TÀI LIỆU TƯ VẤN HƯỚNG NGHIỆP VỀ NHU CẦU NHÂN LỰC VÀ CHỌN NGHỀ NĂM 2014



TÀI LIỆU TƯ VẤN HƯỚNG NGHIỆP


VỀ NHU CẦU NHÂN LỰC VÀ CHỌN NGHỀ NĂM 2014

 

 

I.TỒNG QUAN VỀ THỊ TRƯỜNG LAO ĐỘNG

Nguồn nhân lực chất lượng cao ngày càng đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế xã hội của đất nước hiện nay. Nghị quyết ĐH đại biểu đảng bộ TP.HCM lần thứ IX (nhiệm kỳ 2011 – 2015) cũng đề ra những nhiệm vụ tổng thể để xây dựng và phát triển thành phố, với 6 chương trình đột phá. Một trong những ưu tiên hàng đầu trong đó là “Chương trình nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, xây dựng nhanh nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển và hội nhập kinh tế quốc tế; trong đó, tập trung bảo đảm nhu cầu lao động chất lượng cao cho 9 ngành dịch vụ, 4 ngành công nghiệp trọng yếu và xuất khẩu lao động”. Trong đó, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng yêu cầu phát triển và hội nhập kinh tế quốc tế đang là nhu cầu cấp bách.

   Tuy tỷ lệ lao động đã qua đào tạo và đang làm việc trên địa bàn TP.HCM là 60% lao động, cao so với cả nước, nhưng lại rất thấp (đặc biệt nhu cầu về số lượng và chất lượng nguồn nhân lực chất lượng cao) so với yêu cầu chung của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa của thành phố trong giai đoạn 2013-2015 và giai đoạn tiếp theo đến năm 2020.

Thành phố Hồ Chí Minh là một trong những trung tâm đào tạo nhân lực . Hàng năm tại thành phố có 70.000 sinh viên các trường Đại học, cao đẳng tốt nghiệp ra trường kể cả số học viên trung cấp, công nhân kỹ thuật, đào tạo nghề ngắn hạn; có khoảng 180.000 người có nghề có nhu cầu việc làm, trong đó các ngành nghề chuyên môn kỹ thuật chiếm 40%, các ngành nghề chuyên môn quản lý nghiệp vụ chiếm 60% tổng số ngành nghề được đào tạo.

Lực lượng lao động đang làm việc có trên 4,3 triệu người chiếm tỷ lệ 72,89% so tổng nguồn lao động. Trong tổng số lao động đang làm việc chuyên môn kỹ thuật bậc cao chiếm 11,40%; chuyên môn kỹ thuật bậc trung chiếm 6,44%; các nghề giản đơn và thợ chiếm 49,28% và các loại công việc khác chiếm 32,88%.

Vấn đề nghịch lý là TP. HCM đang rất thừa lao động không phù hợp với những ngành nghề nằm trong định hướng phát triển nhưng lại rất thiếu nhân lực chất lượng cao ở những ngành cần thiết cho sự phát triển. Thực trạng chung là phần lớn sinh viên tốt nghiệp ra trường vẫn còn gặp nhiều khó khăn trong tìm kiếm việc làm phù hợp và ổn định, do chưa định hướng đúng về nghề nghiệp – việc làm, vì một số sinh viên chọn ngành học chưa phù hợp năng lực, sở trường và xu hướng phát triển thị trường lao động. Mặt khác các doanh nghiệp rất quan tâm tuyển chọn đối với sinh viên tốt nghiệp về kiến thức ngoại ngữ, khả năng hợp tác, kỹ năng làm việc, kỹ năng giao tiếp, những hiểu biết về môi trường văn hóa doanh nghiệp và tác phong làm việc công nghiệp. Sự hạn chế lớn của sinh viên khi ra trường, đa số chưa định hướng được cụ thể để chọn một ngành chuyên môn phù hợp với khả năng, đồng thời do hệ thống thông tin thị trường lao động và hoạt động tư  vấn giới thiệu việc làm thành phố chưa cập nhật kịp thời để gắn kết sinh viên và doanh nghiệp đạt hiệu quả cao.

Theo nhiều cuộc khảo sát cho thấy tỷ lệ học sinh chọn sai ngành học chiếm khoảng 60%, chỉ có 5% học sinh có hiểu biết về ngành chọn học, 20% có hiểu biết tương đối đầy đủ và 75% thiếu hiểu biết về nghề bản thân chọn học.

Tại Tp.HCM khoảng 80% sinh viên, học viên sau khi tốt nghiệp các trường Đại học, Cao đẳng, Trung cấp, Sơ cấp nghề tìm được việc làm, còn 20% tìm việc rất khó khăn hoặc không tìm được việc làm. Trong tổng số tìm được việc làm chỉ có  50% là có việc làm phù hợp năng lực và phát triển . Đặc biệt kỹ năng mềm là yêu cầu nhiều sinh viên, học sinh chưa đáp ứng được.

Thị trường lao động cần rất lớn nguồn nhân lực giỏi nghề đó là những kỹ thuật viên, nhân viên nghiệp vụ Cao đẳng, Trung cấp; Công nhân kỹ thuật lành nghề. Trong xã hội đã có nhiều người thành đạt lớn từ khởi nghiệp học nghề. Nhưng thực tế các học sinh sau khi tốt nghiệp THCS, THPT không muốn học nghề đang trở thành vấn đề của xã hội. Nguyên nhân do những định kiến, tâm lý trọng bằng cấp còn tồn tại ở hầu hết các bậc phụ huynh. Bên cạnh đó còn nhiều lý do như việc thiếu thông tin về ngành học, chưa biết giá trị bản thân phù hợp với ngành mình học, thiếu định hướng trong việc chọn nghề. Do thiếu thông tin về nhu cầu và tiêu chí tuyển dụng lao động nên nhiều người không biết chọn nghề hoặc học nghề trái với nhu cầu xã hội.

Với 54 trường Đại học, 25 trường Cao đẳng chuyên nghiệp, 11 trường cao đẳng nghề, 32 trường Trung cấp chuyên nghiệp, 23 trường trung cấp nghề và trên 370 cơ sở dạy nghề, đào tạo cho xã hội trên 300.000 lao động mỗi năm. Với số lượng đó, Tp. Hồ Chí Minh là địa phương đứng đầu cả nước về quy mô đào tạo nguồn nhân lực. Tại khu vực Nam bộ, Tp. Hồ Chí Minh cũng là địa phương cung ứng 100% nguồn nhân lực thuộc nhóm ngành nông – lâm – thủy sản, khoa học tự nhiên và y dược cho toàn vùng. Nhưng, một thực tế cho thấy giữa mục tiêu đào tạo của các trường hiện nay so với yêu cầu và đòi hỏi thực tiễn của công việc vẫn tồn tại một khoảng cách.

Theo  Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng (Bộ GD-ĐT), về đăng ký dự thi tuyển sinh ĐH-CĐ năm 2013 , nhóm ngành Kinh tế giảm 10,5% so với năm 2012, nhưng vẫn chiếm tỷ lệ cao nhất trong tổng số hồ sơ đăng ký dự thi theo nhóm ngành là 19,9%. Nhóm ngành khoa học giáo dục tăng 3,1%; khoa học sức khỏe tăng 1,7%; môi trường và bảo vệ môi trường tăng 1,4%; công nghệ kỹ thuật tăng 0,5%; nông, lâm, thủy sản tăng xấp xỉ 0,3

Theo dự báo, một số ngành kinh tế đào tạo nhiều so với nhu cầu thực tế nhưng không phải vì vậy mà thị trường lao động không  cần nhân lực  ngành kinh tế . Chính tình thế khó khăn này đòi hỏi các trường phải đào tạo sinh viên chất lượng cao hơn mới có thể đáp ứng yêu cầu của doanh nghiệp. Sau suy thoái, nền kinh tế sẽ tiếp tục phát triển và nhu cầu việc làm vẫn rất lớn.

Theo số liệu của Tổng cục Dạy nghề, cơ cấu lao động qua đào tạo của Việt Nam hiện nay là 1:3, tức là cứ một sinh viên tốt nghiệp đại học thì có ba học viên tốt nghiệp trường nghề, trong khi đó, cơ cấu ở các nước tiên tiến trong khu vực lại là 1:10, tức là cứ một sinh viên tốt nghiệp đại học thì có mười học viên tốt nghiệp trường nghề. Như vậy, để phục vụ sự nghiệp phát triển đất nước, lực lượng thợ kỹ thuật của ta còn thiếu trầm trọng.

Dạy nghề gồm dạy nghề dài hạn và dạy nghề ngắn hạn. Dạy nghề dài hạn kéo dài từ 12 tháng trở lên, được thực hiện tại các trường dạy nghề, chủ yếu nhằm đáp ứng nhu cầu nhân lực cho các ngành công nghiệp như: xây dựng, cơ khí, điện, điện tử,sửa chữa ô tô, xe máy, máy may, máy tính, điện, điện tử, điện thoại, điện lạnh, sơn hàn, bếp (chế biến món ăn Việt Nam và Âu, Á)...... Học viên khi ra trường phần lớn làm việc trong các nhà máy, xí nghiệp.

Không phải ai cũng có đủ điều kiện, khả năng vào các trường đại học, cao đẳng. Trong hoàn cảnh đó, học nghề ngắn hạn là một hướng đi ngắn nhất để các bạn trẻ trở thành kỹ thuật viên với nhiều cơ hội việc làm..''Đây là một con đường ngắn trong khi cơ hội việc làm lại rất nhiều".Như thế học nghề ngắn hạn là một biện pháp hữu hiệu để giảm thất nghiệp, tự tạo thêm việc làm, góp phần đẩy nhanh quá trình phát triển đất nước. Hơn nữa đây là một con đường với cơ hội có việc làm ổn định, thu nhập cao cho những bạn trẻ yêu nghề. “ĐH không phải là con đường duy nhất để thành công mà trong tương lai, xã hội cần lao động đã được đào tạo tay nghề. Ở nước ngoài, xã hội không phân biệt bằng cấp, nghề nghiệp mà người nào làm lương cao thì người đó chiến thắng. Hiện tại Việt Nam, có rất nhiều bạn trẻ học nghề ở các trường TC, sơ cấp nghề ra mà lương có thể lên đến vài chục triệu đồng/tháng”.

Thực tế thị trường lao động cho thấy ,“Không có nghề nào “hot”, vấn đề là con người đó có thực sự “hot” hay không, có tài năng hay không mà thôi. Muốn phát huy tài năng, ngoài chọn ngành nghề đúng năng lực, người thanh niên  phải có niềm đam mê, động lực học tập mới giỏi nghề”.Khi người thanh niên chính thức bước vào thị trường lao động, trình độ và cấp bậc học Đại học, Cao đẳng, Trung cấp, hay Sơ cấp chỉ là phần cơ bản của nghề, điều cốt lõi là mỗi thanh niên phải xây dựng được những giá trị năng lực hành nghề chính là xây dựng ý chí, quyết tâm để có hoài bão làm việc và không ngừng học tập. Việc học ở nhà trường chỉ là giai đoạn đầu của quá trình học tập suốt đời trong một xã hội hiện đại. Để phát triển nghề nghiệp phải có ý thức mở rộng kiến thức nghề nghiệp, nâng cao năng lực, tư duy khoa học, độc lập, lao động sáng tạo, phát huy sáng kiến, áp dụng công nghệ mới để không ngừng phát triển kỹ năng nghề nghiệp.

II.DỰ BÁO NHU CẦU NHÂN LỰC TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ĐẾN 2020 – 2025

Từ kết quả dự báo xác định nhu cầu nhân lực có trình độ tại TP Hồ Chí Minh trong giai đoạn 2014 – 2015 xu hướng đến 2020 - 2025, xác định nhu cầu nhân lực 1 năm khoảng 270.000 chỗ việc làm trống (trong đó: lao động có trình độ cao đẳng, đại học trở lên chiếm 31% với 89.100 chỗ việc trống). Cụ thể nhu cầu nhân lực từng nhóm ngành nghề như sau:


Biểu 1: NHU CẦU NHÂN LỰC 04 NHÓM NGÀNH CÔNG NGHIỆP TRỌNG YẾU

TP.HỒ CHÍ MINH GIAI ĐOẠN 2014-2015, XU HƯỚNG ĐẾN 2020-2025

 

STT

 

NGÀNH NGHỀ

TỈ LỆ NGÀNH NGHỀ SO VỚI TỔNG SỐ VIỆC LÀM MỚI (%)

SỐ CHỖ LÀM VIỆC

(NGƯỜI /NĂM)

1

Cơ khí

3

8.100

2

Điện tử - Công nghệ thông tin

6

16.200

3

Chế biến tinh lương thực thực phẩm

4

10.800

4

Hóa chất – Nhựa cao su

4

10.800

Tổng nhu cầu nhân lực 04 ngành công nghiệp trọng yếu hàng năm

17

45.900

 

 

 

Biểu 2: NHU CẦU NHÂN LỰC 09 NHÓM NGÀNH DỊCH VỤ

TP.HỒ CHÍ MINH GIAI ĐOẠN 2014-2015, XU HƯỚNG ĐẾN 2020-2025

 

STT

 

NGÀNH NGHỀ

TỈ LỆ NGÀNH NGHỀ SO VỚI TỔNG SỐ VIỆC LÀM MỚI (%)

SỐ CHỖ LÀM VIỆC (NGƯỜI/NĂM)

1

Tài chính – Tín dụng – Ngân hàng – Bảo hiểm

4

10.800

2

Giáo dục – Đào tạo

5

13.500

3

Du lịch

8

21.600

4

Y tế

4

10.800

5

Kinh doanh tài sản – Bất động sản

3

8.100

6

Dịch vụ tư vấn, khoa học – công nghệ, nghiên cứu và triển khai

3

8.100

7

Thương mại

3

8.100

8

Dịch vụ vận tải – Kho bãi – Dịch vụ cảng

3

8.100

9

Dịch vụ bưu chính, viễn thông và công nghệ thông tin

3

8.100

Tổng nhu cầu nhân lực 09 nhóm ngành dịch vụ hàng năm

36

97.200

 


 

Biểu 3: NHU CẦU NGÀNH NGHỀ KHÁC THU HÚT NHIỀU LAO ĐỘNG

TP.HỒ CHÍ MINH GIAI ĐOẠN 2014-2015, XU HƯỚNG ĐẾN 2020-2025

 

STT

 

NGÀNH NGHỀ

TỈ LỆ NGÀNH NGHỀ SO VỚI TỔNG SỐ VIỆC LÀM MỚI (%)

SỐ CHỖ LÀM VIỆC (NGƯỜI/NĂM)

1

Marketing

8

21.600

2

Dịch vụ - Phục vụ

8

21.600

3

Dệt may – Giày da – Thủ công mỹ nghệ

10

27.000

4

Quản lý hành chính

6

16.200

5

Xây dựng – Kiến trúc – Môi trường

4

10.800

6

Công nghệ Nông - Lâm

3

8.100

7

Khoa học – Xã hội – Nhân văn

3

8.100

8

Ngành nghề khác

5

13.500

Tổng nhu cầu nhân lực ngành nghề thu hút nhiều lao động

47

126.900

 

 

Biểu 4 : NHU CẦU NHÂN LỰC QUA ĐÀO TẠO PHÂN THEO 08 NHÓM NGÀNH

TP.HỒ CHÍ MINH GIAI ĐOẠN 2014-2015, XU HƯỚNG ĐẾN 2020-2025

 

STT

 

NHÓM NGÀNH

TỈ LỆ NGÀNH NGHỀ SO VỚI TỔNG SỐ VIỆC LÀM MỚI (%)

SỐ CHỖ LÀM VIỆC (NGƯỜI/NĂM)

1

Kỹ thuật công nghệ

35

70.875

2

Khoa học tự nhiên

7

14.175

3

Khoa học xã hội - Nhân văn - Du lịch

8

16.200

4

Sư phạm - Quản lý giáo dục

5

10.125

5

Nông - Lâm - Ngư

3

6.075

6

Kinh tế - Tài chính - Ngân hàng - Pháp luật - Hành chính

33

66.825

7

Y - Dược

5

10.125

8

Nghệ thuật - Thể dục - Thể thao

4

8.100

Tổng nhu cầu nhân lực bình quân

100

202.500

Ghi chú: Tổng số 202.500 chỗ làm việc tính trên  nhu cầu nhân lực qua đào tạo có trình độ Sơ cấp nghề – Trung cấp  – Cao đẳng – Đại học

 

 

Biểu 5: NHU CẦU TRÌNH ĐỘ NGHỀ TP.HỒ CHÍ MINH GIAI ĐOẠN 2014-2015,

XU HƯỚNG ĐẾN 2020-2025

 

STT

 

NGÀNH NGHỀ

TỈ LỆ NGÀNH NGHỀ SO VỚI TỔNG SỐ VIỆC LÀM MỚI (%)

SỐ CHỖ LÀM VIỆC (NGƯỜI/NĂM)

1

Trên đại học

2

5.400

2

Đại học

12

32.400

3

Cao đẳng chuyên nghiệp - Cao đẳng nghề

13

35.100

4

Trung cấp chuyên nghiệp - Trung cấp nghề

34

91.800

5

Sơ cấp nghề

14

37.800

6

Lao động chưa qua đào tạo

25

67.500

Tổng số nhu cầu về trình độ nghề bình quân hàng năm

100

270.000

 

NGUỒN DỮ LIỆU THÁNG 01/2014

III. NHÓM NGÀNH NGHỀ CÓ NHU CẦU NHIỀU NHÂN LỰC TẠI TP.HCM ĐẾN NĂM 2020

1.        Điện – điện tử, Công nghệ thông tin:

-     Kỹ thuật điện tử - truyền thông, Kỹ thuật điện – điện tử, Kỹ thuật điều khiển và tự động hóa, Công nghệ thông tin và truyền thông, Thương mại điện tử.

-     Khoa học máy tính, Kỹ thuật phần mềm, Phần cứng máy tính, Quản trị mạng, Lập trình di động, Truyền thông đa phương tiện, Hệ thống thông tin quản lý.

2.        Cơ khí– Nhiệt lạnh – Dệt may  - Kỹ thuật công nghiệp

-     Công nghệ vật liệu, Công nghệ nhiệt lạnh, Kỹ thuật công trình biển, Quản lý chất lượng, Bảo dưỡng công nghiệp.

-     Công nghệ dệt may, Thiết kế thời trang.

-     Cơ khí – Cơ khí kỹ thuật chế tạo, Cơ khí tự động và robot, Cơ điện tử, Cơ kỹ thuật, Sửa chữa khai thác thiết bị cơ khí, Công nghệ chế tạo máy, Kỹ thuật ô tô, Kỹ thuật hàng không, Kỹ thuật tàu biển, Công nghệ đóng tàu.

3.        Hóa – Chế biến thực phẩm – Công nghệ sinh học – Công nghệ vi sinh:

-     Công nghệ kỹ thuật Hóa học

-     Hóa dược, Hóa thực phẩm, Hóa học

-     Sinh học, Công nghệ sinh học

-     Kỹ thuật vi sinh.

4.        Du lịch – Nhà hàng khách sạn – Biên phiên dịch:

-     Quản trị du lịch, Quản trị nhà hàng – khách sạn, Kinh doanh du lịch lữ hành , Văn hóa du lịch

-     Biên phiên dịch (Anh – Trung – Nhật – Hàn).

5.        Kinh tế - Tài chính – Ngân hàng - Luật – Hành chính – Vận tải :

-     Marketing – quản trị kinh doanh, Kinh doanh quốc tế, Kinh tế kế hoạch và đầu tư, Kinh tế và quản lý công, Kinh tế nông lâm, Kinh tế lao động và quản trị nguồn nhân lực

-     Quản trị nhân sự, Quản lý thị trường bất động sản.

-     Tài chính – ngân hàng – chứng khoán, Kỹ thuật tài chính và quản trị rủi ro, Thuế

-     Luật thương mại quốc tế, Luật kinh doanh

-     Điều khiển tàu biển, Quản trị Logistic và vận tải đa phương tiện.

6.        Kiến trúc – Xây dựng – Môi trường:

-     Kiến trúc – quy hoạch đô thị, Kiến trúc dân dụng

-     Xây dựng,Vật liệu cấu kiện xây dựng, Thiết kế nội thất, Tạo dáng công nghiệp

-     Đô thị, Trắc địa bản đồ, Kỹ thuật địa chất, Kỹ thuật môi trường, Hải dương học – khí tượng thủy văn, Kỹ thuật tài nguyên nước, Khoa học môi trường.

7.        Nông – Lâm - Thủy sản:

-     Bảo quản chế biến nông sản – thực phẩm, Phát triển nông thôn và khuyến nông, Thổ nhưỡng học, Chăn nuôi, Trồng trọt, Bác sĩ thú y

-     Sinh vật cảnh, Lâm nghiệp

-     Công nghệ chế biến thủy sản, Nuôi trồng thủy sản.

8.        Giáo dục đào tạo – Khoa học xã hội và nhân văn – Chăm sóc sức khỏe – Truyền thông

-     Sư phạm giáo dục tiểu học, Sư phạm kỹ thuật, Sư phạm tâm lý giáo dục

-     Xã hội học, Công tác xã hội, Bảo tàng, Quản lý văn hóa, Lưu trữ học, Báo chí và truyền thông – quảng cáo, Quan hệ quốc tế

-     Bác sĩ, Y sĩ, Kỹ thuật viên y – dược.

9.        Văn hóa – Nghệ thuật(ngành năng khiếu) – Bảo tàng:

-     Biên kịch điện ảnh – truyền hình, đạo diễn sân khấu, diễn viên điện ảnh – sân khấu, thiết kế mỹ thuật sân khấu - điện ảnh, ca- múa- nhạc kịch.

IV. KỸ NĂNG CHỌN NGHỀ

Việc chọn ngành nghề cũng phải xuất phát từ năng lực sở trường, sở thích của em phù hợp với ngành nghề nào.

   Trên thực tế, lựa chọn nghề nghiệp là một quá trình mà người học sinh trung học phổ thông  cần sớm chuẩn bị. Chọn nghề để học là một quá trình gồm nhiều bước, sự chọn ngành nghề liên quan đến học tập, sở trường, sở thích của bản thân đối với nghề nghiệp mà người học sinh cần  tập trung suy nghỉ, xem xét để quyết định chọn ngành học phủ hợp nhất đối với chính mình.

   Để chọn ngành học và làm được công việc yêu thích và phù hợp bản thân, theo các chuyên gia hướng nghiệp, học sinh phải xác định được sở thích và thế mạnh của mình, hãy tự đặt và trả lời hai câu hỏi sau:

   1. Trong cuộc sống, những công việc nào thích làm nhất?

2. Và thường làm những công việc nào tốt hơn người khác?

   Hãy liệt kê càng nhiều việc càng tốt, dù đó có thể là những công việc nhỏ nhất trong cuộc sống hằng ngày. Sau khi chọn ra đáp án chung cho cả hai câu hỏi trên, đã xác định được mình thích và làm tốt được việc gì.

   Để không phải lúng túng và có sự đầu tư tốt cho nghề nghiệp tương lai, học sinh cần tìm hiểu để có những hiểu biết nhất định về thị trường lao động, về nhu cầu việc làm, điều kiện việc làm, ngành nghề đào tạo, tuyển dụng...

Nếu cảm thấy “nghi ngờ” ngành học mình lựa chọn, học sinh nên tìm đến các chuyên gia tư vấn; tổ chức hỗ trợ học sinh, sinh viên; tổ chức tư vấn, giới thiệu việc làm. Tuy nhiên, những tư vấn từ các nguồn trên chỉ là kênh tham khảo, chính học sinh phải xác định sở thích, năng lực, sở trường và tâm huyết của bản thân.

Với bối cảnh quốc tế và trong nước đang đặt ra những yêu cầu mới không chỉ về kinh tế mà cả với giáo dục, đặc biệt là nguồn nhân lực theo các chuẩn mực khu vực và thế giới. Ba bước để học sinh xác định hướng đi sau trung học sẽ gồm: Nhận diện sở thích hay sự quan tâm của bản thân; nhận dạng tính cách, kỹ năng và giá trị của bản thân; thu thập thông tin và thiết lập mục tiêu.

Mỗi cá nhân đều có thể thành công nếu làm ở môi trường phù hợp tính cách và giá trị bản thân. Để nhận dạng tính cách, giá trị bản thân, học sinh có thể trả lời các gợi ý: Mình nổi trội nhất ở mặt nào, thành công nhất ở hoạt động nào hoặc thế mạnh của mình là gì? Việc thu thập thông tin vô cùng quan trọng. Nếu có đủ thông tin, học sinh có cơ sở xác định chính xác hơn sở thích, sở trường, năng lực… đối với lĩnh vực ngành nghề.

Vấn đề mấu chốt là mỗi  học sinh phải xác định được tâm huyết theo sở trường cá nhân, chọn ngành học phù hợp năng lực, sức khỏe, sở trường và phù hợp nhu cầu xã hội./.

Trần Anh Tuấn

Phó giám đốc - Trung tâm Dự báo nhu cầu nhân lực

       và Thông tin thị trường lao động TP.HCM

             Tháng 01 Năm 2014

 


NHU CẦU NHÂN LỰC VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2013 – 2015

 THEO NGÀNH KINH TẾ

Stt

Ngành

Số lượng
(đvt: 1.000 người)

Cơ cấu
(%)

1

Công nghiệp và Xây dựng

11.300

37,30

2

Dịch vụ

12.000

39,60

3

Nông - Lâm - Ngư nghiệp

7.000

23,10

Tổng

30.300

100,00


 

NHU CẦU NHÂN LỰC VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2013 – 2015

THEO TRÌNH ĐỘ

Stt

Trình độ

Số lượng
(đvt: 1.000 người)

Cơ cấu
(%)

1

Sơ cấp

18.000

59,40

2

Trung cấp (TCN - TCCN)

6.960

22,97

3

Cao đẳng (CĐN - CĐCN)

1.840

6,07

4

Đại học

3.270

10,80

5

Trên đại học

230

0,76

Tổng

30.300

100,00

 

 

NHU CẦU NHÂN LỰC VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2016 - 2020

THEO NGÀNH KINH TẾ

Stt

Ngành

Số lượng
(đvt: 1.000 người)

Cơ cấu
(%)

1

Công nghiệp và Xây dựng

16.000

36,40

2

Dịch vụ

16.000

36,40

3

Nông - Lâm - Ngư nghiệp

12.000

27,20

Tổng

44.000

100,00



NHU CẦU NHÂN LỰC VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2016 - 2020

THEO TRÌNH ĐỘ

Stt

Trình độ

Số lượng
(đvt: 1.000 người)

Cơ cấu
(%)

1

Sơ cấp

22.585

51,33

2

Trung cấp (TCN - TCCN)

11.750

26,70

3

Cao đẳng (CĐN - CĐCN)

4.020

9,14

4

Đại học

5.300

12,05

5

Trên đại học

345

0,78

Tổng

44.000

100,00

 

NHU CẦU NHÂN LỰC CỦA MỘT SỐ NGÀNH NGHỀ CHỦ YẾU

TẠI VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2013 – 2015

Stt

Ngành

Số lượng
(1.000 người)

Cơ cấu
(%)

1

Giao thông vận tải

515

1,70

2

Tài nguyên - Môi trường

41

0,14

3

Du lịch

360

1,19

4

Ngân hàng

208

0,69

5

Tài chính

2.266

7,48

6

Công nghệ thông tin

556

1,83

7

Năng lượng hạt nhân

2

0,007

8

Ngành nghề khác

26.352

86,96

Tổng

30.300

100,00

 

NHU CẦU NHÂN LỰC CỦA MỘT SỐ NGÀNH NGHỀ CHỦ YẾU

TẠI VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2016 – 2020

Stt

Ngành

Số lượng
(1.000 người)

Cơ cấu
(%)

1

Giao thông vận tải

610

1,39

2

Tài nguyên - Môi trường

45

0,10

3

Du lịch

505

1,15

4

Ngân hàng

261

0,59

5

Tài chính

1.629

3,70

6

Công nghệ thông tin

758

1,72

7

Năng lượng hạt nhân

4

0,009

8

Ngành nghề khác

40.188

91,34

Tổng

44.000

100,00

 

CƠ CẤU  NHÂN LỰC MỘT SỐ NGÀNH NGHỀ CHỦ YẾU

TẠI VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2013 – 2015 THEO TRÌNH ĐỘ

Stt

Ngành

Cơ cấu (%)

Sơ cấp

Trung cấp

Cao đẳng

Đại học

Trên đại học

Tổng

1

Giao thông vận tải

6,00

57,50

27,50

8,50

0,50

100,00

2

Tài nguyên - Môi trường

0,00

26,70

51,00

19,40

2,90

100,00

3

Du lịch

70,00

5,50

12,00

11,50

1,00

100,00

4

Ngân hàng

0,00

13,00

41,50

41,50

4,00

100,00

5

Tài chính

0,00

49,90

24,30

24,80

1,00

100,00

6

Công nghệ thông tin

0,00

35,00

31,50

32,00

1,50

100,00

7

Năng lượng hạt nhân

0,00

0,00

0,00

81,00

19,00

100,00

 

CƠ CẤU NHÂN LỰC MỘT SỐ NGÀNH NGHỀ CHỦ YẾU

TẠI VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2016 – 2020

 

Stt

Ngành

Cơ cấu (%)

Sơ cấp

Trung cấp

Cao đẳng

Đại học

Trên đại học

Tổng

1

Giao thông vận tải

4,50

58,00

28,00

8,80

0,70

100,00

2

Tài nguyên - Môi trường

0,00

26,80

58,00

9,00

6,20

100,00

3

Du lịch

68,00

6,00

12,50

12,00

1,50

100,00

4

Ngân hàng

0,00

13,00

41,50

41,50

4,00

100,00

5

Tài chính

0,00

49,00

24,80

25,20

1,00

100,00

6

Công nghệ thông tin

0,00

30,00

33,60

34,60

1,80

100,00

7

Năng lượng hạt nhân

0,00

0,00

0,00

81,00

19,00

100,00

 

(Nguồn: Số liệu được Trung tâm Dự báo nhu cầu nhân lực và Thông tin thị trường lao động Tp. HCM tổng hợp, phân tích lập hệ thống biểu theo báo cáo tổng hợp quy hoạch phát triển nhân lực Việt Nam giai đoạn 2011 – 2020 của Bộ Kế hoạch và đầu tư tháng 07/2011)

Tháng 01 năm 2014

 

 

TỔNG LƯỢT TRUY CẬP: 000000024721460

TRUY CẬP HÔM NAY: 6000

ĐANG ONLINE: 11