Nhu cầu nhân lực- chọn nghề và việc làm tại TP HCM giai đoạn 2012-2015 hướng tới 2020 Phần 1


Hướng nghiệp cho học sinh rất quan trọng. Tuy nhiên, hiện nay công tác hướng nghiệp còn quá nhiều bất cập khi mỗi nơi làm một kiểu, thiếu lực lượng hướng nghiệp viên, thiếu tài liệu… Các yếu tố nào cần thiết tác động/thay đổi sự lựa chọn nghề nghiệp của giới trẻ nhằm tạo ra sự cân đối nguồn nhân lực giữa các ngành cần quan tâm nhất hiện nay tư vấn hướng nghiệp là một công đoạn quan trọng trong công tác hướng nghiệp, là hoạt động giúp cho học sinh-sinh viên-người lao động có điều kiện xác định nghề nghiệp (định hướng hoặc tìm chọn chuyển nghề) trên cơ sở đánh giá năng lực bản thân và nắm được định hướng phát triển kinh tế xã hội cung như nhu cầu nhân lực của địa phương, đất nước trong từng thời kỳ.

 

Những vấn đề cần chú ý trong hoạt động hướng nghiệp cho học sinh-sinh viên:

 

- Định hướng sự chú ý của học sinh-sinh viên vào những ngành nghề kinh tế-xã hội của địa phương và cả nước cần phát triển.

 

- Kích thích sự hứng thú của học sinh-sinh viên tìm hiểu và theo học các ngành, nghề của địa phương, xã hội đang cần.

 

- Giúp học sinh-sinh viên tự đánh giá và kiểm nghiệm năng lực bản thân, sở trường, điều kiện để học nghề và tham gia thị trường lao động một cách tích cực phù hợp.

 

05 vấn đề trọng tâm, học sinh mong muốn được hướng nghiệp:

 

- Ngành nghề, xu hướng việc làm của thị trường lao động.

 

- Định hướng về sở thích, sở trường nghề nghiệp.

 

- Các quy định thi tuyển, xét tuyển đại học, cao đẳng, trung cấp, dạy nghề.

 

- Chọn ngành, chọn trường phù hợp năng lực học và điều kiện kinh tế gia đình.

 

- Giới thiệu về các trường và ngành đào tạo, chuẩn đầu ra. Khả năng việc làm sau khi tốt nghiệp.

 

Kinh nghiệm cho thấy để công tác hướng nghiệp đạt hiệu quả cao, phải có sự kết hợp đồng bộ của 08 nhóm đối tượng:

 

- Cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục – đào tạo và lao động – việc làm.

 

- Các Hiệp Hội ngành nghề, Hiệp Hội doanh nghiêp, các Đoàn thể.

 

- Các trường đại học, cao đẳng, trung cấp, dạy nghề.

 

- Các doạnh nghiệp, tổ chức sử đụng lao động.

 

- Các cơ quan nghiên cứu nhân lực dự báo nhu cầu, thông tin thị trường lao động, cung ứng việc làm.

 

- Các trường trung học phổ thông, trung học cơ sở.

 

- Cơ quan báo chí và truyển thông.

 

- Phụ huynh, học sinh, lực lượng lao động.

 

Công tác hướng nghiệp cần được xác định đối với học sinh đang học các lớp trung học phổ thông và cần mở rộng đối với học sinh trung học cơ sở vì nhiều em sẽ không chuyển tiếp cấp III mà chuyển sang học nghề sơ cấp hoặc trung cấp.

 

Để tạo nguồn đào tạo nhân lực đáp ứng nhu cầu xã hội phải làm tốt công tác hướng nghiệp. Đây là vấn đề đang được Đảng, Nhà nước và các Ngành các cấp đặt biệt quan tâm; tại TP.Hồ Chí Minh những năm gần đây hoạt động hướng nghiệp đang phát triển đa dạng, năng động, nhiều hình thức, phương pháp linh hoạt.

 

Song song với việc nâng cao chất lượng công tác hướng nghiệp, xây dựng hệ thống dự báo nhu cầu nhân lực và thông tin thị trường lao động, thông tin nghề nghiệp – việc làm; tư vấn, giới thiệu việc làm tại các trường, cơ sở đào tạo. Động thời phát triển hệ thống thông tin thị trường lao động, tư vấn kỹ năng tìm việc làm cho thanh niên.

 

Trong quá trình hòa nhập kinh tế thế giới, xây dựng nền kinh tế thị trường theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Thị trường lao động nước ta đang phát triển với yêu cầu tăng cường nhanh nguồn nhân lực có trình độ cao, có kiến thức kỹ năng về khoa học, công nghệ, quản lý, sản xuất, kinh doanh.

 

Nhân lực có trình độ cao, theo các nhà nghiên cứu cần hiểu theo nghĩa rộng bao gồm công nhân kỹ thuật lành nghề có trình độ cao, phải có trình độ cao đẳng và kỹ sư thực hành trở lên, nắm vững chuyên môn nghề nghiệp về lý thuyết và thực hành có khả năng làm việc độc lập, tổ chức triển khai những công trình với phương pháp khoa học, công nghệ tiên tiến. Đặc điểm nguồn nhân lực chất lượng cao là những người được tuyển chọn và đào tạo, có tinh thần làm chủ, sáng tạo. Đây cũng là đội ngũ trí thức.

 

Để có lực lượng nguồn nhân lực trình độ cao, vấn đề cốt lõi là giáo dục, đào tạo mà nền tảng ban đầu là từ bậc học giáo dục phổ thông, với những kiến thức, kỹ năng, ngoại ngữ, tính cách phù hợp yêu cầu đào tạo ở những bậc ngành nghề. Trong nhiều năm qua Đảng và nhà nước ta luôn quan tâm đến việc đào tạo nguồn nhân lực trình độ cao trong nước và đào tạo ở nước ngoài để chuẩn bị đội ngũ chuyên gia giỏi cho các ngành kinh tế trọng điểm.

 

Phát triển nguồn nhân lực là một trong 6 chương trình đột phá theo Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ TPHCM lần thứ IX nhiệm kỳ 2010 – 2015. Trong đó, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng yêu cầu phát triển và hội nhập kinh tế quốc tế đang là nhu cầu cấp bách.

 

Trong các năm 2009-2013, bằng nhiều hình thức khảo sát, tổng hợp và phân tích định kỳ tháng, quý, năm về thực trạng và nhu cầu thực tế Cung-Cầu thị trường lao động thành phố Hồ Chí Minh với tổng số trên 40.000 lượt doanh nghiệp, Trung tâm Dự báo Nhu cầu Nhân lực và Thông tin Thị trường Lao động TP.HCM nhận thấy mặc dù tỷ lệ lao động đã qua đào tạo và đang làm việc trên địa bàn TP.HCM là 59% lao động, cao so với cả nước, nhưng lại rất thấp (đặc biệt nhu cầu về số lượng và chất lượng nguồn nhân lực chất lượng cao) so với yêu cầu chung của sự nghiệp hiện đại hóa, công nghiệp hóa của thành phố trong giai đoạn 2013-2015 và giai đoạn tiếp theo đến năm 2020.

 

Trần Anh Tuấn - Giám đốc Trung tâm

Trung tâm Phát triển Hướng nghiệp TP.HCM

 

Nguồn: http://www.softskill.edu.vn/newsdetails.aspx?id=267&newsid=8777

TỔNG LƯỢT TRUY CẬP: 000000024723228

TRUY CẬP HÔM NAY: 7904

ĐANG ONLINE: 12