trường lao động thành phố Hồ Chí Minh trong tháng 5/2012, đã thực hiện khảo sát, cập nhật thông tin cầu lao động tại 2.290  doanh nghiệp với 28.221 nhu cầu tuyển dụng lao động và thu thập thông tin cung của 10.842 người có nhu cầu tìm việc làm tại Thành phố.

 

I. CHỈ SỐ CUNG – CẦU NHÂN LỰC THÁNG 5 :

 

 1.Về cơ cấu ngành nghề:  

 

   Trong tháng 5/2012 tình hình sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố tiếp tục gặp nhiều hạn chế, một số doanh nghiệp vừa và nhỏ phải thu hẹp sản xuất, giải thể, tình trạng công nhân đăng ký bảo hiểm thất nghiệp, mất việc làm tăng nhiều so với quý I/2012, tuy nhiên tổng quan về tình hình nhân lực Thành phố tháng 5/2012 so với tháng 04/2012, chỉ số cầu nhân lực vẫn tăng 34,78%. Một số nhóm ngành nghề có chỉ số cầu nhân lực tăng như Dệt may – Da giày, Dịch vụ - Phục vụ, Quản lý nhân sự - Hành chính văn phòng, Điện tử - Viễn thông, Điện - Điện công nghiệp - Điện lạnh, Tài chính – Ngân hàng, Hóa – Hóa chất …

   Các nhóm ngành có nhu cầu tuyển dụng cao trong tháng 05/2012

   Nhu cầu tuyển dụng nhiều lao động là nhóm ngành Quản lý nhân sự - Hành chính văn phòng (20,35%), Dịch vụ - Phục vụ (15,96%), Nhân viên kinh doanh – Marketing (14,39%), Dệt may – Da giày (12,03%), Bán hàng (7,24%), Công nghệ thông tin (4,27%) …

 

   Tháng 5/2012, thị trường lao động tiếp tục mất cân đối về số lượng và chất lượng giữa nhu cầu tuyển dụng và nguồn cung nhân lực ở một số nhóm ngành nghề như: Kế toán – Kiểm toán, Quản lý điều hành, Xây dựng – Kiến trúc, Nhân viên kinh doanh – Marketing, Bán hàng, …

 

   Nhìn chung thị trường lao động trong tháng 5/2012; tình trạng lao động bị mất việc, thôi việc đăng ký bảo hiểm thất nghiệp tiếp tục tăng theo xu hướng không ổn định.

 

6 ngành nghề có chỉ số nhu cầu nhân lực cao nhất trong tháng 05/2012

 

 

6 ngành nghề có chỉ số cung nhân lực cao nhất trong tháng 05/2012

 

 

 2. Vềcơ cấu trình độ nghề:

 

   Trong tháng 05/2012, các doanh nghiệp vẫn chú trọng tuyển chọn lao động có nghề chuyên môn kể cả trong những ngành cần nhiều lao động phổ thông như Dệt may – Da giày. Bên cạnh đó nhu cầu tuyển dụng lao động phổ thông vẫn cao đặc biệt nhu cầu lao động thời vụ trong các ngành Hành chính, Dệt may – Da giày, Dịch vụ, Phục vụ, Bán hàng, Kinh doanh ….

 

Cơ cấu tuyển dụng lao động theo trình độ nghề tháng 05/2012

 

STT

Trình Độ

Chỉ số (%)

1

Lao động chưa qua đào tạo

54.38

2

Sơ cấp nghề

5.34

3

Công nhân kỹ thuật lành nghề

7.15

4

Trung cấp (CN-TCN)

17.72

5

Cao đẳng (CN-CĐN)

6.17

6

Đại học

9.05

7

Trên đại học

0.19

 

   Sự chênh lệch giữa trình độ nhu cầu tuyển dụng và nhu cầu việc làm vẫn diễn ra, đáng chú ý là một số nhóm ngành như: Kinh tế, Quản trị kinh doanh, Tài chính – Ngân hàng, Marketing … sinh viên mới tốt nghiệp Đại học, Cao đẳng có nhu cầu việc làm cao hơn so nhu cầu tuyển dụng, các doanh nghiệp yêu cầu nhân lực có trình độ chất lượng cao, kinh nghiệm, kỹ năng, trong khi nhiều sinh viên vừa mới tốt nghiệp Đại học, Cao đẳng chưa đáp ứng ngay được các yêu cầu này. Mặt khác nhu cầu tuyển dụng cần nhiều lao động trình độ Trung cấp, Công nhân kỹ thuật lành nghề, Sơ cấp nghề thì nguồn nhân lực còn thiếu hụt so với nhu cầu tuyển dụng.

 

Chỉ số nhu cầu nhân lực về trình độ

 

 

Chỉ số nguồn cung về trình độ

 

 

II. XU HƯỚNG CUNG - CẦU NHÂN LỰC THÁNG 6 NĂM 2012:

 

   Tháng 6/2012 các doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực gia công - sản xuất, chế biến tiếp tục còn nhiều khó khăn trong quá trình ổn định phát triển sản xuất kinh doanh. Vì vậy, thị trường lao động thành phố chưa thật sự ổn định và vẫn phát sinh nhiều nghịch lý, tồn tại mất cân đối giữa nhu cầu nhân lực và nhu cầu việc làm.

 

   Dự kiến nhu cầu tuyển dụng của các doanh nghiệp trong tháng 6/2012 khoảng 27.000 lao động, vẫn chú trọng tuyển dụng lao động có tay nghề và trình độ chuyên môn kỹ thuật, cụ thểtrình độ chuyên môn Đại học trở lên khoảng 11%, cao đẳng, trung cấp khoảng 35%, công nhân kỹ thuật 5%, sơ cấp nghề và lao động phổ thông (49%), vẫn tập trung chủ yếu các ngành nghề Nhân viên kinh doanh – Marketing, Dịch vụ - Phục vụ, Công nghệ thông tin, Kế toán - Kiểm toán, Điện – Điện tử- Viễn thông, Cơ khí, Dệt may – Giày da...

 

   Về nguồn cung nhân lực việc di chuyển lao động có khả năng vẫn tiếp tục diễn ra nhưng ổn định hơn (khả năng dịch chuyển ở mức 15% thấp hơn so với quý I/2012 là trên 20%), tình trạng đăng ký bảo hiểm thất nghiệp vẫn xu hướng tăng không ổn định, khả năng giảm việc làm, tinh gọn nhân sự tại nhiều doanh nghiệp có thể diễn ra dẫn đến một số người lao động tay nghề, năng suất lao động làm việc thấp có thể sẽ mất việc làm, tìm việc làm khác tập trung một số ngành nghề như: Dệt may – Da giày, Xây dựng, Bán hàng, Kế toán, Tài chính Ngân hàng, Nhân sự…

 

   Các chính sách Nhà nước và Thành phố về hỗ trợ doanh nghiệp, các giải pháp thông tin thị trường lao động, giới thiệu việc làm tái đào tạo nhân lực để đáp ứng nhu cầu việc làm mới, chính sách phúc lợi, chăm lo đời sống, ổn định lực lượng lao động cần tiếp tục tích cực thực hiện để góp phần giảm tải những khó khăn nghịch lý, góp phần ổn định thị trường lao động trong quý II/2012 và tạo điều kiện để thị trường lao động thành phố phát triển khả quan hơn trong 6 tháng cuối năm 2012.

 

Nơi nhận:                   
- Ban Giám đốc - TT Đảng ủy Sở;   
- Các phòng ban chức năng thuộc Sở;
- Ban Giám đốc và các phòng thuộc Trung tâm;
- Lưu.
 

KT. GIÁM ĐỐC
PHÓ GIÁM ĐỐC THƯỜNG TRỰC

 

 


Trần Anh Tuấn

 

TỔNG LƯỢT TRUY CẬP: 000000024720963

TRUY CẬP HÔM NAY: 5474

ĐANG ONLINE: 18